Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 15
TOÁN(71) TGDK:40’
100 trừ đi một số
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ dạng 100 trừ đi một số có một hoặc hai chữ số.
-Biết tính nhẩm 100 trừ đi số tròn chục
- Giáo dục tính cẩn thận khi học toán.
B. Đồ dùng dạy - học: GV: Phiếu ghi bài tập. HS: Bảng con
C. Các hoạt động dạy - học:
1.Bài cũ:(5’)Gọi học sinh lên bảng đọc thuộc bảng cộng,trừ đã học
- Nhận xét ,ghi điểm-Nhận xét bài cũ
2.Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Giới thiệu phép tính 100 trừ đi một số.(10’)
Bước 1: GV ghi phép tính lên bảng: 100 - 36 = ? HS tự tìm cách thực hiện phép tính. - GV nhận xét, sửa sai.
- HS nhắc lại cách đặt tính rồi tính – GV hướng dẫn cách tính.
- HS nhắc lại.
Bước 2: Phép tính 100 – 5 (Cách làm tương tự)
* Gọi HS yếu lên bảng làm bài: 100 - 46 – HS dưới lớp làm bảng con.
- GV nhận xét, sửa sai, tuyên dương.
Bài cũ: (5’)HS kể theo tranh câu chuyện Câu chuyện bó đũa. - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Hoạt động 1: Kể lại từng đoạn theo gợi ý.(10’) Bước 1: HS đọc yêu cầu bài tập và gợi ý sgk - GV gắn bảng phụ và hướng dẫn HS hiểu yêu cầu và các gợi ý. - 1 HS xung phong kể 1đoạn câu chuyện theo gợi ý tóm tắt – GV nhận xét, sửa sai. - HS thực hành trong nhóm kể từng đoạn theo gợi ý – GV hướng dẫn HS yếu. - Đại diện các nhóm thi kể từng đoạn câu chuyện - GV cùng nhóm khác nhận xét, tuyên dương. Bước 2: HS đọc yêu cầu 2/ sgk: Nói ý nghĩa của hai an hem khi gặp nhau trên đồng. - 1 HS đọc lại đoạn 4 câu chuyện - Cả lớp theo dõi. - GV hướng dẫn để HS hiểu yêu cầu. - HS suy nghĩ phát biểu ý kiến – GV cùng lớp nhận xét, tuyên dương Hoạt động 2 : Kể lại toàn bộ câu chuyện.(10’) - GV nêu yêu cầu thực hiện - 4 HS xung phong kể 4 đoạn của câu chuyện- Lớp theo dõi- HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện – GV cùng lớp nhận xét. Bình chọn bạn kể hay nhất – Tuyên dương. 3. Củng cố, dặn dò: (5’) - HS nêu lại ý nghĩa câu chuyện - Nhận xét tiết học. - Tiết sau:Con chó nhà hàng xóm Bổ sung: Toán(bs)(29) TGDK:35’ 1/Hs nêu qui tắc tìm số trừ 2/Làm bt Bài 1:Tìm x x-19=52 45-x=27 39+x=88 63-x=15 Bài 2:Điền +;- 867>92 42.5=37 686<73 769=67 Bài 3:Đặt đề toán theo tóm tắt sau rồi giải Có :65 con dê Bán đi:con dê Còn lại:36 con dê Bài 4:Trên hình vẽ bên có: a/.hình tứ giác b/.hình tam giác *Sửa bài –n/xét 3/Củng cố-dặn dò N/xét tiết học Sinh hoat tập thể(bs)(15) TGDK:35’ Ổn định lớp-Vui chơi 1/ổn định tổ chức lớp 2/HS ca hát,vui chơi,kể chuyện về BH 3/Nhắc nhở HS chơi trò chơi dân gian trong giờ chơi để tránh những va chạm xung quanh. Về nhà tập hát,kể chuyên về BH. Thứ ba ngày 6 tháng 12 năm 2011 TẬP ĐỌC (45) TGDK;40’ Bé Hoa A. Mục tiêu: HS yếu đọc được đúng bài tâp đọc. - Đọc đúng từ khó: lớn lên, nắn nót, đưa võng,(dự định) - Biết ngắt, nghỉ hơi ở chỗ có dấu chấm, dấu phẩy, cụm từ dài.Đọc rõ thư của bé Hoa trong bài. - Đọc hiểu được nội dung bài: Hoa rất yêu thương em, biết chăm sóc em giúp đỡ bố mẹ. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK) - Giáo dục HS là anh chị phải thương yêu em, chăm sóc em giúp đỡ cha mẹ. B. Đồ dùng dạy - học: GV: bảng phụ ghi đoạn hướng dẫn HS đọc. C.Các hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ:(5’) Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi bài Hai anh em. Nhận xét- ghi điểm. Nhận xét bài cũ. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Hoạt động 1: Luyện đọc Bước 1: Luyện đọc câu:(10’) - GV đọc mẫu bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm - HS nghe theo dõi sgk. - Hs luyện đọc câu nối tiếp mỗi em 1 câu (2lần) - GV theo dõi, sửa sai, rút từ khó hướng dẫn đọc đúng. Chú ý các từ ngữ: Nụ, lớn lên, đen láy, đỏ hồng... Bước 2: Luyện đọc đoạn - GV chia đoạn bài đọc - HS luyện đọc đoạn nối tiếp (2lần). - Luyện đọc đoạn khó:GV đưa bảng phụ ghi đoạn 3 và hướng dẫn HS ngắt, nghỉ hơi. *GV kèm HS yếu đọc đúng biết ngắt, nghỉ hơi khi gặp dấu câu, đoạn dài. Bước 3: HS luyện đọc đoạn kết hợp GV giải nghĩa từ mới trong sgk/ 122. - Luyện đọc đoạn trong nhóm - Thi đọc đoạn giữa các nhóm. - Lớp nhận xét - GV nhận xét, sửa sai, tuyên dương. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài (7’) - 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm – Đọc câu hỏi sgk/122 và TLCH. GV chốt ý: Là anh phải thương em chăm sóc em giúp đỡ bố mẹ. Hoạt động 3: Luyện đọc lại(8’) - GV hướng dẫn giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm. - HS luyện đọc cả bài - HS đọc trong nhóm. - Đại diện 1 số nhóm thi đọc trước lớp. - GV cùng lớp nhận xét, tuyên dương bạn đọc hay, diễn cảm. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nêu lại ý nghĩa bài.(5’) - Tiết sau:Con chó nhà hàng xóm Bổ sung: LUYỆN TỪ VÀ CÂU(15) TGDK:40’ Từ chỉ đặc điểm. Câu kiểu: Ai thế nào? A. Mục tiêu: Giúp HS: -Nêi được một số từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất của ngưòi, vật, sự vật. (thực hiện 3 trong số 4 mục của BT1, toàn bộ BT2). -Biết chọn từ thích hợp để đặt thành câu theo mẫu kiểu Ai thế nào? (Thực hiện 3 trong số 4 mục ở BT3). - Giáo dục HS có ý thức học tập. B. Đồ dùng dạy – học: GV: tranh bài tập 1, phiếu bài tập 2, 3. C.Các hoạt động dạy – học: 1. Bài cũ:(5’)Nêu 1 số từ ngữ nói về tình cảm gia đình - Nêu tác dụng dấu chấm, dấu cấm hỏi trong câu. - GV nhận xét, ghi điểm 2. Bài mới : Giới thiệu bài * Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1/vbt(6’): (miệng) - HS đọc yêu cầu bài tập – GV treo tranh và hướng dẫn yêu cầu cho HS rõ:quan sát tranh thật kĩ và chọn một từ trong ngoặc trả lời câu hỏi diển tả đúng cảnh vẽ trong tranh. - HS hỏi- đáp theo cặp - Đại diện từng cặp hỏi-đáp trước lớp. - Nhóm khác nhận xét – GV nhận xét, sửa sai. GV chốt: cần diễn đạt câu rõ ràng, trọn ý và trả lời đúng nội dung câu hỏi. Bài tập 2/vbt: ( viết) (8’) - HS đọc yêu cầu bài tập – GV gắn bảng phụ và làm mẫu vài từ. - HS làm bài theo cặp vào vbt – 1 hs làm bảng phụ - GV cùng lớp nhận xét. Bài tập 3/vbt: ( viết)(8’) - HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập - GV gắn bảng phụ và hướng dẫn phân tích câu mẫu. * Đầu câu phải viết hoa, cuối câu đặt dấu chấm kết thúc. - HS làm bài vbt – GV kèm HS yếu. - GV gọi 3, 4 HS lên bảng làm bài. - GV nhận xét, sửa sai. * Nhắc nhở HS ghi nhớ kiểu câu: Ai thế nào? 3.Củng cố, dặn dò: (5’)- HS ghi nhớ kiểu câu: Ai thế nào?. - Giáo dục HS biết thương yêu những thành viên trong gia đình. Bổ sung: TOÁN (73) TGDK:40’ Đường thẳng A. Mục tiêu: Giúp HS: - . Nhận biết được và gọi tên đoạn thẳng ,đường thẳng. - Biết vẽ đoạn thẳng, đường thẳng qua 2 điểm bằng thước và bút, biết ghi tên các đường thẳng. - Giáo dục tính cẩn thận khi vẽ hình, làm toán. B. Đồ dùng dạy - học: GV: Thước thẳng, phiếu ghi bài tập. HS: Thước thẳng. C. Các hoạt động dạy - học: 1.Bài cũ: HS nhắc lại qui tắc tìm số trừ.(5’) -2 HS làm bài :33-x=15 27-x=18 - Nhận xét bài trên bảng – Ghi điểm. 2.Bài mới: Giới thiệu bài. Hoạt động 1:(10’) Giới thiệu đường thẳng, cách vẽ đường thẳng. Bước 1: Giới thiệu thước thẳng - kiểm tra đồ dùng học tập. GV vẽ lên bảng và HS nêu đoạn thẳng AB - Nhắc lại chữ kí hiệu điểm hình học. A B - HS nhắc lại cách vẽ đoạn thẳng AB – GV nhận xét. - HS vẽ đoạn thẳng AB vào nháp – GV xuống lớp kiểm tra. Bước 2: GV dùng bút và thước thẳng kéo dài hai đầu đoạn thẳng AB về hai phía ta được đường thẳng AB – HS nhằc lại: Đường thẳng AB - HS vẽ đường thẳng vào nháp – GV kiểm tra. Bước 3: GV chấm 3 điểm A, B, C thẳng hàng và nói: Ba điểm A, B, C cùng nằm trên một đường ta nói: A, B, C là ba điểm thẳng hàng. - GV cũng giúp HS nhận ra 3 điểm không thẳng hàng qua ví dụ khác. Hoạt động 2: Thực hành Bài 1:(15’) Gọi HS nêu yêu cầu bài tập – GV làm bài mẫu. - HS làm bài – GV kèm HS yếu – 1 HS lên bảng vẽ đường thẳng. - GV cùng lớp nhận xét, sửa sai. 3.Củng cố, dặn dò:(5’) - 1 HS lên bảng vẽ đoạn thẳng AB. - 1 HS lên bảng vẽ đường thẳng CD. -Tiết sau:Luyện tập Nhận xét tiết học. Bổ sung: Tự nhiên và Xã hội(15) TGDK:35’ Trường học A.Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Nói được tên ,điạ chỉ và kể được một số phòng học ,phòng làm việc ,sân chơi ,vườn trường của em. -Nói được ý nghĩa của tên trường em ,tên trường là tên danh nhân hoặc tên của xã ,phường. - Tự hào và yêu quý trường học của mình. B. Đồ dùng dạy - học: GV: Tranh vẽ trong Sgk / tr 32, 33. C. Các hoạt động dạy - học : 1. Bài cũ:(5’) HS trả lời câu hỏi: Chúng ta nên làm gì để phòng tránh ngộ độc? Nếu người nhà bị ngộ độc em phải làm gì? - Nhận xét đánh giá- Nhận xét bài cũ. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Hoạt động 1:(6’) Quan sát tranh SGK. Theo cặp 2 em. * Mục tiêu: Quan sát và mô tả một cách đơn giản cảnh quan về trường mình. * Cách tiến hành: Bước 1: HS nói tên trường và địa chỉ của trường? Nói tên và chỉ vị trí của từng khối lớp.T/chức cho HS q/sát sân trường nhận xét rộng hay hẹp, ở đó trồng cây gì Bước 2: Làm việc theo nhóm. HS nói cho nhau nghe về cảnh quan của trường mình.- Gọi 1, 2 HS nói trước lớp. GV kết luận:Trường học thường có sân, vườn và nhiều phòng như: Phòng làm việc của ban giám hiệu, phòng hội đồng, và các phòng học khác. Hoạt động 2: Làm việc với SGK.(10’) * Mục tiêu: Biết một số h/động thường diễn ra ở lớp học, thư viện, phòng truyền thống, phòng y tế, * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp. Yêu cầu HS quan sát tranh Sgk/tr 32, 33 và TLCH : + Ngoài các phòng học trường của bạn có những phòng nào? + Nói về hoạt động diễn ra ở lớp học, thư viện, phòng truyền thống và phòng y tế trong các hình. Bạn thích phòng nào? tại sao? Bước 2: Gọi một số HS trình bày trước lớp - Nhóm khác nhận xét – Bổ sung. GV chốt ý : Ở trường HS học tập trong lớp học, hay ngoài sân trường, ngoài ra các em có thể đến thư viện để đọc và mượn sách. Hoạt động 3: Liên hệ thực tế(7’) * Mục tiêu: Giúp HS biết được một số hoạt động diễn ra ở trường mình. * Cách tiến hành: HS trả lời các câu hỏi: + Trường em có những phòng nào? + Trường em có những hoạt động gì? +Em có thích tham gia các hoạt động đó không?- HS trả lời – HS khác bổ sung. - GV chốt ý : Các hoạt động ở trường giúp các em giải trí, vui chơi sau giờ học 3.Củng cố, dặn dò: Giáo dục HS biết yêu trường lớp.(3’) - Tìm hiểu trước các thành viên trong nhà trường của em gồm có những ai. Bổ sung : Tiếng Việt(bs)(42) TGDK:35’ Rèn đọc và trả lời vâu hỏi:Bé Hoa 1/Mục tiêu: -Chuẩn bị bài ngày mai -Rèn đọc và TLCH bài Bé Hoa 2/Nội dung: a.GV hd hs ghi vở bài ngày mai:Ctả:Bé Hoa ;Toán:Luyện tập;Tập viết:Chữ hoa N;Đạo đức:Giữ gìn trường lớp sạch sẽ b.Rèn đọc và TLCH -Gọi hs đọc bài CN-nhóm đôi-n/xét -GV ghi câu hỏi sgk-hs trả lời-viết câu trả lời vào vở -Tuyên dương những hs học tốt 3/Củng cố-dặn dò:Ôn bài N/xét tiết học Thứ tư ngày 7 tháng 12 năm 2011 TOÁN (74) TGDK:40’ Luyện tập A. Mục tiêu: Giúp HS: - Thuộc bảng trừ đã học để tính nhẩm. -Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100. - Giáo dục tính cẩn thận khi học toán. B. Đồ dùng dạy - học: GV: Bảng phụ bài tập. HS: Thước thẳng C. Các hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ:(5’) - HS lên bảng vẽ đường thẳng AB. - 1 HS dùng thước xác định 3 điểm thẳng hàng ( trên hình vẽ GV cho trước) - HS dưới lớp làm nháp - Nhận xét.
File đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_2_tuan_15.doc