Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 31 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị Tươi

Tiết 2: TOÁN

Luyện tập (T. 163)

I. Mục tiêu:

- Thực hiện được các phép tính cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100; bước đầu nhận biết quan hệ phép cộng và phép trừ.

- Rèn kĩ năng cộng, trừ số có hai chữ số trong phạm vi 100 (không nhớ).

- HSKT làm được bài dạng đơn giản

II. Đồ dùng: - GV: Tranh bài 4, 7 bó và 6 que tính rời.

- HS: Bộ đồ dùng học toán.

III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:

1. Kiểm tra bài cũ.

- Đặt tính rồi tính: 76- 70; 45- 5; 3+ 23; 67- 23.

- Nêu lại cách đặt tính.

 

doc25 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 24/04/2023 | Lượt xem: 239 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 31 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị Tươi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
_____________________________
Buổi chiều
Đ/c La soạn giảng
________________________________________________________________
 Thứ tư ngày 8 tháng 4 năm 2015
Buổi sáng GV chuyên soạn, giảng
__________________________________________
Buổi chiều
Tiết 1: CHÍNH TẢ
Ngưỡng cửa
I. Mục tiêu:
- HS tập nhìn sách hoặc bảng, chép lại và trình bày đúng khổ thơ cuối bài Ngưỡng cửa: 20 chữ trong khoảng 8- 10 phút.
- Điền đúng vần ăt hay ăc; chữ g hay gh vào chỗ trống. Bài tập 2, 3 SGK.
- Yêu thích môn học, say mê luyện viết.
- HSKT viết tương đối đúng kĩ thuật
II. Đồ dùng: - Giáo viên: Bảng phụ ghi các bài tập.
- Học sinh: Vở chính tả.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
- Hôm trước viết bài gì?
- Yêu cầu HS viết bảng: buồn bực, kiếm cớ, cái đuôi.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài.
- Nêu yêu cầu tiết học- ghi đầu bài
- Gọi HS đọc lại đầu bài.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tập chép.
- GV viết bảng khổ thơ cần chép.
- Gọi HS đọc lại khổ thơ đó.
- GV yêu cầu tìm và viết tiếng khó: con đường, buổi đầu tiên.
- Gọi HS nhận xét, sửa sai cho bạn.
- Theo dõi.
- Đọc khổ thơ.
- HS viết bảng con. 
- Nhận xét.
- Cho HS tập chép vào vở.
- Nhắc nhở HS ngồi viết đúng tư thế. 
- GV đọc lại bài viết để HS soát lỗi chính tả.
- GV chữa lỗi khó trên bảng, yêu cầu HS đổi vở cho nhau để kiểm tra. 
4. Hoạt động 4: Hướng dẫn làm bài tập. 
- Điền vần: ăt hay ăc.
- Điền chữ: g hoặc gh.
- Yêu cầu HS làm vào vở và chữa bài.
5. Hoạt động 5: Chấm bài.
- Thu một số bài của HS và chấm.
- Nhận xét bài viết của HS.
6. Hoạt động 6: Củng cố - dặn dò.
- Đọc lại bài chính tả vừa viết.
- Nhận xét giờ học. 
- HS viết bài thơ vào vở.
- HS soát lỗi chính tả và chữa lỗi bằng bút chì trong vở.
- Đổi vở.
- HS làm.
- HS làm.
- Nhận xét và sửa sai cho bạn. 
- Lắng nghe.
__________________________________________
Tiết 2: TẬP VIẾT 
 Tô chữ hoa: Q, R
I. Mục tiêu:
- Tô được các chữ hoa: Q, R.
- Viết đúng các vần: ăc, ăt, ươt, ươc, các từ ngữ: màu sắc, dìu dắt, dòng nước, xanh mướt kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở TV- T2.
- Rèn kỹ năng viết đúng kỹ thuật, đúng tốc độ các dấu đưa bút theo đúng qui trình viết.
- Say mê luyện viết chữ đẹp.
- HSKT viết tương đối đúng kĩ thuật
II. Đồ dùng: - GV: Chữ mẫu. - HS: Vở luyện chữ.
III. Hoat động dạy- học chủ yếu.
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
- Viết: chải chuốt, thuộc bài, con cừu.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài.
3. Hoạt động 3: GV treo các chữ mẫu và y/c HS quan sát và nhận xét.
- GV nêu qui trình viết và tô chữ hoa: Q, R trong khung chữ mẫu.
- Gọi HS nêu lại qui trình viết.
- Yêu cầu HS viết bảng.
- Y/c HS đọc các vần và từ ứng dụng.
- Hướng dẫn HS viết các vần, từ ứng dung: tương tự.
4. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tập tô, tập viết vở.
- Hướng dẫn tương tự như viết bảng con.
- Quan sát hướng dẫn từng em biết cách cầm bút, tư thế ngồi viết...
Lưu ý HS chậm.
- Thu, chấm một số bài và nhận xét bài viết của HS
5. Hoạt động 5: Củng cố- dặn dò.
- Nêu lại các chữ vừa viết.
- Nhận xét giờ học.
- HS viết vào bảng con.
- Nắm yêu cầu của bài.
- Quan sát và nhận xét.
- Theo dõi.
- Nêu lại qui trình viết.
- Viết bảng, nhận xét, sửa sai.
- Đọc bài
- HS tập viết trên bảng con.
- HS viết vở.
- Theo dõi.
__________________________________________
Tiết 3: TOÁN(tăng)
Luyện tập 
I. Mục tiêu: Ôn tập về cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100 và các ngày trong tuần.
- Củng cố kiến thức về tính cộng và trừ, cùng kiến thức về các ngày trong tuần.
- Củng cố kĩ năng cộng, trừ, xem lịch, và giải toán.
- HSKT làm được bài dạng đơn giản
II. Đồ dùng: - Giáo viên: Hệ thống bài tập.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu: 
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
- Đặt tính và tính: 	 35 + 23; 	 87 -23;
2. Hoạt động 2: Làm bài tập. 
Bài 1: Đặt tính rồi tính: 
 46 + 32 76 - 64 76 - 6 4 + 54
 68 - 32 64 + 12 76 - 60 58 - 4
 68 - 46 12 + 64 76 - 53 58- 54
- HS đọc đề bài, nêu yêu cầu, sau đó làm bài.
- GV gọi HS chữa bài, em khác nhận xét.
- HSKT làm dòng 1
Bài 2: Tính nhẩm:
34 + 4 = 85 - 50 = 60 + 7 = 34 + 25 =
34 + 40 = 85 - 5 = 8 + 80 = 86 - 52 =
- HS đọc đề, nêu yêu cầu, và làm bài.
- HSKT làm dòng 1
- Gọi HS chữa, em khác nhận xét.
Bài 3: Hôm nay là thứ:.........ngày...........tháng.......
 	Ngày mai là:..............ngày...........tháng.......
	Ngày kia là:..............ngày...........tháng.......
	Hôm qua là:.............ngày...........tháng.......
	Ngày kia là:..............ngày...........tháng.......
- HS đọc đề, nêu yêu cầu.
- GV hỏi cách làm, HS trả lời.
- HSKT làm dòng 1
- HS làm vào vở, HS chữa bài.
Bài 4: “Bố được về nghỉ phép 3 ngày và 1 tuần lễ. Hỏi bố được nghỉ phép mấy ngày?”
- HS đọc đề bài, sau đó nêu tóm tắt bài toán.
- Trước hết em phải làm gì? (đổi 1 tuần lễ = 7 ngày).
- HS giải và chữa bài, em khác nhận xét bài của bạn.
3. Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò.
- Hát bài hát “ Bảy ngày ngoan”.
- Nhận xét giờ học.
__________________________________________
Thứ năm ngày 9 tháng 4 năm 2015
Tiết 1: THỂ DỤC
 GV chuyên soạn, giảng 
__________________________________________
Tiết 2: TOÁN
 Thực hành (T165)
I. Mục tiêu:
- HS biết đọc giờ đúng, vẽ kim đồng hồ chỉ đúng các giờ trong ngày. Bước đầu biết sử dụng thời gian trong đời sống.
- Củng cố kĩ năng xem giờ đúng.
- Quý trọng thời gian.
- HSKT xem được đồng hồ
II. Đồ dùng: - Giáo viên: Tranh vẽ minh hoạ bài tập 2.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ.
- Khi đồng hồ chỉ 7 giờ thì kim ngắn chỉ số mấy? Kim dài chỉ số mấy?
2. Giới thiệu bài.
- Nêu yêu cầu giờ học, ghi đầu bài.
- Nắm yêu cầu của bài.
3. Làm bài tập.
- Hoạt động cá nhân.
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu của đề?
- HS tự nêu yêu cầu, làm và HS chữa.
- Lúc 10 giờ kim ngắn chỉ số mấy. Kim dài chỉ số mấy?
- Kim ngắn chỉ số10, kim dài chỉ số 12.
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu?
- Theo dõi và giúp đỡ HS.
- HS tự nêu yêu cầu, và vẽ kim ngắn vào vở.
- Chú ý vẽ kim ngắn ngắn hơn kim dài.
Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu.
- Theo dõi giúp đỡ HS, gọi HS chữa bài.
Chốt: Ta nên giờ nào làm việc ấy cho phù hợp.
- Nắm yêu cầu của bài sau đó làm bài.
- HS chữa bài, em khác nhận xét bài làm của bạn.
- Theo dõi.
Bài 4: Gọi HS đọc đề bài.
- Nắm yêu cầu của đề bài.
- Yêu cầu HS làm và chữa bài.
- Vì sao em lại điền số 6, số 9?
- Tự nêu các giờ mà mình đã điền.
- HS: Vì thấy có ông mặt trời mọc, đường xa
4. Củng cố- dặn dò.
- Thi đoán giờ nhanh.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học lại bài, xem trước bài: Luyện tập.
__________________________________________
Tiết 3+4: TẬP ĐỌC 
Hai chị em
I. Mục tiêu;
- Đọc trơn cả bài, phát âm đúng các tiếng từ “ vui vẻ, buồn, hét lên, một lát, nói, dây cót”, biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy.
- Hiểu được: Cậu em không cho chị chơi đồ chơi của mình chị giận bỏ đi cậu lại thấy chán.Trả lời câu hỏi 1, 2 SGK.
- Bồi dưỡng cho học sinh tính đoàn kết, ghét thói ích kỉ.
- Chú trọng KN đọc trơn, HD HS ngắt nghỉ đúng dấu câu nhưng chưa đánh giá KN đọc
- HSKT đọc được bài
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
- Học sinh: Bộ đồ dùng Tiếng Việt 1.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
- Đọc bài: Kể cho bé nghe.
- Đọc SGK.
- Hỏi một số câu hỏi của bài.
- Trả lời câu hỏi.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài.
- Giới thiệu bài tập đọc kết hợp dùng tranh, ghi đầu bài, chép toàn bộ bài tập đọc lên bảng.
- Đọc đầu bài.
3. Hoạt động 3: Luyện đọc.
- Đọc mẫu toàn bài.
- Theo dõi.
- Bài văn gồm có mấy câu? GV đánh số các câu.
- Có 6 câu.
-Luyện đọc tiếng, từ: “hét lên, một lát, nói, dây cót”, GV gạch chân tiếng, từ khó yêu cầu HS đọc.
- GV giải thích từ: “một lát, dây cót, buồn chán, hét”.
- HS luyện đọc cá nhân, tập thể, có thể kết hợp phân tích, đánh vần tiếng khó.
- Luyện đọc câu: Cho HS luyện đọc từng câu, chú ý cách ngắt nghỉ và từ ngữ cần nhấn giọng 
- Gọi HS đọc nối tiếp.
- Luyện đọc cá nhân, nhóm.
- Đọc nối tiếp một câu.
- Luyện đọc đoạn, cả bài.
- Gọi HS đọc nối tiếp các câu.
- Luyện đọc cá nhân, nhóm.
- Thi đọc nối tiếp các câu trong bài.
- Cho HS đọc đồng thanh một lần.
- HS đọc; đọc đồng thanh.
*Giải lao
4. Hoạt động 4: Ôn tập các vần cần ôn trong bài.
- Gọi HS đọc yêu cầu của các bài tập trong SGK
- 1;2 em đọc cá nhân, lớp đọc thầm..
- Tìm cho cô tiếng có vần “et” trong bài?
- HS nêu.
- Gạch chân tiếng đó, đọc cho cô tiếng đó?
 - Cá nhân, tập thể.
- Tìm tiếng có vần “et, oet” ngoài bài?
- HS nêu tiếng ngoài bài.
- Ghi bảng, gọi HS đọc tiếng ?
- Cho HS điền vần vào bài tập 3.
- HS đọc tiếng, phân tích, đánh vần tiếng và cài bảng cài.
- Quan sát tranh để điền vần cho đúng, sau đó chữa bài.
Tiết 2
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
- Hôm nay ta học bài gì? Gọi 2 em đọc lại bài trên bảng.
- Bài: Hai chị em.
- Các em khác theo dõi, nhận xét bạn. 
2. Hoạt động 2: Đọc SGK kết hợp tìm hiểu bài.
- GV gọi HS đọc câu 2, câu 4.
- Nêu câu hỏi 1 ở SGK.
- Nêu câu hỏi 2 SGK.
- GV nói thêm: bài văn khuyên chúng ta không nên ích kỉ
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Cho HS luyện đọc SGK chú ý rèn cách ngắt nghỉ đúng cho HS.
* Giải lao
- 2 em đọc.
- 2em trả lời, lớp nhận xét bổ sung.
- Cá nhân trả lời, lớp nhận xét.
- Theo dõi.
- Theo dõi.
- Luyện đọc cá nhân, nhóm trong SGK.
3. Hoạt động 3: Luyện nói.
- Chủ đề luyện nói? ( ghi bảng)
- Em thường chơi những trò gì?
- Nêu câu hỏi về chủ đề.
- Luyện nói về chủ đề theo câu hỏi gợi ý của GV.
4. Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò.
- Hôm nay ta học bài gì? Bài văn đó nói về điều gì?
- Qua bài tập đọc hôm nay em thấy cần phải làm gì?
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà đọc lại bài, xem trước bài: Hồ Gươm. 
__________________________________________
Buổi chiều
Tiết 1: TIẾNG VIỆT (tăng )
Ôn tập 
 I. Mục tiêu: Luyện đọc bài: Ngưỡng cửa
- Thấy được: Ngưỡng cửa là nơi đứa trẻ tập đi những bước đầu tiên, rồi lớn lên đi xa hơn nữa. 
- Đọc lưu loát bài tập đọc và nghe viết được một số từ ngữ khó trong bài.
- Bồi d

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_1_tuan_31_nam_hoc_2014_2015_nguyen_thi_t.doc
Giáo án liên quan