Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 8 - Văn Thị Thanh Hiền

 2.2.Dạy vần

 * Ua

 a) Nhận diện chữ

 - GV: Phân tích vần ua? (Vần ua được tạo bởi âm u và a, HS ghép)

 - So sánh vần ua với vần ia? (Giống: Cùng kết thúc bằng a.

 Khác : Ua bắt đầu bằng a)

 - GV cho HS phát âm lại vần ua - ghi bảng.

 b) Đánh vần

 + Vần:

 - GV: Vần ua đánh vần như thế nào?

 - HS: Vần ua chúng ta đánh vần là: u - a - ua. (HS đánh vần cá nhân, nhóm, lớp)

 + Tiếng từ khóa:

 - Thêm âm c vào vần ua để được tiếng cua.

 - HS ghép tiếng cua.

 - GV nhận xét ghi bảng: cua. Em có nhận xét gì về vị trí của âm c và vần ua?

 - HS: c đứng trước, ua đứng sau.

 - Tiếng cua đánh vần như thế nào?

 

doc18 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 356 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 8 - Văn Thị Thanh Hiền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầu: Tính 
 - GV ghi kết quả vào ô trống, HS làm tương tự.
 1 + 1 	 1 + 2 1 + 3 1 + 4
 2 + 1 2 +2 3 + 1 1 + 3
 Bài 3: - GV treo tranh hỏi: 
 + Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ?(Tính)
 - GV hướng dẫn: Từ trái qua phải lấy 2 số đầu cộng lại với nhau được bao nhiêu cộng với số còn lại.
 - HS làm bài trên bảng:
1 + 1 + 1 = 2 + 1 + 1 = 1 + 2 + 1 =
 Bài 4: - HS nêu yêu cầu bài toán: Viết phép tính thích hợp.
 - GV HD HS quan sát tranh và nêu bài toán. 
 “Có một bạn chơi bóng, thêm ba bạn đến chơi. Hỏi có tất cả mấy bạn?” 
Phép tính: 1 + 3 = 4
	 - HS làm bài chữa bài.
 3. Củng cố - dặn dò:
 - HS chơi hoạt động nối tiếp.
 - GV nêu 1 phép tính gọi HS trả lời. Nếu HS đó nêu đúng kết quả, thì được nêu phép tính khác và chỉ định 1 bạn trả lời.
 - GV nhận xét giờ học.
Thöù tö ngaøy 15 thaùng 10 naêm 2008
Học vần
 OI , AI
I - Mục đích – yêu cầu:
 - Biết cấu tạo của vần: oi, ai.
 - Đọc viết được: oi, ai, nhà ngói, bé gái.
 - Nhận diện được vần oi, ai trong các tiếng, từ khóa, sách báo.
 - Đọc được từ và câu ứng dụng SGK.
 - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Sẻ, ri, bói cá, le le.
II - Đồ dùng dạy – học :
 - Sách tiếng việt 1, tập 1.
 - Bộ ghép chữ tiếng việt.
 - Tranh minh họa SGK .
III-Các hoạt động dạy – học:
 1. Kiểm tra bài cũ:
 - HS đọc từ: mua mía, mùa dưa, ngựa tía, trỉa đỗ.
 - Viết các từ vừa đọc.
 - HS đọc câu ứng dụng.
 2. Dạy - học bài mới:
Tiết 1
 2.1.Giới thiệu bài : 
 - Giờ trước các em được học vần ia, ua, ưa. Hôm nay chúng ta học vần oi, ai. GV viết lên bảng.
 - HS nhắc lại đề: oi, ai.
 2.2.Dạy vần 
 * Oi
 a)Nhận diện chữ 
 - GV: Phân tích vần oi ? (Vần ua được tạo bởi âm o và i, HS ghép)
 - So sánh vần oi với o ? (Giống: o
 Khác: vần oi có thêm âm i)
 - GV cho HS phát âm lại vần oi - ghi bảng.
 b) Đánh vần
 + Vần:
 - GV: Vần oi đánh vần như thế nào?
 - HS: Vần oi chúng ta đánh vần là o - i - oi. (HS đánh vần cá nhân, nhóm, lớp)
 + Tiếng từ khóa:
 - Thêm âm ng và dấu sắc vào vần oi để được tiếng ngói.
 - HS ghép tiếng ngói.
 - GV nhận xét ghi bảngối ngói. Em có nhận xét gì về vị trí của âm ng và vần oi?
 - HS: ng đứng trước, oi đứng sau, dấu sắc trên o.
 - Tiếng ngói đánh vần như thế nào? 
 - HS: ngờ - oi - ngoi - sắc - ngói (cá nhân, nhóm, lớp).
 - GV đưa tranh con cua và hỏi: Tranh vẽ gì? ( nhà ngói). Rút từ nhà ngói ghi bảng.
 - HS đánh vần và đọc trơn: o -i -oi
 ngờ - oi - ngoi - sắc - ngói
 nhà ngói. 
 - HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp.
 c) Viết: 
 - Chữ ghi vần: GV viết bảng nêu quy trình nối o và i.
 - Chữ ghi tiếng và từ: nối ng và oi dấu sắc trên o.
 * ai ( Quy trình tương tự)
 d) Đọc từ ứng dụng
 - HS đọc: ngà voi, cái còi, gà mái, bài vở. 
 - GV giải thích: + Ngà voi : Tranh minh họa. Cái ngà của con voi.
 + Cái còi: Vật mẫu
 + Gà mái: Gà thuộc giống cái đẻ ra trứng.
 + Bài vở: Chỉ bài tập, sách vở nói chung.
 - GV đọc mẫu, HS đọc lại.
Tiết 2
 2.2.Luyện tập :
 a) Luyện đọc: 
 - HS lại các vần, từ ở tiết 1.
 - Đọc câu ứng dụng. HS quan sát tranh minh họa câu ứng dụng để nhận xét.
 + Tranh vẽ gì? ( chim bói cá, cành tre, cá)
 + Em có nhận xét gì về bức tranh?
 + Hãy đọc câu ứng dụng dưới bức tranh?
 - HS đọc câu ứng dụng (cá nhân, nhóm, lớp). Chú bói cá nghĩ gì thế?
 Chú nghĩ về bữa trưa.
 - Em có nhận xét gì về câu thứ nhất? (có dấu hỏi)
 + Vậy chúng ta phải đọc như thế nào? (hơi kéo dài tiếng thế)
 - GV đọc mẫu. HS đọc.
 b) Luyện viết: 
 - Khi viết vần hoặc tiếng, từ khóa trong bài chúng ta phải chú ý điều gì?
 - HS: nét nối giữa o và i; ng và oi, g và ai, dấu sắc trên o và a. 
 c) Luyện nói theo chủ đề: Sẻ, ri, bói cá, le le.
 - HS đọc tên bài luyện nói.
 - GV treo tranh nêu câu hỏi gợi ý:
 + Trong tranh vẽ gì? 
 + Em có biết con chim nào trong số những con vật này?
 + Chim bói cá và le le sống ở đâu và thích ăn gì?
 + Chim sẻ và chim ri thích ăn gì? Chúng sống ở đâu?
 + Trong những con chim này, em thích loại chim nào nhất?
 + Em có biết bài hát nào nói về chim không? Hãy hát cho cả lớp nghe?
 + Theo em những con chim này có lợi không? Vì sao?
 3. Củng cố - dặn dò:
 - HS đọc lại toàn bảng.
 - HS đọc từ, câu ứng dụng SGK.
 - Dặn đọc bài ở nhà. Xem trước bài sau.
Toán
	PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 5
I - Mục tiêu : 
 - Tiếp tục củng cố khái niệm ban đầu về phép cộng.
 - Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 5.
 - Biết làm tính cộng trong phạm vi 5.
 - Giải các bài toán trong thực tế có liên quan đến phép cộng.
II - Đồ dùng dạy – học:
 - Tranh vẽ SGK. 
 - Mẫu vật : 5 bông hoa, 5 que tính. 
 - HS bộ dùng toán 1.
III -Các hoạt động dạy – học :
 1. Kiểm tra bài cũ :
 - HS đọc lại phép cộng trong phạm vi 3, 4.
 2. Dạy học bài mới :
 a. Giới thiệu bài : Chép đề lên bảng. 
 b. Giới thiệu phép cộng, bảng cộng trong phạm vi 5:
 Bước 1: Giới thiệu phép cộng: 4 + 1 = 5
 - GV nêu bài toán : Có 4 bông hoa, thêm 1 bông hoa. Hỏi tất cả có mấy bông hoa?
 - HS TL: “4 bông hoa thêm 1 bông hoa. Tất cả 5 bông hoa”.
 - Ta có thể làm phép tính gì ?
 4 + 1 = 5 HS đọc lại. 
 Bước 2: Giới thiệu phép cộng: 1 + 4 = 5
 - Đưa ra 1 que tính, thêm 4 que tính. Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính? 
 - HS trả lời đầy đủ : 1 + 4 = 5.
 Bước 3: Giới thiệu phép cộng: 2 + 3 = 5 , 3 + 2 = 5 (Tương tự)
 Bước 4: So sánh : 4 + 1 = 5 và 1 + 4 = 5 ; 2 + 3 = 5 và 3 + 2 = 5
 - Em có nhận xét gì về kết quả của hai phép tính trên? ( bằng nhau và bằng 5)
 - GV : Bốn cộng một bằng năm, một cộng bốn cũng bằng năm. Vậy ai có nhận xét gì về hai phép tính: 4 + 1 và 1 + 4.(bằng nhau). Làm tương tự với phép tính 2 + 3 và 3 + 2.
 Bước 5: Luyện đọc thuộc lòng bảng cộng trong phạm vi 5.
c. Luyện tập: 
Bài 1: - HS nêu yêu cầu: Tính 
 - HS làm bài, chữa bài, 2 em lên bảng giải. 
Bài 2: - HS nêu yêu cầu : Tính. 
 - Hướng dẫn HS viết thẳng cột.
 4 2 2 3 1 1
 + + + + + +
 1 3 2 2 4 3
Bài 4: - HS nêu yêu cầu : Viết phép tính thích hợp.
 - HS quan sát từng tranh nêu bài toán và phép tính tương ứng.
 Tranh 1: Có 4 con hươu, thêm 1 con hươu. Hỏi tất cả có mấy con hươu?
4 + 1 = 5
 Tranh 2: Có 3 con chim, thêm 2 con chim. Hỏi tất cả mấy con chim?
3 + 2 = 5
 - HS làm bài. GV cho HS đổi vở để kiểm tra kết quả bài làm của bạn. Gọi một số em đọc bài làm của bạn lớp nhận xét. GV nhận xét ghi điểm.
4. Củng cố -dặn dò:
 - Trò chơi tính kết quả nhanh.
 - GV chuẩn bị 2 tấm bìa và 1 số hoa rời trên có ghi phép tính. 
 4 + 1 = 3 + 2 = 1 + 4 = 2 + 3 =
 HS phải gắn vào nhị là 5, các cánh hoa có kết quả tương ứng.
 Lớp chia làm 2 đội, cử đại diện của đội lên chơi.
 - Nhận xét dặn dò.	 
Thöù naêm ngaøy 16 thtùng 10 naêm 2008
Học vần 
 ÔI , ƠI
I - Mục đích – yêu cầu:
 - Biết cấu tạo của vần: ôi, ơi.
 - Đọc viết được: ôi, ơi, trái ổi, bơi lội.
 - Nhận diện được vần ôi, ơi trong các tiếng, từ khóa, sách báo.
 - Đọc được từ và câu ứng dụng SGK.
 - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Lễ hội.
II - Đồ dùng dạy – học :
 - Sách tiếng việt 1, tập 1.
 - Bộ ghép chữ tiếng việt.
 - Tranh minh họa SGK .
III-Các hoạt động dạy – học:
 1. Kiểm tra bài cũ :
 - HS đọc từ: ngà voi, cái còi, gà mái, bài vở.
 - Viết các từ vừa đọc.
 - HS đọc câu ứng dụng. Chú Bói Cá nghĩ gì thế?
 Chú nghĩ về bữa trưa.
 2. Dạy - học bài mới:
Tiết 1
 2.1.Giới thiệu bài : 
 - Giờ trước các em được học vần ia, ua, ưa. Hôm nay chúng ta học vần ôi, ơi. GV viết lên bảng.
 - HS nhắc lại đề: ôi, ơi.
 2.2.Dạy vần 
 * Ôi
 a) Nhận diện chữ 
 - GV: Phân tích vần ôi? (Vần ôi được tạo bởi âm ô và i, HS ghép)
 - So sánh vần ôi với oi? (Giống : i
 Khác : vần oi có âm o trước)
 - GV cho HS phát âm lại vần ôi - ghi bảng.
 b) Đánh vần
 + Vần:
 - GV: Vần ôi đánh vần như thế nào?
 - HS: Vần ôi chúng ta đánh vần là ô - i - ôi. ( HS đánh vần cá nhân, nhóm, lớp)
 + Tiếng từ khóa:
 - Thêm dấu hỏi vào vần ôi để được tiếng ổi.
 - HS ghép tiếng ổi.
 - GV nhận xét ghi bảng ổi. Em có nhận xét gì về vị trí của vần ôi và dấu hỏi?
 - HS: ôi đứng riêng, dấu hỏi trên ô.
 - Tiếng ổi đánh vần như thế nào? 
 - HS: ôi hỏi ổi (cá nhân, nhóm, lớp).
 - GV đưa tranh và hỏi: Tranh vẽ gì? ( trái ổi). Rút từ trái ổi ghi bảng.
 - HS đánh vần và đọc trơn: ô -i -ôi
 ôi - hỏi - ổi
 trái ổi. 
 - HS đọc : cá nhân, nhóm, lớp.
 c) Viết : 
 - Chữ ghi vần: GV viết bảng nêu quy trình nối o và i.
 - Chữ ghi tiếng và từ: nối ng và oi dấu sắc trên o.
 * ơi ( Quy trình tương tự)
 - Vần ơi tạo bởi ơ và i.
 - So sánh: ơi và ôi.
 - Đánh vần: ơ - i - ơi
 bờ - ơi - bơi
 bơi lội.
 d) Đọc từ ứng dụng
 - HS đọc: cái chổi, thổi còi, ngói mới, đồ chơi. 
 - GV giải thích: + Cái chổi: Là dụng cụ để quét nhà.
 + Thổi còi: Là hành động dùng hơi thổi còi làm cho còi phát ra tiếng kêu to.
 + Ngói mới: Là những viên ngói mới được sản xuất.
 - GV đọc mẫu, HS đọc lại.
Tiết 2
 2.2.Luyện tập :
 a) Luyện đọc: 
 - HS lại các vần, từ ở tiết 1.
 - Đọc câu ứng dụng. HS quan sát tranh minh họa câu ứng dụng để nhận xét.
 + Tranh vẽ gì? 
 + Em đã bao giờ được bố mẹ cho đi chơi phố chưa?
 + Em cảm thấy như thế náo khi được đi chơi cùng bố mẹ?
 - HS đọc câu ứng dụng (cá nhân, nhóm, lớp). 
Bé trai, bé gái đi chơi phố với bố mẹ.
 + Khi đọc chúng ta phải chú ý điều gì? 
 - GV đọc mẫu. HS đọc.
 b) Luyện viết: 
 - Khi viết vần hoặc tiếng, từ khóa trong bài chúng ta phải chú ý điều gì?
 - HS: nét nối giữa ô và i; dấu hỏi trên ô, nôi b và ơi. 
 c) Luyện nói theo chủ đề: Lễ hội.
 - HS đọc tên bài luyện nói.
 - GV treo tranh nêu câu hỏi gợi ý:
 + Trong tranh vẽ gì? 
 + Em đã nghe hát quan họ bao giờ chưa?
 + Em có biết ngày hội Lim ở Bắc Ninh không?
 + Ở địa phương em có lễ hội gì? Vào mùa nào?
 + Trong lễ hội thường có những gì?
 + Em đã dự lễ hội nào chưa? Khi tham dự em cảm thấy như thế nào?
 + Qua xem ti vi hoặc nghe kể, em thích lễ hội nào nhất?
 3. Củng cố - dặn dò :
 - HS đọc lại toàn bảng.
 - HS thi tìm tiếng, từ mới chứa vần vừa học.
 - HS đọc từ, câu ứng dụng SGK.
Toán
LUYỆN TẬP
I- Mục tiêu:
 - Củng cố và khắc sâu về bảng cộng và làm phép tính và làm phép tính trong phạm vi 5.
 - Nhìn tranh tập biểu thị tình huống trong tranh bằng 1 phép tính.
II - Đồ dùng 

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_1_tuan_8_van_thi_thanh_hien.doc
Giáo án liên quan