Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 4

TOÁN (16) TGDK:40’

 29 + 5

A. Mục tiêu: Giúp HS:

- Biết cách thực hiện phép cộng có nhớ trong phạn vi 100 , dạng 29 + 5.

- Củng cố những hiểu biết về tổng, số hạng .

- Biết nốicác điểm cho sẵn để có hình vuông .

- Biết giải bài toán bằng 1 phép cộng.

-Rèn tính cẩn thận chính xác khi làm toán.

B Đồ dùng dạy - học:

 GV: Bảng phụ làm bài tập, đồ dùng dạy toán.

 HS: Bảng con, que tính.

C. Các hoạt động dạy - học:

1. Bài cũ: 4 HS lên bảng đọc bảng cộng dạng 9 cộng với một số.

 HS nhận xét bạn đọc – GV ghi điểm.

2. Bài mới: Giới thiệu bài.

Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng 29 +5.

- GV hỏi: 9 + 5 =? – Vậy : 29 +5= ?

- GV yêu cầu HS lấy lấy 2 bó chục và 9 que tính rời - GV kiểm tra.

- GV lấy 2 bó chục và 9 que tính cài bảng - HS lấy tiếp 5 que tính.

- Các em đã lấy được bao nhiêu que tính?

- GV thực hiện đặt tính như sgk/ 16 - GV gọi HS nêu lại cách đặt tính rồi tính.

* Gọi 1 HS yếu lên bảng làm bài. Đặt tính rồi tính. 23 + 9.

- HS làm bảng con – Nhận xét, sửa bài.

 

doc21 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 16/02/2022 | Lượt xem: 360 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 4, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi bài Bím tóc đuôi sam. 
- GV nhận xét- ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. 
Hoạt động 1: Luyện đọc 
Bước 1: Luyện đọc câu
- GV đọc mẫu toàn bài - HS nghe theo dõi sgk.
-HS đọc nối tiếp mỗi em 1 câu (2lần) - Gv theo dõi, sửa sai. 
- GV rút từ khó ghi bảng – Hướng dẫn HS đọc đúng từ khó ( cá nhân, đồng thanh)..
Bước 2: Luyện đọc đoạn
 - HS luyện đọc đoạn nối tiếp (2lần) – GV theo dõi, sửa sai.
 -GV kết hợp giải nghĩa từ mới trong sgk/ 34
- Gv đưa bảng phụ ghi đoạn khó hướng dẫn HS ngắt, nghỉ hơi ở câu đoạn dài.
- Luyện đọc đoạn trong nhóm - Thi đọc đoạn giữa các nhóm. 
- Lớp nhận xét- Gv nhận xét, sửa sai, tuyên dương. 
Bước 3: Cả lớp đồng thanh đoạn 3.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm – Đọc câu hỏi sgk và TLCH: 
Câu 1: Ghép 3,4 lá bèo sen lại thành một chiếc bè đi trên sông.
Câu 2: Nước trong vắt, cỏ cây, làng gần, núi xa. 
Câu 3:(Dành cho hs khá giỏi) - Thái độ Gọng Vó: bái phục nhìn theo
 - Cua kềnh: âu yếm ngó theo n nghênh váng cả mặt nước.
 - Săn sắt cá thầu dầu: lăng xăng cố bơi theo hoa
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
- GV hướng dẫn HS đọc thể hiện giọng nhân vật - Giáo viên đọc mẫu. 
- HS luyện đọc theo nhóm - Đại diện các nhóm thi đọc - nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét, sửa sai, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò: - Em có suy nghĩ gì về chú Dế Mèn và cuộc phiêu lưu của hai người bạn ấy? - Về nhà đọc lại bài và trả lời câu hỏi.
Bổ sung:
 Thứ hai ngày 17 tháng 9 năm 2012
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU (4) TGDK;40’ 
 Từ chỉ sự vật
 Mở rộng vốn từ: Ngày, tháng, năm
I.Mục tiêu: Giúp HS:
-Tìm được một số từ ngữ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối (BT1 )
- Biết đặt và trả lời câu hỏi về thời gian.( BT2 ) Biết ngắt một đoạn văn ngắn thành các câu trọn ý.( BT3 ). 
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: bảng phụ bài tập 3.
C.Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: 2 HS đặt câu theo kiểu câu Ai (con gì, cái gì) là gì? 
	 HS nhận xét – GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới : Giới thiệu bài.
* Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1/vbt: ( viết )
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập - GV giải thích yêu cầu bài tập.
- HS tự tìm từ vào vbt – GV gọi HS nêu các từ tìm được - GV ghi bảng.
* GV chốt: Từ chỉ sự vật bao gồm các từ chỉ người, chỉ đồ vật, con vật và cây cối.
Bài tập 2/vbt: (miệng – theo cặp.)
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập và câu mẫu.
- GV giải thích yêu cầu bài tập.
- HS hỏi - đáp câu hỏi về ngày, tháng năm và tuần, ngày..
- GV xuống lớp hướng dẫn HS yếu.
- Từng cặp HS đứng trước lớp hỏi –đáp nhau.
- Các nhóm khác nhận xét nhóm bạn đặt câu và trả lời.
- GV nhận xét cách đặt câu và trả lời của các nhóm, tuyên dương.
Bài tập 3/vbt: ( viết- làm cá nhân.)
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập – GV gắn bảng phụ đoạn văn viết sẵn.
- GV giải thích, nêu yêu cầu bài tập.( ngắt câu xong phải viết hoa chữ cái đầu câu và cuối mỗi câu đặt dấu chấm)
- HS tự đọc thầm và ngắt câu đúng.
- 1 HS lên bảng ngắt câu – GV xuống lớp kiểm tra.
- Cả lớp nhận xét, sửa bài.
* GV chốt: Đầu câu phải viết hoa, cuối mỗi câu phải đặt dấu chấm để giúp người đọc dễ hiểu hơn.
- 3. Củng cố, dặn dò:
- HS hỏi – đáp câu hỏi về ngày, tháng...
- Nhắc HS ghi nhớ viết hoa chữ cái đầu câu, đặt dấu chấm cuối câu.
- Về nhà làm lại bài tập 2.
- Tiết sau: Tên riêng và cách viết tên riêng.
Bổsung
 TOÁN(18) TGDK:40’ 
 Luyện tập
A. Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép cộng dạng 9+5 thuộc bảng cộng 9 cộng với một số.
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100,dạng 29 +5 ; 49 +25.
- Biết thực hiện phép tính 9 cộng với một số để so sánh 2 số trong phạm vi 20.
- Biết giải bài toán bằng một phép cộng.
B. Đồ dùng dạy - học: 
GV: Bảng phụ 
C.Các hoạt động dạy - học:
1.Bài cũ: - Gọi HS lên bảng đặt tính rồi tính: 38 + 39 ; 19 + 57
1-2 HS đọc bảng cộng dạng 9 cộng với một số - HS dưới lớp làm bảng con.
- HS nhận xét – GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: luyện tập.
Bài 1:Tính nhẩm (cột 1,2,3)
- HS làm vở - HS nêu miệng kết quả.
- Cả lớp nhận xét, sửa bài.
Bài 2: Tính 
- HS tự làm bài – 4 HS lên bảng làm bài 
- GV theo dõi, kèm HS yếu làm bài.- Cả lớp nhận xét, sửa bài.
Bài 3: HS làm bài(cột 1)
 9 + 9 ... 19 
 9 + 9 ... 15 
 - Cả lớp nhận xét, sửa bài.
Bài 4: Gọi HS đọc bài toán – Gv tóm tắt- HS nêu cách giải bài toán.
- HS tự làm bài – 1 HS lên bảng làm bài .
	Bài giải
 Số con gà trong sân có là: 19 + 25 = 44 (con)
 Đáp số : 44 con 
Bài 5: HS nhìn trên bảng khoanh vào ý đúng nhất.
- HS nêu ý đúng ( ý D: 6 )
3.Củng cố, dặn dò: HS đọc thuộc lòng bảng cộng 9 cộng với 1 số
Bổ sung:
 Tự nhiên và Xã hội.(4) TGDK:35’ 
 Làm gì để xương và cơ phát triển tốt 
A.Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể:
- Biết được tập thể dục hằng ngày, lao động vừa sức,ngồi học đúng cách và ăn uống đầy đủ
sẽ giúp cho hệ cơ và xương phát triển tốt.
- Biết đi dứng ,ngồi đúng tư thế và mang vác vừa sức để phòng tránh cong vẹo cột sống.
- Giải thích tại sao kg nên mang vác quá nặng.
*GDKNS:Kĩ năng ra quyết định(KN1) KN làm chủ bản thân(KN2)
B. Đồ dùng dạy – học:
GV : Tranh hệ cơ ( bài cũ), tranh SGK phóng to (nếu có).
C. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: HS lên bảng
- Hãy nêu chỉ hình và nói tên các cơ ?.Chúng ta nên làm gì để cơ được săn chắc?
- GV nhận xét đánh giá - Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Làm gì để xương và cơ phát triển tốt.
* Mục tiêu: Nêu được những việc làm để xương và cơ phát triển tốt.(KN1)
* Cách tiến hành: HS thực hiện theo nhóm đôi, quan sát tranh 1, 2, 3, 4, 5 sgk/10 và thảo luận câu hỏi: Nên và không nên làm gì để xương và cơ phát triển tốt?.
- Đại diện 1 số nhóm trình bày – nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt ý cho nội dung từng tranh.
Kết luận: Nên ăn đầy đủ chất lao động vừa sức và luyện tập thể dục sẽ giúp cho xương và cơ phát triển tốt.
Hoạt động 2: Trò chơi: Nhấc một vật(KN2)
*Mục tiêu: Học sinh hiểu được ngồi, đi, đứng, mang, vác sao cho phù hợp để không bị cong vẹo cột sống.
* Cách tiến hành: GV nêu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- GV làm mẫu động tác nhấc một vật như trong sgk /11 và làm động tác giống như hình vẽ. 
- Đại diện mỗi tổ 4 em tham gia chơi.
- Sau khi thực hành xong cho HS nhận xét, góp ý.
- GV nhận xét tuyên dương đội, cá nhân thiện đúng tư thế.
* Các em đã học được gì qua trò chơi này?
GV chốt: Cần mang vác đồ vừa sức, đúng tư thế để không bị cong vẹo cột sống.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Cần làm gì để xương và cơ phát triển tốt?
- Làm thế nào để cột sống không bị cong vẹo?
- Nhắc nhở HS thực hiện tốt những điều đã học.
 Bổsung
 TOÁN (19) TGDK:40’ 
8 cộng với một số 8 + 5
A. Mục tiêu: Giúp HS: 
-Biết cách thực hiện phép tính cộng dạng 8 + 5. Lập và học thuộc bảng cộng 8 cộng với một số.
- Nhận biết trực giác về tính chất giao hoán của phép cộng.
- Rèn kĩ năng tính nhẩm 8 cộng với 1 số.Hình thành kĩ năng giải toán nhanh đúng.
- Biết giải bài toán bằng một phép cộng.
B. Đồ dùng dạy - học: GV : Bảng phụ, đồ dùng dạy toán. 
 HS : Bảng con, que tính.
C. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: HS đọc bảng cộng 9 cộng với một số.
- HS thực hiện bảng con đặt tính rồi tính : 39 + 23 ; 24 + 19. 2 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét – GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng 8 + 5
GV yêu cầu HS lấy 8 que tính - Gv kiểm tra.
- Gv lấy 8 que tính giơ lên và viết bảng số 8.
- HS lấy tiếp 5 que tính - GV yêu cầu HS gộp lại được bao nhiêu que tính? 
- GV hướng dẫn lớp đặt tính theo cột dọc như Sgk/19.
Hoạt động 2: Lập bảng cộng dạng 8 cộng với một số.
- HS thực hiện trên que tính nêu kết quả. 
 8 + 3 = 11 8 + 5 = 13 8 + 7 = 15 8 + 9 = 17 
 8 + 4 =12 8 + 6 = 14 8 + 8 = 16
-GV yêu cầu HS học thuộc bảng cộng dạng 8 cộng với một số.
* Gọi HS yếu đọc bài trên bảng. Gv xóa dần kết quả đến hết ( HS đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh.)
Hoạt động 2: Thực hành 
Bài 1: Tính nhẩm (Miệng )	
- HS nêu miệng kết quả - HS nhận xét, sửa sai.
Bài 2: Tính (viết )
- HS tự làm bài – GV theo dõi HS yếu làm bài – 6 HS lên bảng làm bài.
	8	8	8	4	6	8
	3	7	9	8	8	8
Bài 4: Gọi hs đọc bài toán – Gv tóm tắt đề toán
- HS nêu lời giải và phép tính giải bài toán
- HS làm bài - 1 em làm bảng phụ – GV kèm HS yếu làm bài.
	Bài giải
 Số tem có tất cả là: 8 + 7 =15 (con tem)
 Đáp số: 15 con tem
3.Củng cố, dặn dò: -Gọi HS đọc lại bảng cộng 8 cộng với một số.
- Về nhà học thuộc lòng bảng cộng 8 cộng với một số.
 CHÍNH TẢ (8) ( Nghe-viết) TGDK:40’ 
 Trên chiếc bè
(từ Tôi và Dế Trũi ...đến nằm dưới đáy)
A. Mục tiêu:
- Nghe viết chính xác một đoạn của bài Trên chiếc bè.
- HS tìm được tiếng có iê và yê; HS bước đầu biết phân biệt được cách viết một số từ dẫn lẫn lộn. 
- Rèn tính cẩn thận; ý thức giữ vở sạch - viết chữ đẹp.
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: Bảng phụ viết đoạn chính tả, bảng phụ cho HS làm bài tập.
HS: Vở chính tả, bảng con.
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: 2 HS lên bảng viết các từ: thầy giáo, bím tóc, xinh xinh, ngước, khuôn mặt.
- Cả lớp viết vào bảng.
- HS nhận xét - GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS viết chính tả
Bước 1: GV đọc mẫu đoạnchính tả của bài trên chiếc bè – cả lớp lắng nghe.
- GV đặt câu hỏi để HS cả lớp tìm hiểu nội dung chính của bài chính tả. 
GV chốt : Đầu câu phải viết hoa, sau dấu chấm phải viết hoa, tên riêng phải viết hoa
Bước 2: - GV đọc các từ khó: rủ, ngao du, say ngắm, bờ sông, ghép, bèo sen, chiếc bè, băng băng, chớm, trong vắt, hòn cuội, đáy.
- HS viết bảng con các từ ngữ khó – GV gạch chân các từ dễ lẫn lộn.
- GV nhắc nhở tư thế ngồi viết.
Bước 3: - GV đọc câu, cụm từ .. HS viết bài chính tả 
- GV đọc lại toàn bài cho HS soát.
Bước 4: HS đổi vở soát lỗi – GV thu 1/3 vở chấm bài.* GV nhận xét chung.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1/vbt: Tìm ba chữ có iê, ba chữ có yê
- HS làm bài – GV xuống lớp kiểm tra.
- Đại diện 2 em sửa.
- Gv cùng lớp nhận xét, sửa sai.
Ví dụ: Chữ chứa iê: tiên, liền, hiền...; Chữ chứa yê: tuyền, chuyến, tuyến, huyền...
Bài tập 2b /vbt: Phân biệt cách viết các chữ in đậm trong bài:
- GV gắn bảng phụ bài b - H

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_2_tuan_4.doc
Giáo án liên quan