Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 29 - Đoàn Nam Giang

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Đọc trơn được cả bài.

- Đọc đúng các từ ngữ khó, các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.

- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

- Biết thể hiện tình cảm của các nhân vật qua lời đọc.

2. Kỹ năng:

- Hiểu nghĩa các từ: cái vò, hài lòng, thơ dại, thốt,

- Hiểu nội dung bài: Nhờ những quả đào người ông biết được tính nết của từng cháu mình. Ong rất vui khi thấy các cháu đều là những đứa trẻ ngoan, biết suy nghĩ, đặc biệt ông rất hài lòng về Việt vì em là người có tấm lòng nhân hậu.

3. Thái độ: Ham thích môn học.

 

doc42 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 563 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 29 - Đoàn Nam Giang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂY CỐI. ĐẶT VÀ TLCH ĐỂ LÀM GÌ? 
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ về Cây cối.
2Kỹ năng: Rèn kĩ năng đặt câu hỏi với cụm từ “Để làm gì?”
3Thái độ: Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh vẽ một cây ăn quả. Giấy kẻ sẵn bảng để tìm từ theo nội dung bài 2.
HS: Vở.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Từ ngữ về cây cối. Đặt và TLCH Để làm gì?
Kiểm tra 4 HS.
Nhận xét, cho điểm từng HS. 
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Từ ngữ về cây cối. Đặt và TLCH Để làm gì?
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Treo tranh vẽ một cây ăn quả, yêu cầu HS quan sát tranh để trả lời câu hỏi trên.
Chia lớp thành 8 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy rôki to, 2 bút dạ và yêu cầu thảo luận nhóm để tìm từ tả các bộ phận của cây.
Yêu cầu các nhóm dán bảng từ của nhóm mình lên bảng, cả lớp cùng kiểm tra từ bằng cách đọc đồng thanh các từ tìm được.
v Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 3
Yêu cầu HS đọc đề bài.
Bạn gái đang làm gì?
Bạn trai đang làm gì?
Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau thực hành hỏi đáp theo yêu cầu của bài, sau đó gọi một cặp HS thực hành trước lớp.
Nhận xét và cho điểm HS.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà là bài tập và đặt câu với cụm từ “để làm gì?”
Chuẩn bị: Từ ngữ về Bác Hồ.
Hát
2 HS thực hiện hỏi đáp theo mẫu CH có từ “Để làm gì?”
2 HS làm bài 2, SGK trang 87.
Bài tập yêu cầu chúng ta kể tên các bộ phận của một cây ăn quả. Trả lời: Cây ăn quả có các bộ phận: gốc cây, ngọn cây, thân cây, cành cây, rễ cây, hoa, quả, lá.
Hoạt động theo nhóm: 
+ Nhóm 1: Các từ tả gốc cây: to, sần sùi, cứng, ôm không xuể,
+ Nhóm 2: Các từ tả ngọn cây: cao, chót vót, mềm mại, thẳng tắp, vươn cao, mập mạp, khoẻ khoắn,
+ Nhóm 3: Các từ tả thân cây: to, thô ráp, sần sùi, gai góc, bạc phếch, khẳng khiu, cao vút,
+ Nhóm 4: Các từ tả cành cây: khẳng khiu, thẳng đuột, gai góc, phân nhánh, qoắt queo, um tùm, toả rộng, cong queo,
+ Nhóm 5: Các từ tả rễ cây: cắm sâu vào lòng đất, ẩn kĩ trong đất, nổi lên mặt đất như rắn hổ mang, kì dị, sần sùi, dài, uốn lượn,
+ Nhóm 6: Tìm các từ tả hoa: rực rỡ, thắm tươi, đỏ thắm, vàng rực, khoe sắc, ngát hương,
+ Nhóm 7: Tìm các từ ngữ tả lá: mềm mại, xanh mướt, xanh non, cứng cáp, già úa, khô,
+ Nhóm 8: Tìm các từ tả quả: chín mọng, to tròn, căng mịn, dài duỗn, mọc thành chùm, chi chít, đỏ ối, ngọt lịm, ngọt ngào,
Kiểm tra từ sau đó ghi từ vào vở bài tập.
1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
Bạn gái đang tưới nước cho cây.
Bạn trai đang bắt sâu cho cây.
HS thực hành hỏi đáp.
Bức tranh 1: 
Bạn gái tưới nước cho cây để làm gì?
Bạn gái tưới nước cho cây để cây khôn bị khô héo/ để cây xanh tốt/ để cây mau lớn.
Bức tranh 2: 
Bạn trai bắt sâu cho cây để làm gì?
Bạn trai bắt sâu cho cây để cây không bị sâu, bệnh./ để bảo vệ cây khỏi sâu bệnh.
Thứ ngày tháng năm 200
MÔN: TOÁN
Tiết: SO SÁNH CÁC SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ.
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Giúp HS.
Biết cách so sánh các số có 3 chữ số.
2Kỹ năng: Nắm được thứ tự các số trong phạm vi 1000.
3Thái độ: Ham thích học toán.
II. Chuẩn bị
GV: Các hình vuông, hình chữ nhật biểu diễn trăm, chục, đơn vị.
HS: Vở
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Các số có 3 chữ số.
Kiểm tra HS về đọc và viết các số có 3 chữ số
Viết lên bảng 1 dãy các số có 3 chữ, VD: 221, 222, 223, 224, 225, 227, 228, 229, 230,  và yêu cầu HS đọc các số này.
Đọc số và yêu cầu HS viết số được đọc vào bảng, VD: ba trăm hai mươi, ba trăm hai mươi mốt, 
Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’) 
So sánh các số có 3 chữ số.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Giới thiệu cách so sánh các số có 3 chữ số.
a) So sánh 234 và 235
Gắn lên bảng hình biểu diễn số 234 và hỏi: Có bao nhiêu hình vuông nhỏ?
Tiếp tục gắn hình biểu diễn số 235 vào bên phải như phần bài học và hỏi: Có bao nhiêu hình vuông?
Hỏi: 234 hình vuông và 235 hình vuông thì bên nào có ít hình vuông hơn, bên nào nhiều hình vuông hơn?
234 và 235, số nào bé hơn, số nào lớn hơn?
Dựa vào việc so sánh 234 hình vuông và 235 hình vuông, chúng ta đã so sánh được số 234 và số 235. Trong toán học, việc so sánh các số với nhau được thực hiện dựa vào việc so sánh các chữ cùng hàng. Chúng ta sẽ thực hiện so sánh 234 và 235 dựa vào so sánh các số cùng hàng với nhau.
Hãy so sánh chữ số hàng trăm của 234 và 235.
Hãy so sánh chữ số hàng chục của 234 và 235.
Hãy so sánh chữ số hàng đơn vị của 234 và 235.
Khi đó ta nói 234 nhỏ hơn 235, và viết 234234
b) So sánh 194 và 139.
Hướng dẫn HS so sánh 194 hình vuông với 139 hình vuông tương tự như so sánh 234 và 235 hình vuông.
Hướng dẫn so sánh 194 và 139 bằng cách so sánh các chữ số cùng hàng.
c) So sánh 199 và 215.
Hướng dẫn HS so sánh 199 hình vuông với 215 hình vuông tương tự như so sánh 234 và 235 hình vuông.
Hướng dẫn so sánh 199 và 215 bằng cách so sánh các chữ số cùng hàng.
d) Rút ra kết luận:
Khi so sánh các số có 3 chữ số với nhau ta bắt đầu so sánh từ hàng nào?
Số có hàng trăm lớn hơn sẽ ntn so với số kia?
Khi đó ta có cần so sánh tiếp đến hàng chục không? 
Khi nào ta cần so sánh tiếp đến hàng chục?
Khi hàng trăm của các số cần so sánh bằng nhau thì số có hàng chục lớn hơn sẽ ntn so với số kia?
Nếu hàng chục của các số cần so sánh bằng nhau thì ta phải làm gì?
Khi hàng trăm và hàng chục bằng nhau, số có hàng đơn vị lớn hơn sẽ ntn so với số kia?
Tổng kết và rút ra kết luận và cho HS đọc thuộc lòng kết luận này.
v Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành.
Yêu cầu HS tự làm bài vào vở bài tập, sau đó yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. 
Yêu cầu 1 vài HS giải thích về kết quả so sánh
Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2: 
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Để tìm được số lớn nhất ta phải làm gì?
Viết lên bảng các số: 395, 695, 375 và yêu cầu HS suy nghĩ để so sánh các số này với nhau, sau đó tìm số lớn nhất.
Yêu cầu HS tự làm các phần còn lại.
Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3:
Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó yêu cầu cả lớp đếm theo các dãy số vừa lập được.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Tổ chức HS thi so sánh các số có 3 chữ số.
Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà ôn luyện cách so sánh các số có 3 chữ số.
Chuẩn bị: Luyện tập.
Hát
3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV. Cả lớp viết số vào bảng con.
Trả lời: Có 234 hình vuông. Sau đó lên bảng viết số 234 vào dưới hình biểu diễn số này.
Trả lới: Có 235 hình vuông. Sau đó lên bảng viết số 235.
234 hình vuông ít hơn 235 hình vuông, 235 hình vuông nhiều hơn 234.
234 bé hơn 235, 235 lớn hơn 234.
Chữ số hàng trăm cùng là 2.
Chữ số hàng chục cùng là 3.
4 < 5
194 hình vuông nhiều hơn 139 hình vuông, 139 hình vuông ít hơn 194 hình vuông.
Hàng trăm cùng là 1. Hàng chục 9 > 3 nên 194 > 139 hay 139 < 194.
215 hình vuông nhiều hơn 199 hình vuông, 199 hình vuông ít hơn 215 hình vuông.
Hàng trăm 2 > 1 nên 215 > 199 hay 199 < 215.
Bắt đầu so sánh từ hàng trăm.
Số có hàng trăm lớn hơn thì lớn hơn.
Không cần so sánh tiếp
Khi hàng trăm của các số cần so sánh bằng nhau.
Số có hàng chục lớn hơn sẽ lớn hơn.
Ta phải so sánh tiếp đến hàng đơn vị.
Số có hàng đơn vị lớn hơn sẽ lớn hơn.
Làm bài và kiểm tra bài của bạn theo yêu cầu của GV.
VD: 127 > 121 vì hàng trăm cùng là 1, hàng chục cùng là 2 nhưng hàng đơn vị 7 >1.
Bài tập yêu cầu chúng ta tìm số lớn nhất và khoanh vào số đó.
Phải so sánh các số với nhau.
695 là số lớn nhất vì có hàng trăm lớn nhất.
Thứ ngày tháng năm 200
MÔN: KỂ CHUYỆN
Tiết: NHỮNG QUẢ ĐÀO 
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Biết tóm tắt nội dung của từng đoạn truyện bằng 1 câu, hoặc một cụm từ theo mẫu.
2Kỹ năng: 
Kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện với giọng kể tự nhiên, biết kết hợp lời kể với điệu bộ, cử chỉ, nét mặt cho phù hợp.
Biết phối hợp với bạn để dựng lại câu chuyện theo vai.
3Thái độ: Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ viết tóm tắt nội dung từng đoạn truyện. 
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Kho báu.
Gọi 3 HS lên bảng, và yêu cầu các em nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Kho báu.
Nhận xét và cho điểm HS. 
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Trong tiết kể chuyện này, các em sẽ cùng nhau kể lại câu chuyện Những quả đào.
Ghi tên bài lên bảng. 
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện
A) Tóm tắt nội dung từng đoạn truyện
Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
SGK tóm tắt nội dung đoạn 1 ntn?
Đoạn này có cách tóm tắt nào khác mà vẫn nêu được nội dung của đoạn 1?
SGK tóm tắt nội dung đoạn 2 ntn?
Bạn c

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_2_tuan_29_doan_nam_giang.doc