Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 16 - Văn Thị Thanh Hiền

III- Các hoạt động dạy học:

 1. Kiểm tra bài cũ :

 - HS viết bảng con: trẻ em, que kem, ghế đệm.

 - 2 HS đọc từ ứng dụng

 - 2 HS đọc câu ứng dụng.

 2. Dạy học bài mới:

Tiết 1

 2.1. Giới thiệu bài: Đưa tranh giới thiệu . Rút từ : chim câu.

 + Từ “chim câu” có mấy tiếng ? ( HS TL: 2 tiếng)

 + Từ” chim câu”, tiếng nào đã học ? ( câu ). Vậy tiếng mới đó là tiếng: chim.

 + Tiếng chim có phần đầu âm gì ? ( ch ). Phần vần im vần mới hôm nay chúng ta học. GV ghi bảng . HS đọc theo GV.

 2.2. Dạy vần:

 *im

 a) Nhận diện vần

 - Phân tích vần im: i và m.

 - So sánh im và om:

 Giống nhau: đều có âm kết thúc bằng m.

 Khác nhau: vần im có âm bắt đầu bằng i, vần om có âm bắt đầu bằng o.

 - HS ghép vần im.

 

doc17 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 16/02/2022 | Lượt xem: 363 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 16 - Văn Thị Thanh Hiền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bảng con. 
 d) Đọc từ ngữ ứng dụng :
 - GV ghi bảng, HS gạch tiếng có vần iêm, yêm. 
 - GV giải thích : + Thanh kiếm: Quan sát vật mẫu.
 + Quý hiếm: Quý và rất hiếm.
 + Âu yếm: Quan tâm, chăm sóc, nâng niu.
 + Yếm dãi: Xem vật thật. 
 - GV đọc mẫu, HS đọc lại. 
Tiết 2
 2.3. Luyện tập :
 a) Luyện đọc : 
 - HS đọc phần vần , từ. 
 - Quan sát tranh đọc câu ứng dụng: 
Ban ngày, Sẻ mải đi kiếm ăn cho cả nhà.
Tối đến, Sẻ mới có thời gian âu yếm đàn con.
 b) Luyện viết : Luyện viết vở TV. Thu bài chấm chữa. 
 c) Luyện nói : HS đọc đề bài luyện nói : Điểm mười.
 + Tranh vẽ gì ? Nghĩ bạn thế nào khi được điểm 10?
 + Nếu là em, em có vui không ? 
 + Nếu được điển 10, em khoe với ai đầu tiên ? 
 + Học như thế nào mới đạt điểm 10 ?
 + Lớp mình bạn nào hay được điểm 10 ? 
 + Em được mấy điểm 10 ? 
 + Hôm nay ai được điểm 10 ? 
 3. Củng cố - dặn dò :
 - Đọc bài SGK.
 - Nhận xét giờ học.
 - Dặn đọc bài ở nhà. Xem trước bài sau.
Toán 
LUYỆN TẬP 
I- Mục tiêu : 
 - Củng cố phép trừ phạm vi 10 cũng như các bảng tính đã học.
 - Viết phép tính tương ứng với tình huống.
II- Đồ dùng: Bộ học Toán.
III- Các hoạt động dạy – học: 
 1. Kiểm tra bài cũ :
	- Gọi 1 số em đọc bảng cộng , trừ trong phạm vi 9.
	- Gọi 2 em lên bảng làm :
 5 + 4 = 6 + 3 = 
 9 – 2 = 9 – 8 =
 2. Dạy học bài mới :
 a. Giới thiệu bài : ghi đề lên bảng. 
 b. Hướng dẫn HS làm bài tập SGK :
 Bài 1 : Nêu yêu cầu : Tính 
 a. 5 HS lên bảng làm , gọi 1 em đọc kết quả
 10 – 2 = 10 – 4 = 10 – 3 = 10 – 4 = 10 – 5 = 
 10 – 9 = 10 – 6 = 10 – 1 = 10 - 0 = 10 – 10 =
 b. HS nêu yêu cầu, 3 em lên bảng làm. 
 Bài 2: - HS nêu yêu cầu: Số ?
 - HS làm bài, chữa bài, 4 em lên bảng làm. 
 5 +  = 10 - 2 = 6 10 -  = 4 2 +  = 8
 8 -  = 1  + 0 = 10 10 –  = 8 4 +  = 7
	- Cả lớp nhận xét ghi điểm. 
 Bài 3: HS quan sát , nêu đề tooans và phép tính thích hợp. 
 a. Có 7 con vịt trong chuồng .Thêm 3 con nữa đi vào. Hỏi có tất cả mấy con vịt ?
	 Gọi HS nêu phép tính : 7 + 3 = 10
 b.Có 10 quả cam , Mẹ hái biếu bà 2 quả . Hỏi còn lại mấy quả cam ?
	 - HS nêu phép tính : 10 – 2 = 8 
 3. Củng cố - dặn dò :
	- Chơi trò chơi : GV cử 2 đội : Mỗi đội 3 em , mỗi đội được phát bìa từ 0 đến 10 . GV đọc : 10 – 8 = , 10 – 1 = ,. Hai đội giơ nhanh kết quả . Đội nào nhanh , đúng nhiều hơn sẽ thắng .
	- Nhận xét giờ học. 
Thöù tö ngaøy 10 thaùng 12 naêm 2008
Học vần 
UÔM , ƯƠM 
I- Mục đích – yêu cầu : 
 - Nhận biết vần uôm, ươm, buồm, bướm.
 - Phân biệt sự khác nhau để đọc đúng viết đúng vần, tiếng mới.
 - Đọc đúng từ, câu ứng dụng SGK.
 - Nói theo chủ đề: Ong, bướm, chim, cá cảnh.
 - Giaó dục HS yêu cảnh đẹp thiên nhiên, biết bảo vệ thiên nhiên.
II- Đồ dùng dạy – học : - Tranh minh hoạ từ , câu ứng dụng.
 - Bộ ghép chữ. 
III- Các hoạt động dạy - học: 
 1. Kiểm tra bài cũ : 
 - 3 HS đọc từ ngữ : thanh kiếm, quý hiếm, âu yếm, yếm dãi. 
 - 1 em đọc câu ứng dụng. 
 - Viết bảng con : quý hiếm, âu yếm, thanh kiếm. 
 2. Dạy học bài mới :
Tiết 1
2.1.Giới thiệu bài :
 + Tranh vẽ gì ? ( cánh buồm ), GV ghi bảng 
 + Từ cánh buồm gồm mấy tiếng ? ( 2 tiếng )
 + Từ cánh buồm tiếng nào các em đã học? (cánh). Hôm nay học tiếng buồm. GV ghi bảng 
 + Tiếng buồm có phần đầu âm gì ? ( b ). Vậy vần mới hôm nay chúng ta học vần uôm.
 2.2. Dạy vần : 
 * uôm 
 a) Nhận diện vần
 - Phân tích vần uôm : uô và m.
 - So sánh uôm và iêm :
 Giống nhau : đều có âm kết thúc bằng m. 
 Khác nhau : vần uôm có âm bắt đầu bằng âm uô , vần iêm có âm bắt đầu bằng iê.
	- HS ghép vần uôm.
 b)Đánh vần : uô- mờ - uôm
	- Thêm âm b và dấu huyền tạo thành tiếng buồm, HS ghép. 
	- Phân tích tiếng : buồm: b trước, vần uôm sau, dấu huyền trên đầu con chữ ô.
	- Đọc đánh vần: bờ - uôm – buôm – huyền – buồm 
	- HS đọc lại toàn bộ: uô – mờ - uôm
 bờ - uôm – buôm – huyền – buồm 
 cánh buồm. 
 * ươm ( Tương tự )
 - Phân tích vần ươm: ươ và m.
 - So sánh ươm và uôm: 
 Giống nhau: đều có âm kết thúc bằng m.
 Khác nhau: vần ươm có âm bắt đầu bằng ươ , vần uôm có âm bắt đầu bằng uô
 - HS đọc: ươ – m - ươm
 - Thêm âm b và dấu sắc để có tiếng bướm, HS ghép. 
 - Đọc: bờ - ươm – bươm – sắc - bướm .
 - Quan sát tranh rút từ : đàn bướm 
 - HS đọc lại : ươ – m – ươm
 bờ - ươm – bươm – sắc - bướm
 đàn bướm.
 c) Viết : GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình viết. 
	 HS viết bảng con. 
 d) Đọc từ ngữ ứng dụng :
 - HS đọc, 2 em lên bảng gạch chân tiếng chứa vần uôm, ươm.
 - GV giải thích : 
 + Ao chuôm : Ao nói chung bỏ vài nhánh cây.
 + Nhuộm vải : Nhuộm cho vải có màu sắc khác đi.
 + Vườn ươm : Vườn cây giống chuyên để trồng.
 + Cháy đượm : Cháy to để lại than hồng.
- GV đọc mẫu, HS đọc lại.
Tiết 2
 2.3. Luyện tập :
 a) Luyện đọc : - HS luyện đọc phần vần. 
 - Đọc từ ứng dụng : cá nhân, nhóm, lớp.
 - HS quan sát tranh trả lời câu hỏi :
 + Tranh vẽ gì ? ( Đàn bướm trong vườn hoa cải )
 - HS đọc cá nhân, đồng thanh. 
Những bông cải nở rộ nhuộm vàng cả cánh đồng.
Trên trời, bướm bay lượn từng đàn.
 b) Luyện viết :
 - HS viết vở tập viết.
 - Thu vở chấm.
 c) Luyện nói : Đọc đề luyện nói: Ong, bướm, chim, cá cảnh.
 + Tranh vẽ những gì ? 
 + Con chim sâu có ích lợi gì ?
 + Con bướm thích gì ?
 + Con cá cảnh để làm gì ?
 + Ong và chim có lợi gì cho nhà nông ? 
 + Kể tên một số loại chim khác ? 
 + Em thích con nào nhất ? Vì sao ? 
 + Nhà em có nuôi những con vật gì ?
 3. Củng cố - dặn dò: 
	- HS đọc lại toàn bộ bài. 
	- Dặn đọc bài ở nhà. Xem trước bài sau.
Toán 
BẢNG CỘNG VÀ BẢNG TRỪ TRONG PHẠM VI 10
I- Mục tiêu :
 - Củng cố ghi sâu bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10 và vận dụng bảng tính để làm tính.
 - Khắc sâu mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
 - Nắm vững cấu tạo của các số 7, 8, 9, 10.
 - Tiếp tục rèn luyện kỹ năng xem tranh vẽ, đọc đề bài và ghi phép tính tương ứng.
II- Đồ dùng : Que tính 
III- Các hoạt động dạy – học :
 1. Kiểm tra bài cũ :
	- HS Đọc thuộc bảng trừ trong phạm vi 10.
 2. Dạy học bài mới :
 a. Giới thiệu bài : ghi đề lên bảng. 
 b. Bài mới :
 - GV treo tranh phóng to SGK. 
 - Chia lớp làm 2 đội : Tổ chức 2 đội thi tiếp sức để lập lại bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10.
 - GV sắp xếp theo thứ tự và ghi bảng. 
 1 + 9 = 6 + 4 = 10 – 1 = 10 – 6 =
 2 + 8 = 7 + 3 = 10 – 2 = 10 – 7 =
 3 + 7 = 8 + 2 = 10 – 3 = 10 – 8 = 
 4 + 6 = 9 + 1 = 10 – 4 = 10 – 9 =
 c. Thực hành :
 Bài 1: HS nêu yêu cầu , làm bài . Gọi HS đọc kết quả .
 a. Gọi 4 em lên bảng làm. 
 3 + 7 = 4 + 5 = 7 – 2 = 8 – 1 =
 7 + 3 = 10 – 5 = 4 + 6 = 9 – 4 =
 b. Gọi 4 em lên bảng làm. 
 - Cả lớp nhận xét ghi điểm 
 Bài 2: Số ? HS nêu cách làm 
 + Số 10 được tạo thành từ số nào ? 
 Bài 3: HS quan sát tranh nêu đề toán và phép tính thích hợp .
 a. Hàng trên có 4 chiếc thuyền , hành dưới có 3 chiếc thuyền . Hỏi cả hai hàng có mấy chiếc thuyền ? 
	- Gọi HS nêu phép tính : 4 + 3 = 7 
 b. HS đọc tóm tắt đề toán và phép tính. 
 Có : 10 quả bóng 
 Cho : 3 quả bóng 
 Còn : quả bóng? 
 - HS nêu phép tính : 10 – 3 = 7 
 4. Củng cố - dặn dò :
 - Nhận xét giờ học .
Thöù naêm ngaøy 11 thaùng 12 naêm 2008
Học vần 
ÔN TẬP 
I- Mục đích – yêu cầu : 
 - Được củng cố cấu tạo các vần kết thúc m đã học.
 - Đọc, viết chắc chắn các vần kết thúc m.
 - Đọc đúng câu ứng dụng SGK.
 - Nghe, kể chuyện: Đi tìm bạn. 
II- Đồ dùng dạy – học : Bảng ôn kẻ sẵn.
III- Các hoạt động dạy – học :
 1. Kiểm tra bài cũ :
 - 2 em đọc từ ứng dụng, 2 em đọc câu ứng dụng. 
 - HS viết bảng con: ao chuôm, vườn ươm, cháy đượm.
 2. Dạy học bài mới :
Tiết 1
 2.1. Giới thiệu bài :
 - HS quan sát tranh khung đầu bài và cho biết đó là vần gì ?
 - Dựa vào tranh tìm tiếng có vần am .
 + Ngoài vần am còn có vần nào kết thúc bằng m?
 - GV treo bảng ôn: HS kiểm tra các vần vừa kể.
 + Các vần này có điểm gì giống nhau ?
 2.2. Ôn tập : 
 a) Các vần vừa học :
 - GV đọc, HS lên bảng chỉ chữ ghi vần. 
 - HS tự chỉ và đọc. 
 b) Ghép âm thành vần :
 - Ghép chữ ghi âm ở cột dọc với cột ngang tạo thành vần, HS đọc. 
 - HS đọc lại các vần vừa học: cá nhân, nhóm, lớp.
 c) Đọc từ ngữ ứng dụng :
 - HS đọc: cá nhân, đồng thanh. 
 - GV giải thích : + Lưỡi liềm: Làm bằng sắt, có răng cưa, dùng để cắt cỏ.
 + Xâu kim: Dùng chỉ xâu qua lỗ kim.
 + Nhóm lửa: Làm cháy lên thành ngọn lửa.
	- GV đọc mẫu, HS đọc lại.
 d) Tập viết từ ứng dụng :
 - GV hướng dẫn HS viết vào vở tập viết từ: xâu kim, lưỡi liềm.
 - GV viết mẫu, HS viết. 
Tiết 2:
 2.3. Luyện tập :
 a) Luyện đọc : + Em vừa ôn từ có đặc điểm gì ? 
 - Đọc lại các từ đó.
 - Đọc từ ứng dụng, câu ứng dụng.
 + Tranh vẽ gì ? (vẽ bà đưa tay nâng quả trong vườn )
Trong vòm lá mới chồi non
 Chùm cam bà giữ vẫn còn đong đưa
Quả non dành tận cuối mùa
 Chờ con phần cháu bà chưa trảy vào.
- HS luyện đọc.
 b) Luyện viết : - HS viết vở tập viết. 
 - Thu vở chấm. 
 c) Kể chuyện : “Đi tìm bạn “
 - GV kể chuyện. 
 Tranh 1: Sóc và nhím là đôi bạn thân, chúng thường nô đùa, hái hoa, đào củ cùng nhau 
 Tranh 2: Nhưng có một ngày gió lạnh từ đâu bay về. Rừng cây thi đua trút lá, khắp nơi lạnh giá.Chiều đến Sóc chạy đi tìm nhím. Thế nhưng ở đâu Sóc củng thấy cỏ cây im lìm, Nhím bặt tăm, vắng bạn Sóc buồn lắm.
 Tranh 3: Gặp Thỏ Sóc bèn hỏi Thỏ có thấy bạn Nhím ở đâu không ? Nhưng Thỏ lắc đầu bảo không, khiến Sóc càng buồn thêm. Đôi lúc nó nghỉ dại hay Nhím đã bị Sói bắt mất rồi. Rồi Sóc chạy đi tìm Nhím khắp nơi.
 Tranh 4: Mãi đến khi mùa xuân đưa ấm áp đến từng nhà. Cây cối thi nhau nãy lộc, chim chóc hót véo von, Sóc mới gặp lại Nhím. Gặp lại nhau chúng vui lắm. Chúng lại chơi đùa như những ngày nào. Hỏi chuyện mãi rồi Sóc mới biết: cứ mùa đông đến, họ nhà Nhím lại phải đi tìm chỗ tránh rét, nên cả mùa đông chúng bặt tin nhau.
 - GV hướng dẫn HS kể lại câu chuyện: nối tiếp. 
 - Rút ý nghĩa câu chuyện: Tình cảm thân thiết giữa Sóc và Nhím mặc dù 2 người có hoàn cảnh khác nhau.
 3. Củng cố - dặn dò : 
 - Đọc bài trên bảng. 
 - Tìm tiếng có vần vừa ôn. 
 - Dặn đọc bài ở nhà. Xem trước bài sau.
Toán 
LUYỆN TẬP 
I- Mục tiêu :
 - Củng cố và rèn kĩ năng thực hiện các phép tính cộng và trừ trong phạm vi 10 .
 

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_1_tuan_16_van_thi_thanh_hien.doc
Giáo án liên quan