Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 21 - Nguyễn Bạch Liên

* Bài 3:

H: Bài toán cho biết gì?Hỏi gì?

- Gv tóm tắt bài toán lên bảng

- 1 học sinh lên bảng giải.

- Lớp giải vào vở.

- Giáo viên chấm bài , nhận xét.

- GV nhận xét, chữa bài

* Bài 5.

H: Bài tập yêu cầu làm gì?

- 2em thi làm bài trên bảng lớp.

- Học sinh nhận xét đặc điểm của từng dãy số.

3. Củng cố - dặn dò

- H: các em vừa ôn luyện những kiến thức gì?

- Giáo viên nhận xét giờ học.

 * Yêu cầu học sinh về làm bài thêm các BT ở vở BT. Tiếp tục ôn học thuộc các bảng nhân đã học.

- Chuẩn bị bài sau

doc35 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 19/02/2022 | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 21 - Nguyễn Bạch Liên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àu phục vụ cho nhu cầu cuộc sống hàng ngày của con người.
5. Củng cố - dặn dò:
H: Người dân ở địa phương mình làm những ngành nghề gì?
-Trồng cà phê, làm nông buôn bán, chăn nuôi, thợ may,
H: Em có yêu thích những ngành nghề đó không?Vì sao?
- VD: Em rất yêu thích những ngành nghề đó vì mỗi ngành nghề đều có ích cho cuộc sống con người
H: Uớc mơ của em lớn lên sẽ làm nghề gì? Vì sao?
- HS trả lời
*GV: Trên cả nước nói chung và địa phương mình nói riêng, mỗi người mỗi ngành nghề khác nhau nhưng ngành nào nghề nào cũng đáng quí trọng. 
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Yêu cầu học sinh sưu tầm tranh ảnh về cuộc sống nghề nghiệp ở thành thị quê hương em giờ sau học tiếp.
Rút kinh nghiệm giờ dạy
_____________________________________
 Tập đọc(Tiết: 65 )
Vè chim
I. Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài. Ngắt nghỉ đúng nhịp câu vè.
- Biết đọc với giọng vui nhí nhảnh.
2. Rèn kỹ năng đọc – hiểu.
- Hiểu nghĩa từ: lon xon, tếu, nhấp nhem,. Nhận biết các loài chim trong bài.
- Hiểu nội dung bài: Một số loài chim cũng có đặc điểm, tính nết giống như con người .
II. Đồ dùng dạy học.
 - Tranh minh hoạ SGK.
III. Các hoạt động dạy – học.
A. Bài cũ.
H: Vì sao tiếng hót của chim trở nên buồn thảm? 
H: Hành động của các cậu bé gây ra chuyện gì đau lòng? 
- 2 học sinh đọc bài:“ Chim sơn ca và bông cúc trắng”.
-Vì chim bị bắt, bị cầm tù trong lồng
- Sơn ca chết, cúc héo tàn
- GV nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài – Ghi đầu bài.
2. Luyện đọc. 
a. Giáo viên đọc mẫu lần1: Giọng vui, nhí nhảnh nhấn giọng những từ ngữ nói về đặc điểm và tên gọi của các loài chim: Lon xon, mới nở, nhảy, sáo xinh.
b. Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
* Đọc câu:
- GV hướng dẫn đọc đúng
- HS mở sgk theo dõi
-HS nối tiếp nhau đọc mỗi em 2 dòng.
- lon xon, sáo xinh, linh tinh, liếu điếu, mách lẻo, lân la, buồn ngủ.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh chia bài thơ thành 5 đoạn. ( 4 dòng thơ là một đoạn).
* Đọc từng đoạn trước lớp:
-HS nối tiếp nhau đọc đoạn. (2 vòng bài.)
- Cho học sinh đọc từng đoạn và nêu chú giải trong đoạn và đặt câu với từ: Lon xon, tếu, mách lẻo, lân la.
* Đọc từng đoạn trong nhóm
* Thi đọc giữa các nhóm (cả bài): 
- Lớp và GV nhận xét chọn bạn đọc tốt nhất.
* Cả lớp đọc ĐT toàn bài.
VD:
 Bé Nam chạy lon xon.
 Cậu Hùng nói chuyện rất tếu.
 Thuỷ mách lẻo với bà chuyện của Lụa.
 Dung lân la lại gần làm lành với Nga.
- HS đọc theo nhóm 2.
- 3 em đại diện 3 nhóm thi đọc bài.
- Cả lớp đọc ĐT toàn bài 1 lần
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
H: Tìm tên các loài chim được kể trong bài? 
- Gà con, sáo, liếu điếu, chìa vôi, chèo bẻo, khách, chim sẻ, chim sâu, tu hú, cú mèo.
H: a. Tìm những từ ngữ được dùng để gọi các loài chim?
H:b. Từ ngữ được dùng để tả đặc điểm của các loài chim?
- Em sáo, cậu chìa vôi, thím khách, bà chim sẻ, mẹ chim sâu, cô tu hú, bác cú mèo.
- Chạy lon xon, vừa đi vừa nhảy, nói linh tinh, hay nghịch hay tếu, chao đớp mồi, mách lẻo, nhặt lân la, có tình có nghĩa, giục hè đến mau, nhấp nhem buồn ngủ
H: Em thích con chim nào trong bài?Vì sao?
- HS nối tiếp trả lời
VD:Em thích con sáo vì sáo biết nói,nó nói líu lo suốt ngày
H: Bài thơ cho ta thấy điều gì?
* GV giáo dục học sinh yêu quý các loài chim không săn bắt chim.
- Bài thơ cho ta thấy mỗi loài chim đều có những đặc điểm, tính nết giống như con người, loài nào cũng có vẻ đẹp riêng, cũng đáng quí. Đồng thời khuyên chúng ta cần yêu quí và bảo vệ chúng.
4. Luyện đọc thuộc lòng:
- GV cho cả lớp đọc đồng thanh bài vè. 
- GV xóa dần bảng
- Gọi HS đọc bài
- Lớp và Gv nhận xét chọn bạn đọc tốt nhất.
5. Củng cố , dặn dò.
- Giáo viên cho học sinh tập đặt một số câu vè về một con vật thân quen:
- HS đọc 1-2 lần
- Một số học sinh đọc thuộc bài.
- 3 – 4 em thi đọc bài.
VD: Hay leo hay trèo 
 Là bác mèo mướp.
 Hay kêu meo meo .
 Là chú mèo nhép.
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu học sinh về nhà học thuộc bài thơ. Sưu tầm một số bài vè trong dân gian.
- Dặn học sinh đọc trước bài tuần 22. “ Một trí khôn bằng..trí khôn”.
 ___________________________________ 
Tập viết(Tiết: 21)
Chữ hoa : R
I. Mục tiêu: 
 Rèn kỹ năng viết chữ:
1. Biết viết chữ R hoa theo cỡ vừa và nhỏ.
2. Biết viết ứng dụng câu: Ríu rít chim ca. đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng qui định.
II. Đồ dùng dạy học.
- Mẫu chữ R.
- Mẫu chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li: Ríu rít chim ca.
III. Các hoạt động dạy học:
Bài cũ:
- Gọi HS nhắc lại câu ứng dụng: Quê hương tươi đẹp.
- Cho HS viết bảng con
- GV kiểm tra nhận xét bảng lớp, bảng con.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài – Ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn viết chữ hoa: 
a. Hướng dẫn quan sát và nhận xét chữ R.
H: Chữ R hoa mẫu cao mấy li? Gồm mấy nét?
- GV nêu cấu tạo: Chữ R cỡ vừa cao 5 li, gồm 2 nét. Nét 1 giống nét 1chữ B và chữ P.
Nét 2: là nét kết hợp của 2 nét cơ bản: nét cong trên và nét móc ngược phải, nối vào nhau tạo vòng xoắn giữa thân chữ.
- 2 HS nhắc lại
- HS viết bảng con
- HS quan sát
-Chữ R hoa cao 5 li, gồm 2 nét 
- Chữ R cỡ vừa cao 5 li, gồm 2 nét: 
* Cách viết: 
+ Nét 1: ĐB trên ĐK 6, viết nét móc ngược trái như nét 1 chữ B.
+ Nét 2: Từ điểm DB của nét 1, lia bút lên ĐK5, viết tiếp nét cong trên, cuối nét lượn vào giữa thân chữ, tạo vòng xoắn nhỏ(ĐK3 và ĐK4) rồi viết nét ngược, DB trên ĐK2.
- Giáo viên viết chữ mẫu lên bảng vừa viết vừa nói lại cách viết.
b. Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con.
- GV kiểm tra nhận xét. 
3. Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
 a. Giới thiệu câu ứng dụng.
H: Em hiểu nghĩa câu: Ríu rít chim ca như thế nào? 
b. Học sinh quan sát câu ứng dụng nhận xét
- Độ cao của các chữ cái.
- Cách đăït dấu thanh: 
- Khoảng cách giữa chữ với chữ: 
- Giáo viên viết mẫu chữ: Ríu rít. 
c. Hướng dẫn học sinh viết chữ:Ríu rít
- Giáo viên kiểm tra , nhận xét
4. Hướng dẫn học sinh viết vào vở tập viết.
- GV nêu yêu cầu: 
- HS nêu qui định khi ngồi viết bài. 
- Giáo viên theo dõi uốn nắn sửa sai cho học sinh.
5. Chấm chữa bài.
- GV chấm 5 – 10 vở nhận xét, sửa sai.
6. Củng cố - dặn dò.
H: Nêu cấu tạo và cách viết chữ R hoa?
- 2em viết bảng lớp, lớp viết bảng con chữ R: 2 – 3 lần.
- 2 em đọc câu ứng dụng.
- Tả tiếng chim hót trong trẻo nối liền nhau không dứt.
+ Cao 2,5li: Chữ R, h.
+ Cao 1,5 li: chữ t.
+ Cao 1,25 li: chữ r.
+ Cao 1li : các chữ: i, u, c, m, a.
- Thanh sắc đặt trên đầu chữ i.
- Bằng khoảng cách viết đủ chữ O.
- HS quan sát
- 2em viết bảng lớp, dưới lớp viết bảng con 2 lượt.
- Viết 1 dòng chữ R cỡ vừa, 2 dòng cỡ nhỏ. 1 dòng chữ Ríu cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ. 3 dòng ứng dụng cỡ nhỏ.
-2 HS nêu
- HS viết bài vào vở.
- HS trả lời
- GV nhận xét tiết học.Về viết phần bài ở nhà. Chuẩn bị bài giờ sau
 Thứ năm ngày 2 tháng 2 năm 2012
Thể dục (Tiết: 42)
Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông (dang ngang).
Trò chơi: Nhảy ô
I. Mục tiêu:
- Học đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông (dang ngang). Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng.
- Ôn trò chơi “Nhảy ô”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi.
II. Chuẩn bị. 
- Sân trường, vệ sinh an toàn.
- Chuẩn bị đường kẻ thẳng, kẻ ô cho trò chơi và 1 còi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
1. Phần mở đầu.
- Giáo viên cho lớp ra sân ổn định phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
- Chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc trên sân trường: 70 – 80m, sau đó đi theo vòng tròn ngược chiều kim đồng hồ, hít thở sâu.
- Xoay khớp: Cổ tay, chân, gối, hông, vai: 
* Ôn một số động tác bài thể dục phát triển chung, 
1 phút.
1 hàng dọc
1 – 2phút.
- Mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
2. Phần cơ bản.
* Ôn đúng 2 chân rộng bằng vai thực hiện động tác tay: 
- Đi theo vạch kẻ thẳng 2 tay chống hông: 
Giáo viên làm mẫu và giải thích(trọng tâm ở tư thế đặt bàn chân theo vạch kẻ, , cán sự điều khiển GV theo dõi sửa động tác sai.
- Đi theo vạch kẻ hai tay dang ngang: 
* Thi động tác đi theo vạch kẻ thẳng 2 tay dang ngang : 
 2 lần.
 2 – 3 lần.
- Học sinh tập 2 – 3 lần
 2 – 3 lần - 10 m. 
 2 – 3phút.
- Trò chơi “ Nhảy ô: 
- GV phổ biến cách chơi: Từng học sinh lần lượt bật nhảy chụm 2 chân từ vạch xuất phát vào ô số 1, sau đó nhảy tách 2 chân(chân trái vào ô số 2, chân phải vào ô số 3), nhảy chụm 2 chân vào ô số 4 và cứ lần lượt như vậy đến ô số 10. Tiếp theo nhảy quay người lại ở ô số 10, nhảy lần lượt về vạch xuất phát chạm tay bạn số 2, đi thường về tập hợp ở cuối hàng. Số 2 bật nhảy như số 1 và cứ lần lượt như vậy đội nào xong trước là thắng.
 6 – 8 phút.
2
8
5
10
7
4
1
9
6
3
 XP Đ
3. Phần kết thúc.
- Cúi lắc người thả lỏng, nhảy thả lỏng: 
- Trò chơi: Làm theo hiệu lệnh: 
- Hệ thống nội dung bài học: 
- Giáo viên nhận xét giờ học và giao bài tập về nhà: 
1 phút
1 phút.
2 phút
1 phút.
Luyện từ và câu(Tiết: 21)
Từ ngữ về chim chóc.
 Đặt và trả lời câu hỏi “Ở đâu ?”.
I. Mục tiêu:
1. Mở r

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_2_tuan_21_nguyen_bach_lien.doc