Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 12

Tìm số bị trừ

A. Mục tiêu: Giúp HS:

- Biết tìm x trong các bài tập dạng x –a =b (Với a,b là các số không qúa hai chữ số) bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết qủa của phép tính (Biết cách tìm số bị trừ khi biết hiệu và số trừ).

-Vẽ được đoạn thẳng và xác địnhđiểm là giao của hai đoạn thẳng cắt nhau và đặt tên điểm đó.

-Giáo dục tính cẩn thận chính xác khi làm toán.

B. Đồ dùng dạy - học: Phiếu ghi bài tập, 10 ô vuông( cắt rời như sgk).

C. Các hoạt động dạy - học:

1.Bài cũ: - 3HS đọc bảng trừ 12 trừ đi 1 số. 2 HS làm bt 52-17,82-26,43+19,28+14

- HS dưới lớp làm nháp – Cả lớp nhận xét. 1 HS làm toán giải

- GV nhận xét, ghi điểm.

 

doc20 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 16/02/2022 | Lượt xem: 344 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS kể chuyện.(15’)
Bước 1: 1 HS đọc yêu cầu 1/ sgk : kể lại đoạn 1 bằng lời của em.
- GV giúp HS nắm yêu cầu kể chuyện.
- HS nhớ lại đoạn 1 và 2, 3 HS kể lại bằng lời của mình.
- GV cùng lớp nhận xét, bổ sung giúp bạn.
Bước 2: HS đọc yêu cầu 2/sgk và các ý tóm tắt câu chuyện.
- GV hướng dẫn yêu cầu – GV chia nhóm
- HS kể chuyện theo từng gợi ý trong bài.
* GV kèm nhóm có HS yếu kể chuyện.
- Đại diện nhóm kể trước lớp (2, 3 ý) 
- Lớp theo dõi, nhận xét, bình chọn nhóm kể hay nhất.
Hoạt động 2: Kể đọan kết câu chuyện (15’)
- 1 HS đọc yêu cầu 3/sgk 
- GV hướng dẫn yêu cầu 
- HS kể trong nhóm – Đại diện nhóm thi kể trước lớp.
- GV cùng lớp nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân kể hay nhất.
- Tuyên dương nhóm kể hay, giàu tình cảm.
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
 - HS nêu lại ý nghĩa câu chuyện.
- GV tuyên dương HS tham gia kể chuyện tốt. Khuyến khích những em chưa mạnh dạn, tự tin.
Bổ sung:
 Toán(bs)(22) TGDK:35’
1/Ôn bảng trừ 13 trừ đi một số
2/Làm bài tập
Bài 1:Đặt tính rồi tính hiệu
a/13 và 8 b/13 và 7 c/13 và 5
Bài 2:Điền số
-6=7 13-=4 13-8=
13-=4+3 12-7=13- 21-14=13-
Bài 3:Một quyển truyện có 13 trang,Minh đã đọc được 5 trang.Hỏi quyển truyện còn mấy trang Minh chưa đọc?
Bài 4:Trong hình bên có 
a/tam giác
b/chữ nhật	
3/Củng cố-dặn dò
-N/xét bài làm của hs
-N/xét tiết học
 Sinh hoạt tập thể(bs)(12) TGDK:35’
 Sinh hoạt Sao
1/Gv hdẫn hs ra sân-ổn định lớp
2/Tổ chức cho hs sinh hoạt cùng các anh chị lớp 4:hát ,trò chơi.Kết hợp với cô TPT hdẫn các em vui chơi.
3/N/xét tiết sinh hoạt.
 Thứ ba ngày 15 tháng 11 năm 2011
 TẬP ĐỌC(36) TGDK:40’
 Mẹ 
A. Mục tiêu: HS yếu đọc đúng bài thơ. 
-Biết ngắt nhịp đúng câu thơ lục bát (2/4 và 4/4; riêng dòng 7, 8 ngắt 3/3 và 3/5).
- Đọc hiểu được nội dung bài: Cảm nhận được nỗi vất vả và tình thương yêu bao la của mẹ dành cho con. Học thuộc lòng 6 dòng thơ cuối .
- Giáo dục HS thương yêu, giúp đỡ cha mẹ.
B. Đồ dùng dạy – học: GV: bảng phụ viết đoạn thơ, cả bài thơ.
C. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ:(5’) Gọi 3HS đọc và trả lời câu hỏi bài Sự tích cây vú sữa. 
 GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. 
 Hoạt động 1: Luyện đọc 
Bước 1: Luyện đọc câu(15’)
- GV đọc mẫu - HS nghe theo dõi sgk.
- HS luyện đọc câu: đọc nối tiếp mỗi em 1 câu (2lần) - GV theo dõi, sửa sai. 
- GV theo dõi rút từ khó ghi bảng. - HS luyện đọc- GV theo dõi, sửa sai.
Bước 2: GV chia đoạn khổ thơ - HS luyện đọc đoạn nối tiếp (2lần).
- HS luyện đọc khổ thơ kết hợp GV giải nghĩa từ mới trong sgk/ 101.
- GV đưa bảng phụ ghi đoạn khó lên hướng dẫn ngắt, nghỉ hơi.
*GV kèm HS yếu đọc đúng biết ngắt nhịp các câu thơ.
- Luyện đọc đoạn trong nhóm - Thi đọc đoạn giữa các nhóm. 
- Lớp nhận xét - GV nhận xét, sửa sai, tuyên dương. 
Bước 3: Cả lớp đọc đồng thanh.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài (7’)
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm – Đọc câu hỏi sgk và TLCH. GV chốt ý:
Câu 1: Tiếng ve lặng đi vì ve cũng mệt vì mùa hè nắng oi.
Câu 2: Mẹ đưa võng hát ru quạt cho con mát. 
Câu 3: Ngôi sao thức trên bầu trời đêm, ngọn gió mát lành.
Câu 4: Qua bài thơ em hiểu về người mẹ như thế nào? ( Nỗi vất vả và tình thương yêu bao la của mẹ dành cho con.) 
Hoạt động 3: Luyện đọc lại và học thuộc lòng bài thơ.(10’)
- GV hướng dẫn cách đọc – HS đọc nhẩm 2, 3 lần cho thuộc lòng.
- HS luyện đọc (đọc nối tiếp, đọc mời) trong nhóm * GV rèn cho HS yếu đọc đúng.
- Đại diện 1 số nhóm đọc trước lớp - GV cùng lớp nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò: Gọi HS đọc lại bài thơ.(3’)
- HS nhắc lại ý nghĩa bài thơ.
- Về nhà học thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi.
Bổ sung :
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU(12) TGDK:40’ 
Từ ngữ về tình cảm. Dấu phẩy
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết ghép tiếng theo mẫu để tạo các từ chỉ tình cảm gia đình ,biết dùng một số từ tìm được để điền vào chỗ trống trong câu (BT1 ,BT2); nói được 2, 3 câu về hoạt động của mẹ và con được vẽ trong tranh (BT3).
- Biết đặt dấu phẩy vào chỗ hợp lí trong câu (BT4 -Chọn 2 trong số 3 câu. )
- Giáo dục HS biết kính trọng, yêu thương những thành viên trong gia đình.
B. Đồ dùng dạy – học: GV: bảng phụ bài tập 
C.Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ:(5’) HS kể tên một số đồ dùng trong nhà và công dụng của nó.
 GV nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới : Giới thiệu bài
* Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1/vbt: (viết)(10’)
- HS đọc yêu cầu bài tập – GV nêu rõ yêu cầu bài tập: ghép các tiếng bằng cách đọc thầm, xem các từ đã ghép có phù hợp không.
- GV làm mẫu – HS làm vào vbt.
- 2 HS lên bảng làm bài – Lớp nhận xét, sửa bài.
Bài tập 2/vbt: ( viết)(8’)
- HS đọc yêu cầu bài tập – GV hướng dẫn – HS làm bài.
- HS nối tiếp đọc câu đã hoàn chỉnh – GV cùng lớp nhận xét, sửa sai.
- GV tuyên dương những HS điền từ đúng, hay.
* GV chốt : Các từ có thể điền: kính trọng, yêu thương, quí mến, yêu quí..
Bài tập 3/vbt: ( viết)(8’)
- HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- GV gắn từng câu và yêu cầu cả lớp đọc thầm, làm bài.
- HS trình bày – cách đặt dấu phẩy.
- GV cùng lớp nhận xét, sửa sai.
Kết quả đúng:
a. Chăn màn , quần áo được xếp gọn gàng.
b. Giường tủ , bàn ghế được kê ngay ngắn.	
c. Giày dép , mũ nón được để đúng chỗ.
- HS nhắc lại tác dụng của dấu phẩy.
GV kết: Dấu phẩy dùng để ngăn cách các bộ phận giống nhau trong câu.	
3.Củng cố, dặn dò: (5’) Ghi nhớ tác dụng của dấu phẩy trong câu.
- Giáo dục HS biết yêu thương gia đình.
-Chuẩn bị:Từ ngữ về công việc gia đình
Bổ sung:
 TOÁN( 58) TGDK:40’
 33 - 5
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 dạng 33 -5, dạng 33 -8.
- Biết tìm số hạng chưa biết của một tổng ( đưa về phép trừ dạng 33 -8 )
- Giáo dục tính cẩn thận chính xác khi học toán.
B. Đồ dùng dạy - học: GV: phiếu ghi bài tập, đồ dùng dạy toán
 HS: bảng con, que tính.
C. Các hoạt động dạy - học:
1.Bài cũ: (5’) 2 Gọi HS lên bảng đọc bảng trừ 13 trừ đi một số. 
 HS nhận xét – GV nhận xét.
2.Bài mới: Giới thiệu bài - ghi bảng.
Hoạt động 1: Giới thiệu phép trừ dạng 33 – 5(10’)
- GV yêu cầu HS thao tác trên que tính để dẫn đến kết quả của phép tính trừ 33 - 5
- GV hướng dẫn thực hiện đặt tính, tính như Sgk/ tr 58.
- GV gọi HS nêu lại cách đặt tính rồi tính.
* Gọi 1 HS yếu lên bảng làm bài. Đặt tính rồi tính 33 - 8.- HS làm bảng con.
- GV nhận xét , sửa sai, tuyên dương. 
Hoạt động 2: Thực hành (20’)
Bài 1:Tính(8’)
- HS nêu lại các bước – HS tự làm bài.
* GV kèm HS yếu làm bài – HS lên bảng làm bài.
- GV cùng lớp nhận xét, sửa sai.
Bài 2:Đặt tính rồi tính hiệu(bảng con)(5’)(bỏ câu b,c)
Bài 3: Tìm x (7’)(bỏ câu c)
- HS nhắc lại các qui tắc tìm số hạng chưa biết, tìm số bị trừ.
- HS làm vở- GV kèm HS yếu làm bài – HS lên bảng làm bài.
- Lớp nhận xét, sửa bài.
3.Củng cố, dặn dò: Học sinh nhắc lại bảng trừ 13.(5’)
- Gọi HS nhắc lại cách đặt tính rồi tính.
- Tiết sau: 53 – 15
Bổ sung:
 Tự nhiên và Xã hội(12) TGDK:35’ 
 Đồ dùng trong gia đình. 
A. Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể: 
- Kể tên và nêu dụng cụ của một số đò dùng thông thường trong nhà. Biết phân loại các đồ dùng theo vật liệu làm ra chúng. 
- Biết cách sử dụng và bảo quản 1 số đồ dùng trong gia đình.
- Giáo dục HS có ý thức gọn gàng, ngăn nắp.
B.Đồ dùng dạy - học: GV: Tranh vẽ trong Sgk / tr 26, 27.
C. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: (5’) 2HS trả lời câu hỏi:
+ Hãy kể những người thân trong gia đình và công việc của mỗi người? 
+ Bạn đã làm gì để giúp đỡ cha mẹ? GV nhận xét đánh giá.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Quan sát tranh Sgk.(10’)
 Mục tiêu: Kể tên và nêu công dụng của một số đồ dùng thông thường trong nhà. Biết phân loại đồ dùng theo vật liệu làm ra chúng.
Cách tiến hành: GV hướng dẫn HS quan sát tranh SGK/ 26 hình 1, 2, 3.
- Kể tên những đồ dùng có trong từng hình. Chúng được dùng để làm gì?
- Lớp nhận xét, bổ sung. 
GV chốt ý : Mỗi gia đình đều có các đồ dùng thiết yếu phục vụ cho nhu cầu cuộc sống. Tùy vào nhu cầu và điều kiện kinh tế nên đồ dùng của mỗi gia đình đều có sự khác nhau.
Hoạt động 2: Thảo luận về bảo quản, giữ gìn 1 số đồ dùng trong nhà.(10’)
Mục tiêu: Biết cách sử dụng và bảo quản 1 số đồ dùng trong nhà. Có ý thức cẩn thận, gọn gàng, ngăn nắp.
Cách tiến hành: Làm việc theo nhóm đôi. Quan sát tranh 4, 5, 6/ sgk / tr 27.
 Các bạn trong hình đang làm gì?
+ Muốn sử dụng đồ dùng bền đẹp ta cần phải lưu ý điều gì?
+ Khi sử dụng đồ dùng bằng điện ta cần chú ý điều gì?
+ Đối với bàn, ghế, giường, tủ trong nhà chúng ta phải giữ gìn như thế nào?
- Đại diện nhóm trình bày.
- Hãy kể các đồ dùng trong nhà bạn? - Bạn đã giữ gìn chúng như thế nào?
- Cả lớp nhận xét, tuyên dương.
- GV chốt ý : Cần bảo quản, sử dụng và giữ gìn cẩn thận các đồ dùng trong nhà để đồ được bền, đẹp và đảm bảo an toàn.
3. Củng cố, dặn dò:(5’)- Gdục HS ý thức sử dụng cẩn thận các đồ dùng trong nhà.
-Chuẩn bị:Giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở.
Bổ sung:
 Tiếng Việt (bs)(33) TGDK:35’
 Rèn đọc và TLCH bài:Sự tích cây vú sữa
1/Mục tiêu:
-Hướng dẫn hs chuẩn bị vở ngày hôm sau
-Rèn đọc và trả lời các câu hỏi 
2/Nội dung:
a.GV hd hs ghi vở bài ngày mai:Ctả:Mẹ ;Toán:53-15;tập viết:Chữ hoa K;Đạo đức:Quan tâm,giúp đỡ bạn.
b.Rèn đọc và TLCH 
-Gọi hs đọc bài CN-nhóm đôi-n/xét
-GV ghi câu hỏi sgk-hs trả lời-viết câu trả lời vào vở
-Tuyên dương những hs học tốt
3/Củng cố-dặn dò:Ôn bài 
 N/xét tiết học 
 Thứ tư ngày 16 tháng 11 năm 2011
 TOÁN(59) TGDK:40’ 
 53 - 15
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 dạng 53 – 15.
-Biết tìm số bị trừ dạng x -18=9.
-Biết vẽ hình vuông theo mẫu (Vẽ trên giấy ô li)
- Giáo dục tính cẩn thận chính xác khi học toán.
B. Đồ dùng dạy - học: GV: phiếu ghi bài tập, đồ dùng dạy toán.
 HS: Bảng con, que tính.
C. Các hoạt động dạy - học:
1.Bài cũ:(5’) 3HS đọc bảng trừ 13 trừ đi một số.
- Gọi HS lên bảng làm bài tập:23-6 43-8 73-7 13-9
 - GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thực hiện phép tính trừ 53 – 15(10’)
- GV yêu cầu HS thao tác trên que tính để dẫn đến kết quả của phép tính trừ 53 – 15.
- GV hướng

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_2_tuan_12.doc