Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 3 - Năm học 2014-2015

 Tập đọc

 Bạn của Nai Nhỏ

I. Mục tiêu

- Biết đọc liền mạch các từ, cụm từ trong câu; nghắt nghỉ hơi đúng và rõ ràng.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Người bạn đáng tin cậy là người sẵn lòng cứu người, giúp người (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

*KNS: - Xác định giá trị:

- Có khả năng hiểu rõ những giá trị của bản thân, biết tôn trọng và thừa nhận người khác có những giá trị khác.

- Biết lắng nghe tích cực.

I. Đồ dùng dạy học

- Tranh vẽ minh hoạ;

- Bảng phụ viết câu khó đọc

 

doc19 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 313 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 3 - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc sinh nêu miệng kết quả
- 1 số em nhắc lại cách thực hiện
Bài 2: học sinh đọc đề toán, tóm tắt vào nháp
- GV phân tích bài toán –1HS lên bảng giải, dưới lớp làm vào vở, sau đó nhận xét chữa bài.
 Giải: 
 Số gà cả 2 nhà nuôi là:
 22+18=40 (con )
 Đáp số:40 con gà
Bài 3: 3 học sinh viết nhanh 5 phép tính có tổng là số tròn chục. Ai viết nhanh phép tính người đó thắng cuộc
4. Củng cố dặn dò: 
	- Nhận xét tiết học 
 - Dặn luyện tập ở nhà
 Âm nhạc
 (Cô Huyền dạy)
 _____________________________________
 Tập đọc 
 Gọi bạn
I. Mục tiêu:
- Biết nghắt nhịp rõ ở từng câu thơ, nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ.
- Hiểu nội dung: Tình bạn cảm động giữa Bê Vàng và Dê Trắng (trả lời được các câu hỏi trong SGK thuộc 2 khổ thơ cuối bài.
II. Đồ dùng dạy học:
 Tranh minh hoạ.
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
-2 em đọc bài "Bạn của Nai Nhỏ".
-GV nhận xét ghi điểm.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
HS quan sát tranh GV giới thiệu
2. Luyện đọc:
-	GV đọc mẫu.
- 	Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
	+ Đọc từng dòng thơ, đọc từ khó: xa xưa, thửa nào, một năm,suối cạn, lang thang, nẻo, gọi hoài 
	+ Đọc khổ thơ trước lớp. GV giải nghĩa từ.: sâu thẳm, hạn hán, lang thang 
	+ Đọc từng khổ thơ trong nhóm
	+ Thi đọc giữa các nhóm
	+ Cả lớp đọc đồng thanh
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- 	Đôi bạn Bê Vàng và Dê Trắng sống ở đâu? (Đôi bạn Bê Vàng và Dê Trắng sống trong rừng sâu).
- 	Vì sao Bê Vàng đi tìm cỏ? (Bê Vàng phải đi tìm cỏ Vì hạn hán làm cỏ ven suối cạn héo khô cả).
- 	Bê Vàng quên đường về Dê Trắng làm gì? (Khi Bê Vàng quên đường về, Dê Trắng đi tìm).
-	Vì sao đến bây giờ Dê Trắng, vẫn gọi hoài “Bê Bê”? (
4. Đọc thuộc lòng bài thơ
-GVxóa dần bảng cho HS đọc
-Thi đọc thuộc từng khổ thơ, cả bài.
5. Củng cố dặn dò:
- Bài thơ giúp em hiểu điều gì giữa Bê Vàng và Dê Trắng?
- Dặn học thuộc lòng bài thơ.
_____________________________
Chính tả ( nghe viết)
 Gọi bạn
I. Mục tiêu: 
 - Nghe –viết chính xác , trình bày đúng 2 khổ cuối bày thơ Gọi 
 Bạn. 
- Làm được BT 2, BT (3 ) a/b , hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn .
II. Hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra:
 Đọc cho HS viết vào vở nháp: nghe ngóng,nghỉ ngơi, cây tre, mái che,đổ rác, thi đỗ
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn nghe viết
-	Giáo viên đọc đầu bài và hai khổ thơ cuối. 2 học sinh đọc lại
-	Bê Vàng và Dê Trắng gặp phải hoàn cảnh khó khăn nào?
-	Thấy Bê Vàng không trở về, Dê trắng đã làm gỉ?
-	Tìm các tiếng phải viết hoa trong bài?
-	Tiếng gọi của Dê Trắng được ghi bằng dấu câu gì?
-	Giáo viên đọc từ khó. Cả lớp viết bảng con: suối cạn, nuôi, lang thang.
-	Giáo viên đọc từng dòng , học sinh nghe viết vào vở.
-	Chấm chữa bài
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu. học sinh làm vào vở bài tập
Học sinh chọn các từ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống
-Cả lớp làm bảng con - 2HS lên bảng làm ý a và ý b -GV-cả lớp nhận xét
Bìa 3: 2 học sinh thi đua làm ở bảng lớp. Cả lớp làm vào vở.
	Nhận xét bài làm hai bạn.
4. Củng cố dặn dò:
Giáo viên nhận xét tiết học.
 _____________________________
 Thứ 5 ngày 25 tháng 9 năm 2014
 (Bài soạn viết tay)
 _____________________________ 
 Thứ 6 ngày 26 tháng 9 năm 2014
Toán
 9 cộng với một số: 9 + 5
I. Mục tiêu: 
- Biết cấch thực hiện phép cộng dạng 9+ 5 , lập được bảng cộng 9 cộng với 1 số.
- Nhận biết trực giác về tính giao hoán của phép cộng .
- Biết giải BT bằng một phép tính cộng . 
- BT cần làm bài 1, 2, 4. HS KG làm các BT còn lại	
II. Đồ dùng dạy học:
	20 que tính,bảng cài
III. Lên lớp
1. Giới thiệu phép cộng 9 + 5:
-	Giáo viên đính 9 que tính. Có mấy que tính?
-	Lấy 9 que tính. 9 viết ở cột nào?
-	Lấy thêm 5 que tính nữa. 5 viết ở cột nào?
-	Tất cả có bao nhiêu que tính, ta làm tính gì?
-	Giáo viên ghi dấu cộng
-	Học sinh tìm kết quả trên que tính
-	Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành trên que tính
-	Học sinh nêu cách đặt tính rồi tính
 9
 5
___
14
2. Hướng dẫn học sinh lập nhanh bảng cộng dạng 9 cộng với một số
-	Giáo viên ghi kết quả. học sinh tính nhanh kết quả.
-	Học sinh học thuộc bảng cộng
3. Thực hành:
Bài 1: học sinh làm việc theo nhóm. nhóm nào xong trước, dán bảng cả lớp nhận xét.
Bài 2. HS tự viết phép tính vào vở rồi tính. Lưu ý HS viết cho thẳng cột.
Bài 3. HS khá giỏi làm thêm bài này.
Bài 4.HS tự giải bài toán theo tóm tắt cô nêu bảng lớp.
1 học sinh chữa bài ở bảng:
 Giải
	 Trong vườn có số cây táo là:
	 	9 + 6 = 15 (cây)
	Đáp số: 15 cây
4. Củng cố dặn dò
 GV nhận xét tiết học.
Thủ công
(Thầy Hoàn dạy dạy)
_____________________________
 Tập làm văn
 Sắp xếp câu trong bài. Lập danh sách học sinh
I. Mục tiêu :
- Sắp xếp đúng thứ tự các tranh ; kể được nối tiếp từng đoạn câu chuyện Gọi bạn ( BT 1 ) 
- Xếp đúng thứ tự các câu trong truyện Kiến và Chim Gáy(BT2 ) ; lập được danh sách từ 3 đến 5 học sinh theo mẫu ( BT 3 ) .
GV nhắc HS đọc bài Danh sách HS tổ 1 , lớp 2A trước khi làm BT 3 .
KNS: Tư duy sáng tạo khám phá và kết nối các sự việc độc lập suy nghĩ. Hợp tác. Tìm kiếm và xử lý thông tin.	
II. Đồ dùng dạy học
-	Tranh vẽ bài tập 1.
-	Giấy ghi 4 câu văn bài tập 2. 3 bộ
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
 3 học sinh đọc bản tự thuật đã viết. Giáo viên nhận xét
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài1: Học sinh quan sát tranh . Một học sinh nêu yêu cầu
-	Giáo viên chia lớp làm 3 tổ. Các tổ trao đổi, thi đua dán tranh thi kể lại câu chuyện.
- Bức tranh thứ hai phải đổi chỗ cho bức tranh thứ tư:1, 4, 3, 2.
* Bê Vàng và Dê Trắng sống với nhau trong rừng xanh, cùng uống nước một con suối. Một năm, trời hạn hán, suối khô, cây cỏ khô héo cả. Bê Vàng phải đi kiếm ăn xa, bị lạc. Dê trắng gọi bạn: “Bê ! Bê !” mãi đến bây giờ.
-	Cả lớp bình chọn người kể hay nhất.
Bài 2: 1 học sinh đọc yêu cầu
-	Nhóm 4 trao đổi ghi thứ tự từng tranh: b, d, a, c.
-	3 nhóm thi dán đúng nội dung câu chuyện: Kiến và chim Gáy
-	1 học sinh đọc lại nội dung câu chuyện
Bài 3: 1 học sinh đọc yêu cầu,và mẫu
-	Các nhóm sinh hoạt . Làm trên giấy khổ to
-	Đại diện nhóm dán lên bảng lớp rồi trình bày.
-	Giáo viên nhận xét nhóm làm tốt nhất.
* Thực hành vui ở nhà: Em hãy lập danh sách những người trong gia đình.
3. Củng cố dặn dò: Giáo viên nhận xét tiết học.
 ____________________________________
Tập viết
Chữ hoa B
I. Mục tiêu
-	Viết đúng chữ hoa B (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Bạn (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); Bạn bè sum họp (3 lần).
II. Đồ dùng dạy học:
-	Chữ mẫu B. Giáo viên viết sẵn chữ Bạn, Bạn bè sum họp
III. Các hoạt động dạy học
A. Bài cũ:
	2 học sinh lên viết ở bảng lớp. Cả lớp viết bảng con Ă, Â, Ăn 
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn viết chữ hoa:
-	Học sinh quan sát chữ mẫu. Nhận xét
-Độ cao 5 li gồm 2 nét, một nét móc ngược trái nhưng phía trên hơi lượn sang phải, đầu móc cong. Nét hai là kết hợp giữa 2 nét cơ bản cong trên và cong phải nối liền nhau tạo thành vòng xoẳn giữa thân chữ.
-GV chỉ dần chữ trên bảng2 lần.
-Nét1 đặt bút trên đường kẻ 6 viết nét móc ngược trái dừng bút ơ đường kẻ 2.
- Nét 2 từ điểm dừng bút của đường kẻ 1 lia bút lên đường kẻ 5 viết 2 nét cong đi 
liền nhau tạo vòng xoắn nhỏ ở giữa than chữ. Dừng bút giữa đương kẻ 2 và đường kẻ 
-	Giáo viên vừa hướng dẫn, vừa viết mẫu B
-	Học sinh viết bảng con. Giáo viên nhận xét
3. Hướng dẫn viết câu ứng dụng:
-	Học sinh đọc câu ứng dụng
-	Em hiểu câu Bạn bè sum họp như thế nào?(Đoàn kết tụ họp với nhau )
-	Nhận xét về độ cao các con chữ. Cách đặt dấu thanh
-	Học sinh nêu cách viết chữ Bạn.
-	Giáo viên viết mẫu chữ Bạn
-	Giáo viên hướng dẫn học sinh viết vào bảng con
4. Học sinh viết bài vào vở:
-GV theo dõi hướng dẫn hs viết bài.
5. Chấm chữa bài.
- Nhận xét bài viết.
6. Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học.
 ______________________________________
 Hoạt động tập thể
 Sinh hoạt lớp
I . Mục tiêu
- Nhận xét, đánh giá các hoạt động của HS trong tuần vừa qua
- Nêu kế hoạch hoạt động học tập và rèn luyện trong tuần tới
II. Hoạt động dạy học
1, Nhận xét, đánh giá các hoạt của HS trong tuần qua
- Lớp trưởng nhận xét, đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần
- GV nhận xét và chốt lại, tuyên dương những HS có nhiều ưu điểm và nhắc nhở những HS thực hiện chưa tốt sang tuần sau cố gắng hơn nữa.
2. Nêu kế hoạch hoạt động học tập và rèn luyện trong tuần tới
- GV nêu ra những hoạt động trong tuần tới và yêu cầu HS thực hiện 
+ HS đi học đúng giờ, không nghỉ học vô lí do. Trực nhật, nhặt rác đúng nơi qui định.
+ Học bài, làm bài đầy đủ. Những HS yếu nên chú ý hơn trong học tập. 
- Đại diện tổ lên cam kết thực hiện
- ý kiến của HS 
Đạo đức Biết nhận lỗi và sửa lỗi
I. Mục tiêu:
- Biết khi mắc lỗi cần phải nhận lỗi và sửa lỗi.
- Biết được vì sao cần phải nhận lỗi và sửa lỗi.
- Thực hiện nhận kỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi.
- HS khá giỏi biết nhắc bạn bè nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi.
*KNS:
- Kĩ năng ra quyết dịnh và giải quyết vấn đề trong tình huống mắc lỗi.
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm đối với việc làm của bản thân.
II. Các hoạt động dạy học:
Tiết 1
Hoạt động 1: Phân tích truyện : Cái bình hoa
-	Giáo viên kể câu chuyện, kể có kết cục mở. Cả lớp nghe
-	Nếu Vô- va không nhận lỗi thì điều gì sẽ xảy ra?
-	Các em thử đoán xem Vô -va đã nghĩ và làm gì sau khi đó?
-	Thảo luận nhóm phán đoán phần kết
-	Đại diện nhóm trình bày
-	Em thích đoạn kết của nhóm nào hơn? Vì sao?
-	Giáo viên kể nốt đoạn cuối câu chuyện.
-	Qua câu chuyện này em thấy cần làm gì khi mắc lỗi?
-	Nhận lỗi và sửa lỗi có tác dụng gì? Các nhóm thảo luận
Giáo viên kết luận: Trong cuộc sống ai củng có khi mắc lỗi, nhất là với lứa tuổi nhỏ. Nhưng điều quan trọng là biết nhận lỗi và sửa lỗi. Biết nhận lỗi và sửa lỗi thì sẽ mau tiến bộ và được mọi người yêu quí.
Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến và thái độ của mình
-	Học sinh làm bài tập 3 vở bài tập theo nhóm
-	Giáo viên kết luận: Biết nhận lỗi và sửa lỗi giúp các em mau tiến bộ và được 
mọi người quí mến.
IV. Hướng dẫn thực hành:
Chuẩn bị kể lại một trường hợp em hoặc bạn emđã nhận lỗi hoặc sửa

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_2_tuan_3_nam_hoc_2014_2015.doc