Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 19 - Năm học 2011-2012

A. Bài cũ

- Chữa bài kiểm tra toán học kì 1

- GV nhận xét

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài và ghi đầu bài:

- Cho HS tính phép cộng 3 + 10 + 5 =

H: Khi thực hiện phép cộng 3 + 10 + 5 em đã thực hiện cộng mấy số?

- Giáo viên: Khi chúng ta thực hiện phép cộng tính tổng của 3 số trở lên là ta đã thực hiện phép tính tổng của nhiều số

3 + 10 + 5 là1 tổng của nhiều số. Trong bài hôm nay các em sẽ được học cách tính tổng của nhiều số.

- Ghi đề bài: Tổng của nhiều số.

2. Hướng dẫn thực hiện :

a. Giới thiệu tổng nhiều số và cách tính:

* GV viết lên bảng phép tính và giới thiệu đây là tổng của các số 2, 3, 4.

 

doc38 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 398 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 19 - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ung
- Học sinh quan sát
H:Ngoài các phương tiện giao thông trên em còn biết những phương tiện giao thông nào khác?
H: Kể tên các loại đường và phương tiện giao thông có ở địa phương em.
- GV kết luận: Ghi bảng ( ghi sẵn vào phiếu dán).
* Gọi vài học sinh nhắc lại.
HS nêu
HS nêu
 - Đường bộ dành cho xe ôtô, xe máy, xe ngựa, xe đạp
- Đường sắt dành cho tàu hỏa.
- Đường thủy dành cho tàu thủy,phà, thuyền, ca nô.
- Đường hàng không dành cho máy bay.
4. Hoạt động 3: Trò chơi “ Biển báo nói gì?”
+ Bước 1: Học sinh làm việc theo cặp.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát 6 biển báo SGK.
- GV hướng dẫn các em đặt câu hỏi để phân biệt các loại biển báo.
VD:
H: Biển báo này có hình gì? Màu gì? 
H: Đố bạn biển báo nào có màu xanh?
H: Biển báo nào thường có màu đỏ?
H: Bạn phải lưu ý điều gì khi gặp loại biển báo này?
+ Bước 2: Gọi một số học sinh trả lời trước lớp.
H: Khi gặp biển báo“giao nhau với đường sắt không có rào chắn”: em phải làm gì?
- Học sinh quan sát 6 biển báo trongSGK.
-Từng cặp HS chỉ và nói tên từng loại biển báo
Một số HS trả lời
- Không có tàu hỏa thì phải nhanh chóng vượt qua. Nếu có tàu hỏa sắp tới thì phải đứng cách xa 5 m, đợi cho tàu đi qua mới nhanh chóng qua đường sắt
H: Trên đường đi học em có gặp biển báo gì không? Nói tên biển báo ấy?
H: Theo em tại sao phải nhận biết các loại biển báo giao thông?
HS trả lời
- Để thực hiện tốt về ATGT cho mình và cho người khác
+ Bước 3: Trò chơi
- Giáo viên chia nhóm, 
- Giáo viên phát cho mỗi nhóm 1 bộ bìa.
- Giáo viên hô: “ Biển báo nói gì?”.
Cặp nào tìm được đến nhau nhanh và đúng là được khen.
- GV nhận xét, tuyên dương
- Mỗi nhóm 12 em. 
- Trong mỗi nhóm mỗi em được phát cho 1 tấm bìa nhỏ.
- Học sinh có tấm bìa vẽ biển báo và học sinh có tấm bìa viết chữ phải tìm đến nhau
* Kết luận: Các biển báo được dựng trên các đường giao thông nhằm mục đích bảo đảm an toàn giao thông cho người tham gia giao thông. Có rất nhiều biển báo trên các loại đường giao thông khác nhau. Bài học này các em chỉ làm quen với một số biển báo giao thông thông thường.
5. Củng cố - dặn dò:
* Học sinh chơi trò chơi: Thi nói nhanh và đúng.
- 2 tổ: Mỗi tổ 4 em lên bảng xếp thành 2 hàng quay mặt vào nhau.
Một em nêu tên đường giao thông, em đối diện nêu tên phương tiện giao thông trên đường đó và ngược lại.
Tổ nào nói đúng và nhiều câu tổ đó thắng. ( Yêu cầu phải đủ 4 loại đường giao thông và phương tiện).
- Học sinh lớp theo dõi và nhận xét.
- GV nhận xét, liên hệ
* Dặn học sinh tìm hiểu trước bài 20, các loại biển báo giao thông.
 ________________________________
TẬP ĐỌC (Tiết 57)
Thư Trung thu
I. Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng đọc tiếng:
- Đọc trơn cả bài,biết ngắt nghỉ hơi đúng các câu văn trong bài, đọc đúng nhịp thơ.
- Giọng đọc diễn tả được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi: Vui , đầm ấm, đầy tình thương yêu.
2. Rèn kỹ năng đọc – hiểu:
- Nắm được nghĩa của các từ chú giải cuối bài học.
- Hiểu được nội dung lời thư và lời bài thơ. Cảm nhận được tình yêu thương của Bác Hồ đối với thiếu nhi Việt Nam. Nhớ lời khuyên của Bác, yêu Bác.
II. Đồ dùng dạy – học: 
Tranh minh họa bài SGK.
Bảng phụ ghi đoạn thơ cần luyệân đọc
III. Các hoạt động dạy - học: 
A. Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh lên bảng đọc bài: Chuyện bốn mùa 
H: Bốn nàng tiên trong truyện tượng trưng cho những mùa nào trong năm? 
- Xuân, hạ, thu, đông
H: Em hãy cho biết theo lời bà Đất thì mỗi mùa xuân, hạ, thu, đông có gì hay?
- Lớp và GV nhận xét ghi điểm.
-Xuân làm cho cây lá tốt tươicây cối đâm chồi nảy lộc
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài và ghi đầu bài:
 Qua bài đọc Chuyện bốn mùa các em biết mùa thu là mùa có đêm trăng rằm rước đèn phá cỗ rất vui. Cha mẹ, ông bà, cô bác luôn luôn chăm lo để ngày Tết Trung thu của các em được đầy đủ, vui vẻ. Khi Bác Hồ còn sống, Bác cũng hết sức quan tâm đến ngày Tết này của thiếùu nhi. Hôm nay, chúng ta sẽ đọc Thư Trung thu để hiểu tình cảm của Bác đối với các em. Đây là thư Bác viết cho thiếu nhi vào Tết Trung thu 1952 trong những ngày tháng kháng chiến gian khổ chống thực dân Pháp.
2. Luyện đọc:
a. Giáo viên đọc mẫu lần 1: Giọng vui, đầm ấm đầy tình thương yêu.
b. Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
* Đọc câu:
*GV hướng dẫn HS đọc đúng
- HS nối tiếp nhau đọc mỗi em 1 câu: 2 vòng bài.
- lắm , trả lời, làm việc, ngoan ngoãn, tuổi nhỏ, kháng chiến
* Đoạn đoạn trước lớp: GV phân đoạn:Bài chia 2 đoạn: Đoạn 1 : Phần lời thư. Đoạn 2: Lời bài thơ.
 - Hướng dẫn cách ngắt nhịp các câu.
- HS nối tiếp nhau đọc mỗi em 1 đoạn: 2vòng bài.
Ai yêu/ các nhi đồng?/ Tuổi nhỏ làm việc nhỏ/
Bằng/Bác Hồ Chí Minh// Tuỳ theo sức của mình,/
Tính các cháu/ ngoan ngoãn,/ Để/ tham gia kháng chiến/
Mặt các cháu xinh xinh.// Để/ giữ gìn hòa bình.//
Mong các cháu/cố gắng /
Thi đua/ học và hành.//
- Giải nghĩa từ:
 Trung thu, thi đua , hành , kháng chiến, hòa bình ( theo SGK).
+ Nhi đồng: Trẻ em từ 4 – 9 tuổi.
+ Thư: lá thư, bức thư của người này viết cho người kia trên trang giấy.
+ Thơ: Bài thơ, dòng thơ.
* Đọc từng đoạn trong nhóm: 
* Thi đọc giữa các nhóm “ Bài thơ”: 
- Lớp và GV nhận xét chọn bạn đọc tốt nhất.
HS đọc nhóm 2
3 em đại diện 3 nhóm thi đọc.
- Học sinh đọc đồng thanh cả bài.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
H: Mỗi Tết Trung thu Bác Hồ nhớ tới ai?
-Mỗi Tết Trung thu Bác Hồ nhớ tới các cháu thiếu niên,nhi đồng
- Gọi 1em đọc to bài thơ, cả lớp đọc thầm.
H: Những câu thơ nào cho ta biết Bác Hồ rất yêu thiếu nhi?
-Ai yêu các nhi đồng. Bằng Bác Hồ Chí Minh
H: Theo Bác các cháu thiếu niên và nhi đồng là những người như thế nào?
-Bác thấy các cháu đều ngoan ngoãn, xinh xinh
H: Bác khuyên các cháu làm những việc gì? 
-GV:Kháng chiến là chiến đấu chống quân xâm lược.
-Bác khuyên các cháu gắng học hành, làm việc chăm chỉ vừa sức của mình, để tham gia vào kháng chiến và gìn giữ hoà bình để xứng đáng là cháu ngoan của Bác
H: Lịch sử dân tộc ta có cuộc kháng chiến, em biết tên cuộc kháng chiến nào không?
-Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ
GV:Bác Hồ là người lãnh đạo nhân dân ta giành chiến thắng trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đem lại hòa bình cho dân tộc. 
H: Em hiểu thế nào là hòa bình?
-Hòa bình nghĩa là yên vui không có giặc, hiêïn nay chúng ta đang sống trong hòa bình
H: Kết thúc lá thư, Bác viết lời chào các cháu như thế nào?
-Hôn các cháu. Hồ Chí Minh
H: Vậy qua bài thư trung thu em biết được thêm điều gì?
- Vài học sinh nhắc lại
4.Đọc thuộc lòng bài thơ:
- GV xoá dần bảng, 
-Qua lời thư và bài thơ cho ta thấy tình yêu thương của Bác Hồ đối với nhi đồng. Bác mong muốn các cháu làm việc và học hành cho xứng đáng là nhi đồng của nước Việt Nam.
- HS đọc đồng thanh bài thơ: 2- 3 lần
- Gọi HS thi đọc cả bài. 
- Lớp và GV nhận xét chọn bạn, tổ đọc tốt nhất.
5. Củng cố - dặn dò:
H: Bác Hồ rất yêu quý thiếu niên, nhi đồng còn tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ ra sao?
- 2em thi đọc cả bài. 
- 4 tổ thi đọc ĐT bài thơ.
- Thiếu nhi cũng rất yêu quý Bác Hồ. VD: Ai yêu Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng...
- Cho học sinh hát bài “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh” của nhạc sĩ Phong Nhã.
- Nhận xét giờ học, dặn học sinh chuẩn bị bài: “ Ông Mạnh thắng thần gió”.
 _____________________________________
TẬP VIẾT(Tiếât 19)
Chữ hoa P
I. Mục tiêu:
Rèn kỹ năng viết chữ.
1. Biết viết chữ P theo cỡ vừa và nhỏ.
2. Biết viết ứng dụng cụm từ: Phong cảnh hấp dẫn, theo cỡ chữ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Chữ mẫu trong khung hình.
- Giấy khổ to viết chữ ứng dụng, câu ứng dụng.
- Vở tập viết.
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. Giới thiệu bài và ghi đầu bài: Gv nêu mục đích yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn viết chữ hoa:
a. Hướng dẫn quan sát và nhận xét chữ hoa P:
H: Chữ P hoa mẫu cao mấy li? Gồm mấy nét?
- GV nêu cấu tạo: Chữ P hoa mẫu cao: 5 li gồm 2 nét, nét 1 giống nét 1 chữ B, nét 2 là nét cong trên có 2 đầu uốn vào trong không đều nhau.
- Cách viết: 
+ Nét 1: ĐB trên ĐK6, viết nét móc ngược trái như nét 1 chữ B, DB trên đường kẻ 2.
+ Nét 2: Từ điểm ĐB của nét 1, lia bút lên đường kẻ 5 viết nét cong trên có 2 đầu uốn vào trong. DB ở giữa ĐK 4 và ĐK 5.
- Giáo viên viết mẫu chữ P lên bảng vừa viết vừa nhắc lại cách viết. 
- HS quan sát chữ mẫu.
Chữ P hoa cao 5 li gồm 2 nét
- HS quan sát
b. Hướng dẫn học sinh viết bảng con.
- GV kiểm tra, nhận xét
- Học sinh tập viết chữ 2, 3 lượt trên bảng con, 1em viết bảng lớp
3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng: 
a. Giới thiệu cụm từ ứng dụng:
- 1 học sinh đọc cụm từ ứng dụng.
- GV giải thích: Phong cảnh đẹp khiến mọi người muốn đến thăm.
b. Hướng dẫn học sinh quan sát cụm từ ứng dụng nêu nhận xét:
- Cho HS nhận xét độ cao các chữ cái, cách đặt dấu thanh .Khoảng cách giữa chữ với chư

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_2_tuan_19_nam_hoc_2011_2012.doc
Giáo án liên quan