Giáo án Lớp 2 - Tuần 32, 33 - Phạm Thị Huyền

I/ MỤC TIÊU

- Ôn lại kiến thức cho HS về cách cộng, trừ số có ba chữ số không nhớ.

- Rèn học sinh kĩ năng tính, giải toán.

- Học sinh yêu thích môn học.

 

doc53 trang | Chia sẻ: Thúy Anh | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 123 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 2 - Tuần 32, 33 - Phạm Thị Huyền, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 bảng phụ bài 4
 HS: Ôn luyện và kiểm tra Toán 2
III/ Các hoạt động dạy học : 35'
1, ổn định: hát 1'
2, Dạy học bài mới: 30'
a, Giới thiệu bài, ghi bảng: 1'
b, Tổ chức cho HS làm bài. 16'
GV tổ chức và hướng dẫn HS làm bài 1,2,3 (614,5(62) của tuần 32 vào quyển sách ôn luyện và kiểm tra Toán 2.
GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu
c, Tổ chức chữa bài. 13'
Bài 1: GV kẻ nội dung bài 1 lên bảng 
- Tổ chức chữa bài 
Nhận xét chung, chốt cách đọc số có ba chữ số
- 1HS đọc yêu cầu. 
- 4 HS lần lượt lên làm 	
 -2 HS đọc lại các số 
Bài 2: 
- Tổ chức chữa bài.
 Nhận xét, bổ sung
Củng cố cách đặt tính và thực hiện tính cộng, trừ
 - 2 HS lên làm 
 HS nhận xét bài của bạn 
Bài 3: Nêu yêu cầu của bài 
 Nhận xét chung, củng cố về thành phần trong phép tính, cách tìm số hạng, số trừ, số bị trừ
Bài 4: Đưa bảng phụ 
Nhận xét, bổ sung
Củng cố cách so sánh 
Bài 5: Đọc đề bài 
 - Tổ chức chữa bài
 Nhận xét, bổ sung 
Củng cố cách dạng toán ít hơn và trình bày bài giải.
 - 4 HS lên làm và nêu thành phần và cách làm
 - 2 HS lên làm 
- 1HS lên giải
- 2 HS đọc bài giải. 
3, Củng cố - dặn dò: 4'
GV nhấn mạnh nội dung, dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. Nhận xét tiết học.
Tiết 6: Tiếng Việt+
 Luyện đọc bài: Lá cờ. 
I/ Mục tiêu :
- Đọc trơn toàn bài, đọc đúng từ khó, hiểu nghĩa từ mới và nắm nội dung bài đọc. Ôn từ trái nghĩa.
- Rèn kỹ năng đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu.
- Hs thấy được tinh thần của nhân dân Việt Nam vui sướng khi cách mạng tháng tám thành công.
II/ chuẩn bị:
GV: - Bảng phụ, tranh SGK.
III/ Các hoạt động dạy học : 35'
1, ổn định: Hát 1'
2, Kiểm tra: 5'
Gọi 2 HS đọc bài Chuyện quả bầu và trả lời câu hỏi 1, 2 SGK TV tập 2
GV nhận xét, bổ sung
3, Bài mới: 27'
a, Giới thiệu bài, ghi bảng: Tranh SGK
b, Luyện đọc lần 1: 12'
*GV đọc mẫu:
 *Đọc từng câu:
Theo dõi sửa phát âm.
- GV treo bảng phụ ghi câu văn dài.
*Đọc từng đoạn trước lớp:
*Đọc từng đoạn trong nhóm:
*Thi đọc giữa các nhóm:
*Đọc đồng thanh:
- GV nhận xét.
c, Tìm hiểu bài: 8'
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- GV nêu câu hỏi SGK:
 ? Mọi người mang cờ đi đâu? Thái độ như thế nào?
 ? Nêu nội dung của bài?
 GV thông tin thêm cho HS biết về ngày cách mạng tháng tám thành công.
 d, Luyện đọc lần 2: 7'
GV tổ chức cho HS đọc bài
GV cùng HS nhận xét bình chọn. 
-HS nghe.
-HS nối nhau đọc từng câu.
-HS luyện đọc ngắt nghỉ.
-HS nối nhau đọc đoạn trước lớp.
- Đọc theo bàn.
- 3nhóm thi đua.
- Cả lớp.
- 1 HS đọc.
-HS lựa chọn ý trả lời.
- 2 HS trả lời. 
- 2HS nêu.
- HS nghe
- HS luyện đọc đoạn, cả bài
3, Củng cố - dặn dò: 3' 
GV nhấn mạnh nội dung, dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. Nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------------------
Tiết 7: Luyện từ và câu
33. Từ ngữ chỉ nghề nghiệp.
I/ Mục tiêu:
- Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ về nghề nghiệp và phẩm chất của nhân dân Việt Nam; rèn kĩ năng đặt câu.
- Hs làm đúng các bài tập, kể được nhiều nghề nghiệp, đặt câu đúng.
- Hs yêu thích môn học, tự hào về phẩm chất của người VN.
II/ chuẩn bị:
GV: Tranh minh họa bài 1SGK. Bảng phụ
HS: VBT, SGK
III/ Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ: 5'
Gọi Hs làm bài 1,2 của tiết trước. Gv nhận xét.
2, Bài mới: 27' a, Giới thiệu bài. 1'
b, Hướng dẫn Hs làm bài tập: 26'
*Bài 1( miệng) Gv yêu cầu Hs quan sát tranh để nói về nghề nghiệp của những người trong tranh. Gv và cả lớp nhận xét chốt lời giải đúng.
*Bài 2( miệng) Gv tổ chức cho Hs chơi theo nhóm: Thi tìm và viết từ ngữ chỉ nghề nghiệp khác mà em biết.
- Gv lưu ý Hs không ghi lại những từ ngữ ở bài 1.
*Bài 3( miệng) Gv đưa bảng phụ
lưu ý Hs : Bài tập cho cả từ chỉ phẩm chất và những từ không chỉ phẩm chất của người dân VN, em phải lựa chọn tìm ra những từ chỉ p/c
*Bài 4( viết )Gv nêu y/c của bài tập. Gọi Hs nối tiếp nhau đọc câu của mình, Gv ghi bảng, nhận xét. Gv chấm bài của Hs.
- 1 Hs đọc y/c, Hs khác đọc thầm
Hs quan sát 6 tranh minh họa trong SGK
Thảo luận theo cặp.
Hs nối tiếp nhau trả lời.
 - 1 Hs đọc to y/c của bài, HS làm VBT, 
2 nhóm mõi nhóm 4 em thi tìm từ tiếp sức, HS cổ vũ, chọn nhóm thắng cuộc, tìm được nhiều từ nhất-> tuyên dương.
Hs đọc những từ nhóm mình tìm được.
- 1 Hs đọc yêu cầu của bài. HS trao đổi theo cặp, từng cặp HS đọc kq, cả lớp nhận xét: anh hùng, anh dũng, thông minh, gan dạ, cần cù, đoàn kết.
- HS đọc yêu cầu, tự chọn 1 từ để đặt câu
HS nêu miệng.
3, Củng cố, dặn dò: 3' Gv củng cố bài, nhận xét tiết học, dặn dò HS. 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 22 tháng 4 năm 2015
Tiết 1+2+3+4: 
Đồng chí Loan dạy
 ------------------------------------------------------------
Tiết 5:	 Tiếng anh
GV chuyên dạy
 ------------------------------------------------------------ 
Tiết 6: Tự nhiên- Xã hội
Mặt trăng và các vì sao
(dạy lớp 2A,2C,2B)
I/ Mục tiêu: Sau bài học, Hs biết:
- Khái quát về hình dạng, đặc điểm của Mặt Trăng và các vì sao ban đêm.
- Hs nắm được đặc điểm, hình dạng,vai trò của Mặt Trăng.
- Yêu thích khám phá thiên nhiên.
II/ chuẩn bị:
GV: Hình vẽ SGK 
HS: Giấy vẽ, màu, bút chì. 
III/ Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ: 3'
? Mặt Trời mọc ở phương nào? Lặn ở phương nào?
? Biết phương mặt trời mọc, làm thế nào để biết được các phương còn lại?
Nhận xét, bổ sung
2, Bài mới:28'
a, Khởi động: Hs hát bài: “ Đếm sao”hoặc 1 bài hát về mặt trăng. 2'
b, Hoạt động 1: Vẽ và giới thiệu tranh vẽ về bầu trời có mặt trăng. 15'
Mục tiêu: Hs biết khái quát về hình dạng, đặc điểm của mặt trăng.
Cách tiến hành: 
+ Bước 1: Tổ chức cho Hs làm việc cá nhân: vẽ bầu trời có mặt trăng và các vì sao và tô màu theo trí tưởng tượng của mình, Gv quan sát, giúp đỡ Hs.
+ Bước 2: Hoạt động cả lớp: Gv yêu cầu 1 số Hs giới thiệu với cả lớp tranh vẽ của mình, Gv đặt câu hỏi gợi ý Hs cách giới thiệu.
+ Bước 3: Hs quan sát hình vẽ và đọc lời ghi chú trong SGK để nói về mặt trăng. Hs hiểu về mặt trăng liên hệ thực tế.
+ Rút ra kết luận .
c, Hoạt động 2: Thảo luận về các vì sao. 11'
Mục tiêu: Hs biết một cách khái quát về hình dáng, đặc điểm của các vì sao.
Cách tiến hành: 
+ Gv đặt câu hỏi: Tại sao em lại vẽ ngôi sao như vậy? Theo em ngôi sao có hình gì? Trong thực tế, ngôi sao cũng có 5 cánh như chiếc đèn ông sao không? 
+Gv: Các vì sao là những quả bóng lửa khổng lồ giống như Mặt trời
- 1HS nêu
- 1 HS lên thực hành
- cả lớp
- HS làm việc cá nhân. vẽ bầu trời có Mặt Trăng.
- 3 HS giới thiệu tranh.
- 2HS nêu.
- HS nhắc lại kết luận.
+ Hs quan sát lại bài vẽ, trả lời theo ý kiến riêng, Hs quan sát SGK, đọc chú giải để nói về các vì sao.
3, Củng cố, dặn dò: 3'
Gv củng cố bài, nhận xét tiết học, dặn dò Hs chuẩn bị bài sau.	 
 -----------------------------------------------------
Tiết 7: thể dục
GV chuyên dạy
------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Thứ năm ngày 23 tháng 4 năm 2015
Tiết 1: Toán
 164. Ôn tập về phép cộng, phép trừ.( tiếp )
I/ Mục tiêu:
- Củng cố về ( +, - ) nhẩm và viết( có nhớ trong pv 100, không nhớ trong pv 1000), giải bài tập về( +,- ) và tìm SH, SBT chưa biết.
- Hs làm đúng các bài tập dạng trên.
- Hs tích cực, tự giác.
II/ Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ: 5'
Gọi 2 Hs giải bài 3, 4 của tiết trước. Gv nhận xét.
2, Bài mới: 27' a, Giới thiệu bài. 1' 
 b, Tổ chức cho HS làm bài. 13'
GV yêu cầu HS làm các bài tập trong SGK vào vở.
GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
c, Tổ chức chữa bài. 13'
*Bài 1: Tổ chức cho Hs làm miệng, củng cố cách cộng nhẩm các số tròn trăm.
- Tổ chức chữa bài.
*Bài 2:
- Tổ chức cho HS lên làm bài.
- Tổ chức chữa bài.
- Củng cố cộng, trừ, cách đặt tính, tính.
*Bài 3: Gọi HS đọc đề toán, lưu ý Hs bt có liên quan đến đv đo độ dài-> khi giải toán phải ghi tên đơn vị cho đúng.
- Tổ chức làm bài.
- Tổ chức chữa bài.
Gv chấm 1 số bài, nhận xét.
*Bài 4: Gv cho Hs tự giải bài toán, 
- Tổ chức làm bài.
- Tổ chức chữa bài.
 *Bài 5: gọi Hs nêu cách tìm SH, SBT, tổ chức cho Hs tự làm sau đó chữa.
Hs tính nhẩm, nêu cách nhẩm
Hs nối tiếp nhau nêu kq, cách làm
 - 3 HS lên làm.
- Cả lớp viết bảng con.
Hs tự phân tích đề toán.
 - 1 HS lên giải.
 - Vài HS đọc bài giải.
1 Hs đọc đề tự phân tích, tìm cách giải. HS lên giải.
 - Vài Hs nêu bài giải.
 HS nêu quy tắc tìm SH, SBT, Hs tự làm, 
2 Hs lên bảng chữa, hs nhận xét.
3, Củng cố, dặn dò: 5'
Gv củng cố bài, nhận xét tiết học, dặn dò Hs ôn tập.
 ------------------------------------------------------------
Tiết 2: Tập làm văn
33. Đáp lời an ủi. Kể chuyện được chứng kiến.
I/ Mục tiêu:
- Hs biết đáp lời an ủi trong tình huống giao tiếp đơn giản. Viết được một đoạn văn ngắn kể về một việc làm tốt của em hoặc bạn em.
- Hs đáp lại được lời an ủi phù hợp, viết được đoạn văn ngắn kể về 1 việc làm tốt của em hoặc của bạn em với lời kể chân thật, câu viết đúng ngữ pháp, đúng chính tả.
- Hs yêu thích môn học.
II/ Đồ dùng dạy học:
 GV: Tranh minh họa bài 1 SGK.
III/ Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ: 5'
Gọi 1 cặp Hs thực hành đáp lời từ chối( Hs tự đưa ra tình huống) Gv cùng Hs nhận xét.
2, Bài mới: 32' a, Giới thiệu bài. 1'
b, Hoạt động 1: Đáp lời an ủi. 10'
*Bài 1( miệng) Yêu cầu Hs quan sát tranh minh họa, đọc thầm lời an ủi của bạn gái đến thăm và lời đáp của bạn gái bị đau chân. Gv khuyến khích Hs tự nghĩ ra lời đáp khác phù hợp.
*Bài 2( miệng) Gv yêu cầu Hs đóng vai n/v nói lời an ủi, không nhất thiết phải nói đúng từng chữ trong SGK. Tổ chức cho Hs thực hành, Gv cùng Hs nhận xét, động viên khuyến khích Hs có lời đáp phù hợp với các t/h.
1 Hs đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm
Thảo luân trong nhóm đôi.
3, 4 cặp Hs thực hành đáp trước lớp.
Hs nhận xét.
1 hs đọc yêu cầu của bài và 3 tình huống.
Cả lớp suy nghĩ cách nói lời an ủi, lời đáp.
Từng cặp Hs thực hành, Hs nhận xét, bình chọn bạn có lời đáp hay, phù hợp.
c, Hoạt động 2: Viết đoạn văn ngắn kể về việc làm tốt của em hoặc của bạn em.
*Bài 3( viết) Gv lưu ý Hs viết 1 đoạn văn ngắn kể về việc làm tốt em đã làm hoặc em đã t

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_tuan_32_33_pham_thi_huyen.doc