Giáo án Địa lý 7 tiết 5: Thực hành: nhận biết đặc điểm môi trường đới nóng

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Hiểu biết sâu hơn về các kiểu môi trường ở đới nóng.

2. Kĩ năng

 - Phân tích ảnh địa lí.

2. Thái độ

- Có thái độ nghiêm túc, tích cực hợp tác và phát biểu trong học tập

 

II. Chuẩn bị

 - GV: Các hình trong sgk .

- HS: Sưu tầm tư liệu, sách giáo khoa.

III. Tiến trình lên lớp

1. Ổn định tổ chức

Kiểm tra vệ sinh phòng học, vệ sinh cá nhân học sinh, kiểm tra sỉ số và sự chuẩn bị của học sinh

2. Kiểm tra bài cũ

Câu 1. Nêu tình hình di dân ở đới nóng. Trình bày và phân tích nguyên nhân và hậu quả?

3. Dạy bài mới: Giới thiệu tóm tắt nội dung thực hành

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2059 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 7 tiết 5: Thực hành: nhận biết đặc điểm môi trường đới nóng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 6	Môn: Địa Lí 7
Tiết : 11	
Ngày soạn: 
BÀI 12. THỰC HÀNH: NHẬN BIẾT ĐẶC ĐIỂM
 MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG
Mục tiêu
Kiến thức
- Hiểu biết sâu hơn về các kiểu môi trường ở đới nóng.
2. Kĩ năng 
 - Phân tích ảnh địa lí.
Thái độ
- Có thái độ nghiêm túc, tích cực hợp tác và phát biểu trong học tập
Chuẩn bị
 - GV: Các hình trong sgk .
- HS: Sưu tầm tư liệu, sách giáo khoa.
Tiến trình lên lớp
Ổn định tổ chức
Kiểm tra vệ sinh phòng học, vệ sinh cá nhân học sinh, kiểm tra sỉ số và sự chuẩn bị của học sinh
Kiểm tra bài cũ
Câu 1. Nêu tình hình di dân ở đới nóng. Trình bày và phân tích nguyên nhân và hậu quả?
Dạy bài mới: Giới thiệu tóm tắt nội dung thực hành
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1. Xác định ảnh địa lí thuộc kiểu môi trường nào.
Gv cho học sinh tìm hiểu thông tin sgk ( Hình A, B, C) 
? Xác định từng ảnh thuộc kiểu môi trường nào? 
Gv chuẩn xác và kết luận.
Hoạt động cả lớp
Hsinh chia nhóm 4 hsinh thảo luận, thống nhất trình bày.
Hsinh nhận xét và bổ sung
Tl: Ảnh A: Thuộc kiểu khí hậu hoang mạc.
Ảnh B: Thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới ( xavan đồng cỏ cao ). 
Ảnh C: Thuộc kiểu khí hậu xích đạo ẩm ( rừng rậm nhiều tầng ).
 1. Xác định ảnh
- Ảnh A: Thuộc kiểu khí hậu hoang mạc.
- Ảnh B: Thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới ( xavan đồng cỏ cao ). 
- Ảnh C: Thuộc kiểu khí hậu xích đạo ẩm ( rừng rậm nhiều tầng ).
Hoạt động 2. Tìm hiểu biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa chọn biểu đồ đới nóng, lí do chọn .
 Gv cho Hs tìm hiểu thông tin hình A ;B ;C ;D ;E
? Quan sát biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa để chọn ra một biểu đồ thuộc đới nóng và cho biết lí do.
Gv chuẩn xác kết luận.
Hoạt động cả lớp 3 phút
Hsinh chia làm các nhóm 4 hsinh thảo luận.5 phút. Hsinh báo cáo, nhận xét bổ sung.
Tl :
- HA : có nhiều tháng nhiệt độ xuống thấp loại
- HB : Nóng quanh năm trên 200c và có 2 lần tăng cao trong năm, mưa nhiều trong mùa hạ => đúng
- HC : có tháng cao nhất mùa hạ không quá 200c , mùa đông ấm áp xuống không loại
- HD : có mùa đông lạnh loại
- HE : có mùa hạ nóng trên 250c vào mùa đông mát 250c, mưa trên 1.500mm với một mùa mưa vào mùa hạ và một mùa khô vào mùa đông. Dó là đặc điểm của kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.
vào thu đông => loại
2. Quan sát biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa
Biểu đồ B có nhiệt độ quanh năm > 250c, mưa trên 1.500mm với một mùa mưa vào mùa hạ và một mùa khô vào mùa đông. Dó là đặc điểm của kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Thu hoạch:
Hsinh hoàn thành câu trả lời bài tập câu 1 và câu 4 vào giấy kiểm tra theo nhóm 4 hsinh
Hướng dẫn về nhà
- Hướng dẫn hs học bài
- Hướng dẫn hs thu thập tư liệu, tranh ảnh thông qua báo,đài, internet…
- Hướng dẫn chuẩn bị ôn tập kiểm tra 1 tiết
- Nhận xét và đánh giá tiết học.
IV. Rút kinh nghiệm
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
TUẦN: 6	Môn: Địa Lí 7
Tiết : 12	
Ngày soạn: 
 ÔN TẬP
I. Mục tiêu
Kiến thức
Nhằm hệ thống lại các kiến thức đã học về thành phần nhân văn của môi trường và và các môi trường địa lí và các hoạt động của con người ở các môi trường địa lí chương môi trường đới nóng.
Học sinh hiểu rỏ và khắc sâu kiến thức đã học, biết phân tích và trình bày những nội dung có liên quan.
Kĩ năng
Hệ thống hóa các kiến thức đã học.
Trình bày và giải thích nội dung bài học.
Thái độ
Có thái độ nghiêm túc trong học tập, tích cực hợp tác và phát biểu trong học tập.
Chuẩn bị
- GV: Nội dung ôn tập 
HS: Sưu tầm tư liệu và sách giáo khoa.
Tiến trình lên lớp
Ổn định tổ chức
Kiểm tra vệ sinh phòng học, vệ sinh cá nhân học sinh, kiểm tra sỉ số và sự chuẩn bị của học sinh
Kiểm tra bài cũ
Giới thiệu nội dung và phương pháp học.
Dạy bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1. Ôn lại chương thành phần nhân văn của môi trường.
Gv cho học sinh tìm hiểu thông tin sgk và nội dung các bài đả học
? Em hãy cho biết nguyên nhân từ những năm đầu thế kỉ XIX đến nay dân số thế giới tăng nhanh?
? Sự bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển gây ra hậu quả gì?
Gv chuẩn xác và kết luận.
? So sánh sự khác nhau giữa các chủng tốc về hình thái bên ngoài và nơi phân bố chủ yếu của các chủng tộc trên thế giới?
? Trình bày sự phân bố dân cư trên thế giới. cho biết những nơi nào có dân cư tập trung đông đúc, những nơi nào thưa thớt dân cư?
? So sánh sự khác nhau giữa quần cư nông thôn và quần cư thành thị?
? Vì sao nói đô thị hóa là xu thế tất yếu của thế giới?
? Hãy kể tên một số siêu đô thị của thế giới?
Gv chuẩn xác và kết luận.
Hoạt động cả lớp (5 phút )
Tl: Do có những tiến bộ vế kinh tế, xã hội và y tế.
Tl: Tạo nên sức ép đối với vấn đề việc làm, phúc lợi xã hội, môi trường, kìm hảm sự phát triển kinh tế xã hội…
Hsinh nhận xét và bổ sung
Tl: hsinh so sánh theo nội dung đã ghi
Tl: Theo nội dung ghi
Tl: So sánh theo bảng đã ghi
Tl: Vì kinh tế ngày càng phát triển, dân số ngày càng đông.
Tl: Hsinh nêu một số siêu đô thị ở các châu lục.
Hsinh nhận xét và bổ sung
Chủ đề 1. Thành phần nhân văn của môi trường
- Dân số thế giới tăng nhanh từ những năm đầu của thế kỉ XIX đến nay. 
 + Nguyên nhân: Do có những tiến bộ vế kinh tế, xã hội và y tế.
 + Hậu quả: Tạo nên sức ép đối với vấn đề việc làm, phúc lợi xã hội, môi trường, kìm hảm sự phát triển kinh tế xã hội… nhất là ở các nước đang phát triển.
- Có 3 chủng tộc chính: Ơ ropeoit ( da trắng ); Negroit ( da đen ); Mongoloit ( da vàng )
- Dân cư trên thế giới phân bố không đều.
- Quần cư nông thôn và quần cư thành thị có nhiều điểm khác biệt.
- Đô thị hóa là xu thế tất yếu của thế giới.
Hoạt động 2. Ôn các môi trường địa lí và hoạt động kinh tế của con người ở môi trường đới nóng.
Gv cho Hs tìm hiểu thông tin sgk và bài học
?Nêu vị trí của đới nóng ?
? Trình bày vị trí, đặc điểm khí hậu, cảnh quan của các môi trường : Xích đạo ẩm, nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa ?
Gv chuẩn xác , kết luận và bổ sung
? Trình bày những thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với sản xuất nông nghiệp ở đới nóng ?
? Nêu một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu ở đới nóng ?
? Phân tích mối quan hệ giữa dân số với tài nguyên và môi trường ở đới nóng/
?Nêu nguyên nhân của sự di dân của môi trường đới nóng ?
Gv chuẩn xác và kết luận, bổ sung
Hoạt động cả lớp 5 phút
Tl : Giữa hai chí tuyến
Tl : Theo nội dung đã ghi
Tl : Theo nội dung đã ghi
Tl : Theo nội dung đã ghi
Tl : Theo nội dung đã ghi
Tl : Theo nội dung đã ghi
Chủ đề 2. Các môi trường địa lí và hoạt động kinh tế của con người.
Chương I. Môi trường đới nóng
- vị trí giữa hai chí tuyến
- Gồm: môi trường : Xích đạo ẩm, nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa 
- Cây lương thực : Lúa gạo, ngô, sắn, khoai lang...Cây công nghiệp nhiệt đới : cà phê,cao su, dừa, bông, mía...Chăn nuôi : Trâu, bò, dê, lợn..
- Dân số đông và tăng nhanh đã đẩy nhanh tốc độ khai thác tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường.
- Di dân do nhiều nguyên nhân
Củng cố:
Gv củng cố chung
5. Hướng dẫn về nhà
Hướng dẫn hs thu thập tư liệu, tranh ảnh thông qua báo,đài, internet…
Hướng dẫn chuẩn bị kiểm tra 1 tiết
Nhận xét và đánh giá tiết học.
IV. Rút kinh nghiệm
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Duyệt
 Vũ Thị Ánh Hồng

File đính kèm:

  • docĐia 7 T6.doc
Giáo án liên quan