Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 13 - Văn Thị Thanh Hiền
Học vần
ÔN TẬP
I- Mục đích – yêu cầu:
- HS đọc, viết một cách chắc chắn các vần vừa học có âm kết thúc bằng âm n.
- Nhận ra các vần có âm kết thúc bằng âm n đã học.
- Đọc đúng các từ, câu ứng dụng.
- Nghe - hiểu, kể lại truyện kể: Chia phần.
II- Đồ dùng dạy – học :
- Bảng ôn tập. Tranh minh họa SGK.
III- Các hoạt động dạy - học :
1. Kiểm tra bài cũ :
- 2HS đọc bảng: cuộn dây, ý muốn, con lươn, vườn nhãn.
- HS đọc từ vừa viết, 2 HS đọc câu ứng dụng SGK.
- Nhận xét ghi điểm.
ng: GV giới thiệu tranh minh họa. HS quan sát. Tranh vẽ gì? - Hãy đọc câu ứng dụng dưới tranh. Sóng nối sóng Mãi không thôi Sóng sóng sóng Đế chân trời. - Khi đọc hết một dòng thơ, chúng ta phải chú ý điều gì ? - GV đọc, HS đoc lại. b) Luyện viết: - HS viết vở tập viết: ong, cái võng, ông, dòng sông. - Thu vở chấm chữa. c) Luyện nói: HS đọc đề bài luyện nói: Đá bóng + Tranh vẽ gì ? + Em có thích đá bóng không ? Vì sao ? + Em thường xem đá bóng ở đâu ? + Em thích đội bóng, cầu thủ nào nhất ? + Ai dùng tay bắt bóng mà không bị phạt ? + Em thích trở thành cầu thủ đá bóng không ? + Em đã bao giờ chơi đá bóng chưa ? 3. Củng cố - dặn dò: - GV chỉ bảng, HS luyện đọc. - Trò chơi: Đi tìm tiếng mới, từ mới. HS thực hiện trên bảng cài. - Dặn đọc bài ở nhà. Xem trước bài sau. Toán PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 7 I- Mục tiêu : - Tiếp tục củng cố khắc sâu kiến thức phép cộng. - Tự thành lập và ghi nhớ bảng cộng. - Thực hành tính cộng trong phạm vi 7. II- Đồ dùng dạy - học : - 7 con chim, 7 ô tô, 7 que tính. - HS bộ đồ dùng toán. III- Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ : - 2 HS lên bảng làm bài tập. - Điền số tích hợp vào chỗ chấm: 4 + = 6 4 + = 5 ...+ 2 = 4 5 - = 3 ... + 6 = 6 ... - 2 = 4 - Cả lớp nhận xét ghi điểm. 2. Dạy học bài mới : a. Giới thiệu bài : Ghi đề lên bảng. b. Hướng dẫn HS tự thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 7: Bước 1: Hướng dẫn HS thành lập công thức : 6 + 1 = 7 và 1 + 6 = 7 - GV đính 6 con chim. Có bao nhiêu con chim trên bảng ? ( 6 ) - Có 6 con chim thêm 1 con chim nữa. Hỏi tất cả mấy con chim ? - HS: 6 con chim thêm 1 con chim là 7 con chim. - HS nêu phép tính , GV ghi bảng : 6 + 1 = 7. HS đọc lại. - Tương tự : 1 + 6 = 7 + Em có nhận xét gì về kết quả 2 phép tính ? (bằng 7) + Vị trí các số trong phép tính như thế nào ? Vậy : 6 + 1 = 1 + 6 Bước 2: - Hướng dần HS thành lập công thức : 2+ 5 = 7; 5 + 2 = 7 ; 4 + 3 = 7; 3 + 4 = 7 - HS tự nêu bài toán. Phép tính thích hợp. Bước 3: - HS ghi nhớ bảng cộng. 6 + 1 = 7 1 + 6 = 7 5 + 2 = 7 2 + 5 = 7 4 + 3 = 7 3 + 4 = 7 - HS thi đua học thuộc lòng. 3. Thực hành : Bài 1: - Bài tập này lưu ý điều gì ? (Viết kết quả thẳng cột) - Gọi HS đọc kết quả từng phép tính. 6 2 4 1 3 5 + + + + + + 1 5 3 6 4 2 Bài 2: - HS nêu yêu cầu: Tính - Gọi 4 em lên bảng làm. - GV yêu cầu HS quan sát các phép tính ở từng cột rồi nêu nhận xét về vị trí các số, về kết quả? - HS: Khi thay đổi vị trí các số trong phép cộng thì tổng không thay đổi. Bài 3: - HS nêu yêu cầu, 3 em lên bảng làm, cả lớp nhận xét ghi điểm. Bài 4: HS quan sát tranh nêu đề toán. a. Có 6 con bướm ,thêm 1 con bướm nữa . Hỏi có tất cả mấy con bướm ? - HS nêu phép tính : 6 + 1 = 7 hoặc nêu bài toán khác để có phép tính : 1 + 6 = 7 b. Có 4 con chim , thêm 3 con chim nữa . Hỏi tất cả có mấy con chim ? - HS nêu phép tính : 4 + 3 = 7 hoặc 3 + 4 = 7 4. Củng cố - dặn dò: - Trò chơi: “ Đi tìm ẩn số”. Cách chơi: GV nói, 6 cộng 1 bằng mấy?, 3 thêm 4 bằng mấy?, 7 bằng 2 cộng mấy?, ... - Dặn thực hành vở bài tập toán ở nhà. - Nhận xét giờ học. Thöù tö ngaøy 19 thaùng 11 naêm 2008 Học vần ĂNG , ÂNG I - Mục đích yêu cầu: - HS đọc, viết được vầng ăng, âng, măng tre, nhà tầng. - Nhận diện vần ăng, âng trong từ, câu ứng dụng, sách báo. - Đọc từ ứng dụng: rặng dừa, phẳng lặng, vầng trăng, nâng niu và câu ứng dụng: Vầng trăng hiện lên sau rặng dừa cuối bãi. Sóng vỗ bờ rì rào, rì rào. - Nói theo chủ đề: Vâng lời cha mẹ. II - Đồ dùng: - SGK, bộ ghép chữ. Tranh minh họa SGK. III - Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ: - HS viết bảng con: con ong, vòng tròn, cây thông. - 2 HS đọc từ, 2 HS đọc câu ứng dụng. 2. Dạy học bài mới: Tiết 1 2.1. Giới thiệu bài: - Học 2 vần mới: ăng, âng. - HS đọc lại. ăng, âng. 2.1. Dạy vần: * ăng a) Nhận diện vần - Phân tích vần ăng: (ă và ng) - Tìm và ghép vần ăng. - So sánh ăng và ăn: Giống: bắt đầu bằng o. Khác: ong kết thúc bằng ng. b) Đánh vần - Đọc, đánh vần: GV chỉ HS đọc: á - ngờ - ăng (cá nhân, nhóm) - Thêm m vào vần ăng để tạo thành tiếng măng. HS ghép, đọc GV ghi bảng. - HS phân tích tiếng măng. m trước, ăng sau. - Đọc, đánh vần: mờ - ăng - măng. - GV đưa tranh: Các em có biết bức tranh vẽ cây gì không? Rút từ khóa: măng tre. - HS đánh vần và đọc từ khóa: (cá nhân, nhóm, lớp). á - mờ - ăng mờ - ăng - măng măng tre. * âng (tương tự) - Vần âng tạo nên â và ng. - So sánh âng và ăng: Giống: đều kết thúc bằng ng Khác: vần âng bắt đầu bằng â. - HS đọc: ớ - ngờ - âng - Từ khóa: nhà tầng - HS đọc: ớ - ngờ - âng tờ - âng - tâng - huyền - tầng nhà tầng. c) Viết: - GV viết mẫu. ă nối ng, m nối ăng, â nối ng, t nối âng, dấu huyền trên â. - HS viết bảng con: ăng, măng tre, âng, nhà tầng. d) Đọc từ ứng dụng: - 4 HS đọc: rặng dừa, phẳng lặng, vầng trăng, nâng niu. - GV giải thích: + Rặng dừa: Một hàng dừa dài. + Nâng niu: Nâng trên tay tình cảm yêu quý. + Vầng trăng: Tranh - GV đọc mẫu, HS đọc: cá nhân, nhóm. Tiết 2 2.3. Luyện tập: a) Luyện đọc: HS đọc bài bảng phần vần, từ câu ứng dụng. Vầng trăng hiện lên sau rặng dừa cuối bãi. Sóng vỗ bờ rì rào, rì rào. b) Luyện viết: HS viết vở TV. Thu bài chấm chữa. c) Luyện nói: HS đọc đề bài luyện nói: Vâng lời cha mẹ. + Tranh vẽ gì? Vẽ những ai? + Em bé trong tranh đang làm gì? + Bố mẹ thường khuyên em điều gì? + Em có thường làm theo lời khuyên đó không? + Khi làm đúng em cảm thấy thế nào? + Muốn trở thành người con ngoan em phải làm gì? 3. Củng cố dặn dò: - GV chỉ bảng cho HS đọc. - HD HS làm vở bài tập Tiếng Việt. - Dặn về nhà đọc bài. Xem trước bài sau. Toán PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 7 I - Mục tiêu: - Tiếp tục củng cố kĩ năng phép trừ. - Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 7. - Biết làm tính trừ trong phạm vi 7. II - Đồ dùng dạy – học: - 7 que tính, 7 con ngỗng, 7 xe ô tô. - HS bộ dùng toán. III - Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ: - HS trả lời miệng câu hỏi: “Bảy bằng mấy cộng với mấy?”. - Từng HS trả lời. 2. Dạy học bài mới: a. Giới thiệu bài: Ghi đề bài lên bảng. b. Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 7. - Hướng dẫn HS học phép trừ: 7 – 1 = 6 và 7 – 6 = 1 Bước 1: GV gắn 7 con ngỗng. Có tất cả mấy con ngỗng? ( 7 ) 7 con ngỗng, bớt đi một con. Còn lại mấy con? - HS: 7 con bớt đi 1 còn lại 6 con. - HS nêu phép tính: 7 – 1 = 6 - HS quan sát đặt bài toán cho phép tính 7 - 6 = ... - HS: Có 7 con ngỗng, bớt đi 6 con ngỗng. Hỏi còn lại mấy con ngỗng? - HS: 7 con bớt đi 1 còn lại 6 con. 7 – 6 = 1 GV ghi bảng. HS nhắc lại. - Cả lớp đọc lại 2 phép tính: 7 - 1 = 6 và 7 - 6 = 1. Bước 2: HD HS tự thành lập các công thức. 7 – 2 = 5 7 – 5 = 2 7 – 3 = 4 7 – 4 = 3 Bước 3: HS ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 7. 7 - 1 = 6 7 - 6 = 1 7 - 2 = 5 7 - 5 = 2 7 - 3 = 4 7 - 4 = 3 3. Thực hành: Bài 1: - HS nêu yêu cầu: Bài tập này sử dụng bảng tính nào và cần lưu ý điều gì? ( bảng tính trừ phạm vi 7 và viết kết quả thẳng cột) - HS làm bài. - HS lên bảng điền kết quả. Nhận xét ghi điểm. Bài 2: - Gọi từng HS đứng lên đọc kết quả. - Cả lớp nhận xét. Bài 3: Gọi 3 em lên bảng làm. 7 – 3 – 2 = 2 7 – 6 – 1 = 0 7 – 4 – 2 = 1 7 – 5 – 1 = 1 7 – 2 – 3 = 2 7 – 4 – 3 = 0 Bài 4: HS quan sát và nêu đề toán. a. Có 7 quả cam, lấy bớt 2 quả. Hỏi còn lại mấy quả? 7 – 2 = 5 b. Có 7 quả bóng. Bay đi 3 quả. Hỏi còn mấy quả? 7 – 3 = 4 4. Củng cố dặn dò: - Trò chơi: “Tiếp sức”. 2 bảng phụ có ghi các phép tính sau. 7 - 5 - 1 = 7 - 2 - 4 = 7 - 4 - 1 = 7 - 2 - 3 = 7 - 6 - 1 = 7 - 1 - 6 = 7 - 3 - 3 = 7 - 4 - 3 = - Cách chơi: Đại diện 2 nhóm mỗi nhóm 4 em. Điền kết quả tiếp sức. Mỗi em chỉ điền kết quả của một phép tính. - Nhận xét giờ học. Thöù naêm ngaøy 20 thtùng 11 naêm 2008 Học vần UNG , ƯNG I- Mục đích - yêu cầu : - HS hiểu cấu tạo vần ung và vần ưng. - Đọc , viết vần ung, ưng, bông súng sừng hươu. - Nhận diện vần ung, ưng trong các từ ứng dụng, câu ứng dụng. - Đọc được từ ứng dụng: cây sung, trung thu, củ gừng, vui mừng và câu ứng dụng SGK. - Nói theo chủ đề : Rừng, thung lũng, suối, đèo. II- Đồ dùng dạy – học: -Bộ đồ dùng TV. - Tranh minh họa SGK. III- Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ : - HS viết bảng con: rặng dừa, phẳng lặng, nâng niu. - 2 HS đọc từ ứng dụng, 2 HS đọc câu ứng dụng SGK. 2. Dạy học bài mới: Tiết 1 2.1. Giới thiệu bài: - Học vần ung, ưng. GV ghi bảng. HS đọc. 2.2.Dạy vần: * ung a) Nhận diện vần - Phân tích vần ung: gồm âm u đứng trước, âm ng đứng sau. - HS ghép vần ung. - HS phát âm : ung - So sánh : ung và ong Giống nhau: đều có âm kết thúc bằng âm ng. Khác nhau: vần ung có âm bắt đầu bằng âm u. b) Đánh vần - HS đọc đánh vần : u – ngờ – ung - Thêm âm s và dấu sắc để tạo thành tiếng súng - HS ghép. - Nêu cấu tạo tiếng súng: Tiếng súng có âm đầu s, vần ung, dấu sắc trên con chữ u. - HS đánh vần: sờ - ung - sung - sắc - súng. - GV đưa tranh hỏi: Tranh vẽ bông gì? ( bông súng). - Bông súng nở trong hồ ao làm cho cảnh vật thiên nhiên thế nào?(thêm đẹp đẽ). (GV: chúng ta không nên hái hoa và phải biết bảo vệ cảnh đẹp của thiên nhiên) - Rút từ : bông súng. - HS đọc: u - ngờ - ung sờ - ung - sung - sắc - súng bông súng. * ưng ( Tương tự ) - Vần ưng tạo nên ư và ng. - So sánh ung và ưng: Giống nhau: đều có âm kết thúc bằng âm ng . Khác nhau: vần ung có âm bắt đầu bằng âm u. - HS đọc: ư – ng – ưng, HS ghép vần ưng, sừng. phân tích, đánh vần. - Đọc đánh vần : ư - ngờ - ung sờ - ưng - sưng - huyền - sừng sừng hươu. c) Viết : - GV hướng dẫn viết, nối u với ng, s với ung, ư với ng, s với ưng, dấu huyền trên ư. HS viết bảng con: ung, bông súng, ưng, sừng hươu. d) Đọc từ ngữ ứng dụng: - 2 HS đọc: cây sung, trung thu, củ gừng, vui mừng. - GV giải thích: + Cây sung: (tranh) Cây to có quả mọc từng chùm trên thân và các cành to
File đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_1_tuan_13_van_thi_thanh_hien.doc