Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 28 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị Tươi

Tiết 2: TOÁN

Giải toán có lời văn (Tiếp)

I. Mục tiêu:

- Hiểu bài toán có một phép trừ: Bài toán cho biết gì? hỏi gì? Biết trình bày bài giải gồm: câu lời giải, phép tính, đáp số.

- Rèn kĩ năng giải toán có lời văn.

- Có ý thức học tập, yêu thích học toán.

- Không làm bài tập 3

- HSKT giải được bài toán đơn giản

II. Đồ dùng: - GV: Tranh minh họa SGK.

III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:

1. Bài cũ.

- Kiểm tra vở bài tập.

 

doc25 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 24/04/2023 | Lượt xem: 241 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 28 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị Tươi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có số người bằng nhau, đứng quay mặt vào nhau
- HS quay mặt vào nhau chào theo tình huống đưa ra, sau đó lại đổi cặp đôi mới.
- Theo dõi.
4. Hoạt động 4: Thảo luận 
- Yêu cầu HS thảo luận theo những câu hỏi sau: Cần chào hỏi trong những tình huống nào? Em cảm thấy thế nào khi được người khác chào, khi em chào và được họ đáp lại, khi không được họ đáp lại? 
Chốt: Cần chào khi gặp người quen, khi gặp gỡ, khi tạm biệt Chào hỏi, tạm biệt thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau.
- Hoạt động nhóm
- Thảo luận và báo cáo kết quả: cần chào khi gặp người quen, tạm biệt nếu được chào rất vui
- Theo dõi.
5. Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò
- Đọc câu thơ "Lời chào cao hơn mâm cỗ".
- Nhận xét giờ học. 
- Chuẩn bị giờ sau: Tiết 2.
 __________________________________________
Buổi chiều
Đ/c La soạn giảng
________________________________________________________________
 Thứ tư ngày 18 tháng 3 năm 2015
Buổi sáng GV chuyên soạn, giảng
__________________________________________
Buổi chiều
Tiết 1: CHÍNH TẢ
Ngôi nhà
I. Mục tiêu:
- HS tập nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng khổ thơ 3 bài Ngôi nhà trong khoảng 10- 12 phút.
- Điền đúng vần iêu hay yêu; chữ c hay k vào chỗ trống. Bài tập 2, 3 SGK.
- Yêu thích môn học, say mê luyện viết.
- HSKT viết tương đối đúng kĩ thuật
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Bảng phụ ghi các bài tập.
- Học sinh: Vở chính tả.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
- Hôm trước viết bài gì?
- Yêu cầu HS viết bảng: chăm chỉ, vườn cây.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài.
- Nêu yêu cầu tiết học- ghi đầu bài
- Gọi HS đọc lại đầu bài.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tập chép.
- GV viết bảng khổ thơ cần chép.
- Gọi HS đọc lại khổ thơ đó.
- GV yêu cầu tìm và viết tiếng khó: hàng xoan, lảnh lót, xao xuyến.
- Gọi HS nhận xét, sửa sai cho bạn.
- Theo dõi.
- Đọc đoạn thơ.
- HS viết bảng con. 
- Nhận xét.
- Cho HS tập chép vào vở.
- Nhắc nhở HS ngồi viết đúng tư thế. 
- GV đọc lại bài viết để HS soát lỗi chính tả.
- GV chữa lỗi khó trên bảng, yêu cầu HS đổi vở cho nhau để kiểm tra. 
4. Hoạt động 4: Hướng dẫn làm bài tập. 
- Điền vần: iêu hay yêu.
- Điền chữ: c hoặc k.
- Yêu cầu HS làm vào vở và chữa bài.
5. Hoạt động 5: Chấm bài.
- Thu một số bài của HS và chấm.
- Nhận xét bài viết của HS.
6. Hoạt động 6: Củng cố - dặn dò.
- Đọc lại bài chính tả vừa viết.
- Nhận xét giờ học. 
- HS viết bài thơ vào vở.
- HS soát lỗi chính tả và chữa lỗi bằng bút chì trong vở.
- Đổi vở.
- HS làm.
- HS làm.
- Nhận xét và sửa sai cho bạn. 
- Lắng nghe.
__________________________________________
Tiết 2: TẬP VIẾT 
 Tô chữ hoa: H, I, K
I. Mục tiêu:
- Tô được các chữ hoa: H, I, K.
- Viết đúng các vần: iêt, uyêt, iêu, yêu; các từ ngữ: hiếu thảo, yêu mến, ngoan ngoãn, đoạt giải kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở TV- T2.
- Rèn kỹ năng viết đúng kỹ thuật, đúng tốc độ các dấu đưa bút theo đúng qui trình viết.
- Say mê luyện viết chữ đẹp.
- HSKT viết tương đối đúng kĩ thuật
II. Đồ dùng:
- GV: Chữ mẫu.
- HS: Vở luyện chữ.
III. Hoat động dạy học chủ yếu.
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
- Viết: ăm, ăp, khắp vườn, ngát hương.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài.
3. Hoạt động 3: GV treo các chữ mẫu và y/c HS quan sát và nhận xét.
- GV nêu qui trình viết và tô chữ hoa: H, I, K trong khung chữ mẫu.
- Gọi HS nêu lại qui trình viết.
- Yêu cầu HS viết bảng.
- Y/c HS đọc các vần và từ ứng dụng.
- Hướng dẫn HS viết các vần, từ ứng dung: tương tự.
4. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tập tô, tập viết vở.
- Hướng dẫn tương tự như viết bảng con.
- Quan sát hướng dẫn từng em biết cách cầm bút, tư thế ngồi viết...
Lưu ý HS chậm.
- Thu, chấm một số bài và nhận xét bài viết của HS
5. Hoạt động 5: Củng cố- dặn dò.
- Nêu lại các chữ vừa viết.
- Nhận xét giờ học.
- HS viết vào bảng con.
- Nắm yêu cầu của bài.
- Quan sát và nhận xét.
- Theo dõi.
- Nêu lại qui trình viết.
- Viết bảng, nhận xét, sửa sai.
- Đọc bài
- HS tập viết trên bảng con.
- HS viết vở.
- Theo dõi.
s__________________________________________
Tiết 3: TOÁN(tăng)
Luyện tập 
I. Mục tiêu: Ôn tập về giải bài toán có lời văn
- Củng cố kiến thức về giải bài toán có lời văn sử dụng phép tính trừ.
- Củng cố kĩ năng giải toán có lời văn.
- Yêu thích học toán.
- HSKT làm được bài toán đơn giản
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Hệ thống bài tập.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu: 
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
- Các bước khi giải bài toán có văn.
2. Hoạt động 2: Làm bài tập. 
Bài 1: “Cửa hàng có 50 cái ti vi, đã bán 20 ti vi. Hỏi cửa hàng còn lại mấy ti vi?”
- HS+HSKT đọc đề bài, nêu câu lời giải, phép tính giải, sau đó làm vào vở.
- Gọi HS lên chữa bài.
- Em khác nhận xét bổ sung cho bạn.
Bài 2: “Nhà Mai nuôi được 17 con gà mái và gà trống, trong đó có 7 con gà trống. Hỏi nhà Mai có mấy con gà mái?”
- HS+HSKT đọc đề bài, nêu câu lời giải, phép tính giải, sau đó làm vào vở.
- Gọi HS lên chữa bài.
- Em khác nhận xét bổ sung cho bạn.
Bài 3: “ Đoạn thẳng AB dài 8cm, đoạn thẳng AO dài 3 cm. Hỏi đoạn thẳng OB dài mấy xăngtimét ?”
- HS đọc đề bài, nêu câu lời giải, phép tính giải, sau đó làm vào vở.
- Gọi HS lên chữa bài.
- Em khác nhận xét bổ sung cho bạn.
Bài 4 : Giải bài toán theo tóm tắt sau:
 Đoạn thẳng AC : 17 cm
 Đoạn thẳng BC : 7 cm
 Đoạn thẳng AC: ... cm?
- GV gọi HS đọc tóm tắt, nêu thành đề toán, yêu cầu HS tự nêu lời giải sau đó làm vào vở.
- Gọi HS chữa bài, em khác nhận xét, bổ sung cho bạn. 
3. Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò.
- Khi giải toán có câu hỏi như thế nào thì phải sử dụng phép tính trừ?
- Nhận xét giờ học.
__________________________________________
Thứ năm ngày 19 tháng 3 năm 2015
Tiết 1: THỂ DỤC
 GV chuyên soạn, giảng 
__________________________________________
Tiết 2: TOÁN
 Luyện tập (T151)
I. Mục tiêu:
- HS biết giải toán và trình bày bài giải bài toán có lời văn có một phép trừ.
- Củng cố kĩ năng giải toán và trình bày bài giải toán có văn.
- Có ý thức học tập, yêu thích học toán.
- HSKT làm được bài toán đơn giản
II. Đồ dùng: - Giáo viên: Tranh vẽ minh hoạ bài tập 4.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu: 
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
- Tính: 14 – 4= 9 – 5 = 15 – 4 =
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài.
- Nêu yêu cầu giờ học, ghi đầu bài.
- Nắm yêu cầu của bài.
3. Hoạt động 3: Luyện tập.
Bài 1: Gọi HS đọc đề.
- HS tự đọc đề bài và hoàn thành phần tóm tắt. 
- Muốn biết Lan còn bao nhiêu cái thuyền ta làm tính gì? Lấy số nào trừ đi số nào?
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn, em nào có câu lời giải khác?
- Trả lời sau đó giải bài toán vào vở, một em lên bảng chữa bài.
- Nêu các lời giải khác nhau.
Bài 2: Tiến hành tương tự bài tập số 1. Nhưng yêu cầu HS tự tóm tắt bài toán.
- HS tự tóm tắt bài toán sau đó giải vào vở rồi chữa bài, em khác nêu lời giải khác.
Bài 3: Tiến hành tương tự bài tập số 2. Nhưng chú ý HS ghi danh số là đơn vị đo độ dài “cm”.
- Tóm tắt và giải bài toán, sau đó chữa bài.
Bài 4: HS KG làm.
- Treo hình vẽ và phần tóm tắt bài toán lên bảng. Gọi HS nêu đề bài.
- Dựa vào tóm tắt nêu thành đề bài.
- Muốn tìm số hình tròn không tô màu em làm thế nào?
- Lấy 15 – 4.
- Yêu cầu HS tự giải và chữa bài.
- Gọi HS dựa vào hình vẽ nêu đề toán khác mà phải sử dụng phép tính cộng khi giải.
- Về nhà em giải bài toán của bạn nêu.
- Em khác nhận xét và nêu các lời giải khác nhau.
- Có 11 hình tròn trắng, và 4 hình tròn xanh. Hỏi tất cả có bao nhiêu hình tròn?
4. Hoạt động 4 : Củng cố- dặn dò.
- Nêu lại các phần khi trình bày bài giải toán có văn.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học lại bài, xem trước bài: Luyện tập chung.
__________________________________________
Tiết 3+4: TẬP ĐỌC 
Vì bây giờ mẹ mới về
I. Mục tiêu:
- HS đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: khóc òa, hoảng hốt, cắt bánh, đứt tay. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Hiểu nội dung bài: Cậu bé làm nũng mẹ nên đợi mẹ về mới khóc.Trả lời câu hỏi 1, 2 SGK.
- Bồi dưỡng cho HS tính hài hước.
- HSKT đọc được bài
- Chú trọng kĩ năng đọc trơn, ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
- Học sinh: Bộ đồ dùng Tiếng Việt 1.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
- Đọc bài: Quà của bố.
- Đọc SGK.
- Hỏi một số câu hỏi của bài.
- Trả lời câu hỏi.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài.
- Giới thiệu bài tập đọc kết hợp dùng tranh, ghi đầu bài, chép toàn bộ bài tập đọc lên bảng.
- Đọc đầu bài.
3. Hoạt động 3: Luyện đọc.
- Đọc mẫu toàn bài.
- Theo dõi.
- Bài văn gồm có mấy câu? GV đánh số các câu.
- Có 8 câu.
- Luyện đọc tiếng, từ: khóc oà, hoảng hốt, cắt bánh, GV gạch chân tiếng, từ khó yêu cầu HS đọc.
- GV giải thích từ: khóc oà, hoảng hốt. 
- HS luyện đọc cá nhân, tập thể, có thể kết hợp phân tích, đánh vần tiếng khó.
- HS đọc
- Luyện đọc câu: Cho HS luyện đọc từng câu, chú ý cách ngắt nghỉ và từ ngữ cần nhấn giọng 
- Gọi HS đọc nối tiếp .
- Luyên đọc cá nhân, nhóm.
- Đọc nối tiếp một câu.
- Luyện đọc đoạn, cả bài.
- Gọi HS đọc nối tiếp các câu.
- Luyện đọc cá nhân, nhóm.
- Thi đọc nối tiếp các câu trong bài.
- Cho HS đọc đồng thanh một lần.
- Đọc đồng thanh.
*Giải lao
4. Hoạt động 4: Ôn tập các vần cần ôn trong bài.
- Gọi HS đọc yêu cầu của các bài tập trong SGK
- 1;2 em đọc cá nhân, lớp đọc thầm..
- Tìm cho cô tiếng có vần “ưt” trong bài?
- HS nêu.
- Gạch chân tiếng đó, đọc cho cô tiếng đó?
 - Cá nhân, tập thể.
- Tìm tiếng có vần “ưt, ưc” ngoài bài?
- HS nêu tiếng ngoài bài.
- Ghi bảng, gọi HS đọc tiếng ?
- HS đọc tiếng, phân tích, đánh vần tiếng và cài bảng cài.
- Nêu câu chứa tiếng có vần cần ôn?
- Bổ sung, gợi ý để HS nói cho tròn câu, rõ nghĩa.
- Quan sát tranh, nói theo mẫu.
- Em khác nhận xét bạn.
- HS nói câu .
Tiết 2:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
- Hôm nay ta học bài gì? Gọi 2 em đọc lại bài trên bảng.
- Bài: Vì bây giờ mẹ mới về.
- Các em khác theo dõi, nhận xét bạn. 
2. Hoạt động 2: Đọc SGK kết hợp tìm hiểu bài.

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_1_tuan_28_nam_hoc_2014_2015_nguyen_thi_t.doc
Giáo án liên quan