Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 2

A/ Mục tiêu: Giúp HS biết :

Quan hệ giữa dm, cm để viết số đo có đơn vị là cm thành dm và ngược lại trong trường hợp đơn giản,

- Nhận biết được độ dài đề xi mét trên thước thẳng.

-Biết ước lượng độ dài trong trường hợp đơn giản .

- Vẽ được đoạn thẳng có độ dài 1dm.

B/ Đồ dùng dạy học:

GV : Thước đo cm, bảng phụ làm bài tập.

C/Các hoạt động dạy học:

1.Bài cũ: 2 HS lên bảng làm bài: 10cm = ? dm , 1dm = ? cm

- Vài HS xác định 1 dm trên thước – GV nhận xét.

- HS nhận xét bài – GV ghi điểm.

2.Bài mới: Luyện tập

Bài 1: số? 1 dm = .cm 10 cm = .dm

- HS tự làm lại bài và nêu miệng – GV ghi bảng - HS nhận xét, sửa bài.

-Tìm trên thước thẳng vạch chỉ 1dm-HS chỉ

-Vẽ đoạn thẳng AB dài 1dm-HS vẽ vào vở.

Bài 2: Số? ( Yêu cầu HS làm miệng)

 2dm= .cm

 

doc24 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 382 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Nêu những việc cần làm.KNS(2)
MT : Giúp HS tự nhận biết thêm về ích lợi của học tập và sinh hoạt đúng giờ, cách thức để thực hiện học tập và sinh hoạt đúng giờ.
Giáo viên chia nhóm 5, giao nhiệm vụ.
N1:Nêu lợi ích của việc sinh hoạt đúng giờ?
N2: Nêu những việc cần làm để sinh hoạt đúng giờ? 
N3: Nêu lợi ích của việc học tập đúng giờ?
N4: Nêu những việc cần làm để học tập đúng giờ?
* Kết luận: Việc học tập, sinh hoạt đúng giờ giúp chúng ta học tập đạt kết quả tốt hơn, thoải mái hơn.Vì vậy việc học tâp sinh hoạt đúng giờ là việc cần thiết.
* HĐ 3: Áp dụng thực tế KNS(3)
-GV: treo bài tập 5: Sắp xếp thứ tự việc làm trong ngày 
-Yêu cầu học sinh đọc bài tập - thảo luận nhóm.
Giáo viên cùng học sinh nhận xét- tuyên dương
* Cần học tập, sinh hoạt đúng giờ để đảm bảo sức khoẻ, học hành mau tiến bộ.
 3.Củng cố, dặn dò: 
- Muốn học tập tiến bộ và sức khoẻ tốt ta phải làm gì?
- Nhận xét giờ học - tuyên dương.
- Về nhà rèn thói quen học tập sinh hoạt đúng giờ.
Bổ sung:
 Toán(bs) (t4) TGDK:40’
 Củng cố số bị trừ-số trừ-hiệu
1/Mục tiêu:
-Ôn tập về Số bị trừ-Số trừ-Hiệu
-HS K,G làm thêm bt3
2/Nội dung:
-GV hd hs ghi vở ngày mai:
-Hs làm bài tập
Bài 1: Đặt tính rồi tính hiệu,biết
a/ Số bị trừ là 47,số trừ là 34
b/ Số bị trừ là 78,số trừ là 25
c/ Số bị trừ là 59,số trừ là 51
Bài 2:Mẹ đi chợ mua 25 quả trứng gà,mẹ mang biếu bà 12 quả.Hỏi mẹ còn lại bao nhiêu quả trứng gà?
Bài 3:Số?
 .-13= 15 24-=20
GV sửa bài-n/xét
3/Củng cố,dặn dò:
-N/xét tiết học
-Tuyên dương những em học tốt
 Thứ tư ngày 29 tháng 8 năm 2012
 TẬP ĐỌC(t6) TGDK:35’ 
Làm việc thật là vui
A. Mục tiêu: 
HS đọc hiểu được nội dung bài, rèn kĩ năng đọc thành tiếng, đọc trơn toàn bài. 
- Biết ngắt, nghỉ hơi ở dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ dài.
- Hiểu nghĩa các từ: sắc xuân, rực rỡ, tưng bừng,
-Hiêủ ý nghĩa : Mọi người,vật đều làm việc ; làm việc đem lại niềm vui.(trả lời được câu hỏi trong SGK)
- HS luôn làm việc tùy theo sức của mình vì công việc đem lại niềm vui cho chúng ta.
*KNS:Tự nhận thức về bản thân:ý thức được mình đang làm gì và cần làm gì.(1)
B. Đồ dùng dạy – học: GV: Bảng phụ ghi câu, đoạn hướng dẫn HS đọc.
C. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi bài Phần thưởng.HS nhận xét - GV nhận xét- ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. 
* Hoạt động 1: Luyện đọc 
- GV đọc mẫu - HS theo dõi sgk.
- HS đọc nối tiếp mỗi em 1 câu (2lần) - Gv theo dõi, sửa sai. 
- GV viết bảng các từ khó và hướng dẫn HS đọc đúng
-Luyện đọc đoạn – GV chia đoạn bài tập đọc.
 - HS luyện đọc đoạn nối tiếp kết hợp GV giải nghĩa từ mới trong sgk/16.
- GV đưa bảng hd đọc ngắt nghỉ. 
- Thi đọc đoạn giữa các nhóm
- Lớp nhận xét- Gv nhận xét, sửa sai, tuyên dương. .
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.*KNS(1) 
- 1 HS đọc từng đoạn của bài, cả lớp đọc thầm – Đọc câu hỏi sgk và TLCH. 
Câu 1: Đồng hồ báo giờ, gà trống gáy vang, tu hú kêu, chim bắt sâu, cành đào nở....
Câu 2: Bé làm bài, đi học, quét nhà, nhặt rau, chơi với em. 
Câu 3: Mặt trời tỏa ánh nắng rực rỡ.Ngày khai trường thật tưng bừng.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
- Giáo viên hướng dẫn cách đọc - Giáo viên đọc mẫu. 
- HS luyện đọc theo nhóm – thi đọc giữa các nhóm( đọc nối tiếp, đọc mời)
- HS nhận xét bạn đọc – Gv nhận xét, sửa sai, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò: Em rút ra được gì cho mình qua bài học này?- Về nhà đọc lại bài và trả lời câu hỏi 
 Thứ năm ngày 30 tháng 8 năm 2012
 Luyện từ và câu (t4) 
 TỪ NGỮ VỀ HỌC TẬP- DẤU CHẤM HỎI. TGDK;40’	
I/ Mục tiêu: Hs biết:
-Tìm được các từ ngữ có tiếng học, có tiếng tập (bài tập 1 )
-Đặt câu được với một từ tìm được (bài tập 2 ) biết sắp xếp lại trật tự cáctừ trong câu để câu mới( bài tập 3).
-Biết đặt dấu chấm hỏi vào cuối câu hỏi ( bt4).
II/ Đồ dùng dạy học: VBT.
-Câu hỏi bài tập 3.
III/. Các hoạt động dạy học :	
 A/ Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra 2,3 HS làm lại bài tập 3 /SGK(tiết 1).
Nhận xét.
 B/ Bài mới : 1/ Giới thiệu bài Gv nêu mục đích, yẹu cầu của tiết dạy.
2/ Hướng dẫn làm bài tập:
2.1 Bài tập 1 (miệng)
1 học sinh đọc yêu cầu của bài: Viết vào chỗ trống các từcó tiếng học, có tiếng tập.- Gv giúp Hs hiểu yêu cầu của bài –Hs làm bài -sửa bài ,nhận xét, bổ sung từ ngữ .
* Bài tập 2: (Vở) HS đọc yêu cầu: Đặt câư với một từ vừa tìm được ở bài tập 1 –GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu của bài.- Hs làm bài- nhận xét
* Bài tập 3 : Hs đọc yêu cầu của bài (đọc cả mẫu) : Sắp xếp lại các từ trong mỗi câu dưới đây để tạo thành một câu mới, rồi ghi vào chỗ trống :
Gv giúp HS nắm vững yêu cầu của bài – Gv làm câu mẫu- Hs làm bài- Sửa bài- nhận xét- Gv chốt lại giải đúng .
Gv kết luận: Có thể thay đổi vị trí các từ trong một câu để tạo thành câu mới.
*Bài tập 4: (Vở ) Hs đọc yêu câù của bài : Đặt dâú câu thích hợp vào chỗ trống cuôí mỗi câu sau .
-Gv hướng dẫn Hs nắm vững yêu cầu của bài tập- làm nhóm đôi- Đại diện từng nhóm lên trình bày -nhận xét,bổ sung - sửa bài- GV gút ý đúng.
 * GV kết luận: Cần đặt dấu chấm hỏi vào cuối mỗi câu trên.
3/ Củng cố dặn dò: Giúp Hs nắm được:
-Có thể thay đổi vị trí các từ trong một câu để tạo thành câu mới.
-Cuối câu hỏi có dâú chấm hỏi.
Nhận xét tiết học,khen ngợi một số em có cố gắng trong tiết học .
Bổ sung
 TOÁN (t8)	 TGDK:40’ 
 Luyện tập 
A. Mục tiêu: Giúp HS : 
- Biết trừ nhẩm số tròn chục có hai chử số .
- Biết thực hiện phép trừ các số có hai chữ số không ngớ trong phạm vi 100.
-Biết giải bài toán bằng một phép tính trừ
- Rèn tính cẩn thận, chính xác khi làm toán.
B. Đồ dùng dạy học:
GV:Bảng phụ.
C.Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ:
Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập : 84 - 31, 59 - 19, 47 - 32.
- HS dưới lớp làm nháp – HS nhận xét – GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: luyện tập
Bài 1: tính 
Hs làm bài -Nhận xét sửa sai –GV nhận xét..
Bài 2Tính nhẩm
 - GV yêu cầu hs làm cột 1,2(không làm cột 3)
- HS tự làm bài - 2 HS lên bảng làm bài.
*GV kèm HS yếu làm bài – HS nhận xét, sửa bài. 
Bài 3; Đặt tính rồi tính hiệu.
Hs làm bảng con
Bài 4: Gọi 1 HS đọc bài toán – Gv tóm tắt:
- 1 HS nêu lời giải và phép tình giải b ài toán – GV nhận xét.
HS làm vở - 1 em làm phiếu bài tập. – GV kèm HS yếu làm bài.
- HS nhận xét, sửa bài
- Tuyên dương những em làm tốt.
Bài 5:Khoanh vào trước chữ đặt trước câu trả lời đúng(hs K,G)
3.Củng cố,dặn dò: 
- HS đọc lại các số có hai chữ số từ 50 đến 70.
Bổ sung
 Tự nhiên và Xã hội.(t2) TGDK:35’ 
 Bộ xương 
A.Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể: 
- Nêu được tên và chỉ được vị trí các vùng xương chính của bộ xương: xương đầu ,xương mặt ,xương sườn, xương sống ,xương tay ,xương chân .
- Hiểu được rằng cần đi, đứng, ngồi đúng tư thế và không mang, xách vật nặng để cột sống không bị cong vẹo.
-Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ xương tốt hơn.	
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: Tranh bộ xương, thẻ từ ghi tên một số xương, khớp xương.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: Cơ quan vận động của cơ thể gồm những gì?
- Nêu vai trò của xương và cơ? – làm gì để cơ quan vận động phát triển tốt?
- HS trả lời câu hỏi – HS khác nhận xét, GV nhận xét.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Quan sát.
*Mục tiêu: HS Nhận biết và nói được tên 1 số xương của cơ thể.
* Cách tiến hành: Làm việc theo cặp.
- GV nêu yêu cầu: Quan sát tranh chỉ và nói tên một số xương và khớp.
- Đại diện 1 số nhóm lên chỉ và gắn thẻ từ ghi tên xương và khớp xương đúng vị trí. Lớp nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, tuyên dương.
- Theo em hình dạng, kích thước của các xương có giống nhau không?
 * GV kết luận: Bộ xương của cơ thể có rất nhiều xương. Khoảng 200 chiếc với kích thước lớn nhỏ khác nhau. Làm thành một cái khung nâng đỡ và để bảo vệ các cơ quan trong cơ thể. Nhờ có xương, cơ phối hợp dưới sự điều khiển của hệ thần kinh mà chung ta cử động được.
Hoạt động 2: Thảo luận 
* Mục tiêu: HS hiểu được rằng cần đi, đứng, ngồi đúng tư thế và không mang vác nặng để cột sống không bị cong vẹo.
*Cách tiến hành: GV cho HS quan sát tranh 2, 3 trong sgk /7. Thảo luận theo câu hỏi: Cột sống của bạn nào bị cong vẹo? Tại sao?
- Hs thảo luận nhóm đôi. 
- Đại diện nhóm trả lời. Các nhóm nhận xét – sửa sai.
* GV kết luận: Các em ở lứa tuổi đang lớn xương còn mềm. Nếu ngồi không ngay ngắn, bàn ghế không phù hợp, mang vác xách nặng sẽ dẫn đến cong vẹo triển tốt. cột sống.
- Vậy làm thế nào để xương chúng ta phát triển khoẻ mạnh? – HS nêu ý kiến.
* GV kết: Ngồi đúng tư thế khi viết bài, không mang vác nặng...
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhắc nhở HS ý thức giữ gìn sức khoẻ và vận động phù hợp để xương phát
triển tốt
Bổ sung 
 Tự nhiên và Xã hội(bs)(2) TGDK:35’
 Ôn và làm bài tập:Bộ xương
1/Mục tiêu:
-Hd hs chuẩn bị bài ngày mai
-Ôn các kiến thức bài Bộ xương 
2/Nội dung
-HS nêu tên các xương và khớp -kết hợp chỉ tranh
-HS liên hệ vào cơ thể mình để chỉ các xương và khớp.
- Gọi cá nhân lên trình bày.
3/Củng cố-dặn dò:
-Về nhà xem lại bài
-Hd hs chuẩn bị bài ngày mai.
-N/xét tiết học
SHTT(t2)
An toàn giao thông TGDK:35’
 Bài 1:An toàn và nguy hiểm khi đi trên đường
A. Mục tiêu: 
- HS nhận biết thế nào là hành vi an toàn và nguy hiểm của người đi bộ, đi xe đạp trên đường; HS nhận biết những nguy hiểm thường có khi đi trên đường phố.
- HS biết phân biệt những hành vi an toàn và nguy hiểm khi đi trên đường.
- HS biết cách đi trong ngõ hẹp, nơi hè đường bị lấn chiếm, qua ngã tư.
- Đi bộ trên vỉa hè, không đùa nghịch khi đi trên đường để đảm bảo an toàn. Luôn đi về phía tay phải.
B. Đồ dùng dạy – học: GV: Phiếu học tập.
C. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: giới thiệu an toàn và nguy hiểm.
* Mục tiêu: - HS hiểu ý nghĩa an toàn và không an toàn khi đi trên đường.
- Nhận biết các hành động an toàn và không an toàn trên đường phố.
* Cách tiến hành:
- GV đưa ra tình huống : Nếu em đang đứng ở sân trường, có hai bạn đang đuổi nhau chạy xô vào em, làm em bị ngã hoặc cả 2 em cùng ngã.
- Vì sao em ngã? Em thấy trò chơi của bạn chơi như thế nào? 
- HS trình bày ý kiến – GV phân tích cho HS hiểu sự nguy hiểm của trò chơi 
- GV nêu thêm các ví dụ khác về hành vi nguy hiểm:
+ Đá bóng dưới lòng đường; ngồi sau xe máy thả tay ; đi 

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_2_tuan_2.doc