Giáo án Địa lý 6_Trường THCS Minh Hà - Thạch Thất

I MỤC TIÊU

1 Kiến thức: Giúp học sinh nắm được nội dung chính của môn địa lí 6.Để học tốt môn địa lí, cần phải làm như thế nào?

2. Kĩ năng: Bước đầu hình thành kĩ năng cần thiết cho học sinh kĩ năng quan sát, nhận xét các hiện tượng tự nhiên.

3 Thái độ: Giúp học sinh có thái độ tích cực học tập, yêu thích môn địa.Từ đó có ham muốn khám phá thế giới.

II CHUẨN BỊ

1Giáo viên: Một số tranh ảnh về Trái Đất.

2 Học sinh: Đọc trước nội dung bài học.

III TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

1 Bài cũ

2 Bài mới: Giáo viên giới thiệu chung về địa lí lớp 6 qua phần phụ lục.

 

doc49 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2061 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý 6_Trường THCS Minh Hà - Thạch Thất, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uần 9 Ngày dạy: 14 - 10 – 2011 
 Tiết 9 Ngày soạn: 11 - 10 – 2011 
I MỤC TIÊU
1 Kiến thức
Hiểu và trình bày được sự vận động tự quay quanh trục tưởng tượng của Trái Đất. Hướng chuyển động, thời gian tự quay 1 vòng quanh trục là 24h (một ngày đêm).
Trình bày được một số hệ quả của sự vận động Trái Đất tự quay quanh trục:
Hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất.
Mọi vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều có sự lệch hướng.
2 Kĩ năng: Dùng quả địa cầu chứng minh hiện tượng tự quay quanh trục và hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau trên Trái Đất.
3 Thái độ: thấy được vai trò quan trọng của sự vận động tự quay quanh trục với con người.
II CHUẨN BỊ
1 Giáo viên: - Tranh về hiện tượng ngày đêm trên Trái Đất.
 - Quả Địa Cầu + Đèn phin.
 2 Học sinh: Đọc trước bài trả lời câu hỏi in nghiêng sgk.
III TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1 Bài cũ: Giáo viên nhận xét kết quả bài kiểm tra của học sinh.
2. Bài mới:
* Vào bài: Dựa vào sgk trang 21.
* Tiến trình bài:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
Gv: giới thiệu H.19
- Hướng mũi tên màu đỏ hướng chuyển động của Trái Đất.
- Cực Bắc đến Cực Nam là trục tưởng tượng.
 -Lưu ý: trục Trái Đất là trục do con người tưởng tượng, trục nối hai đầu cực. Trục có độ nghiêng 66033’ trên mặt phẳng quỹ đạo. Đó là trục tự quay quanh của Trái Đất.
 GV dùng tay đẩy quả Địa cầu quay đúng hướng 2 lần. Gọi 2 Hs thực hiện lại động tác trên.
? Quan sát H.19: Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng nào?
Gv: Thời gian Trái Đất quanh một vòng quanh trục trong 1 ngày đêm được quy ước là bao nhiêu giờ?
Hs: Thời gian tự quay một vòng quanh trục là 24 giờ (1 ngày đêm). Vì vậy, người ta chia bề mặt Trái Đất làm 24 khu vực giờ 
Gv: Dùng quả địa cầu chứng minh Trái Đất quay quanh trục từ tây sang đông trong 24h:
- Chỉ vị trí của Việt Nam trên quả địa cầu. 
- Xoay quả địa cầu theo hướng tự quay của Trái Đất, cùng với đó Việt Nam bị khuất dần và Việt Nam trở lại vị trí ban đầu …
 Gv: Để tiện cho việc tính giờ và giao dịch trên thế giới, người ta chia bề mặt Trái Đất ra bao nhiêu khu vực giờ?
Gv: Em hiểu thế nào là giờ khu vực?Hs: Giờ chính xác của kinh tuyến đi qua giữa khu vực được tính là giờ chung của khu vực đó.
Gv: Quan sát H.20 lấy ví dụ một số giờ khu vực?
Hs: Ví dụ.
Gv: Hướng dẫn học sinh quan sát H.20 và cách tính giờ khu vực.
Gv: -Mỗi khu vực giờ rộng bao nhiêu độ? (15o)
-Khu vực giờ gốc là khu vực có đường kinh tuyến gốc đi qua, được coi là khu vực 0 giờ (giờ G.M.T)
-Dựa vào bản đồ các khu vực giờ cho biết nước ta nằm ở khu vực giờ thứ mấy?
-GV hướng dẫn cách tính giờ
+ Giờ phía đông : Lấy khu vực giờ gốc cộng với số khu vực cách xa khu vực giờ gốc
+ Giờ phía tây: Lấy khu vực giờ gốc trừ đi số khu vực cách xa khu vực giờ gốc.
Gv: Dựa vào H.20: khi khu vực giờ gốc là 12h thì lúc đó ở nước ta là mấy giờ?
Gv: Em hãy so sánh giờ khu vực phía Tây và phía Đông so với khu vực giờ gốc?
Hs: Giờ khu vực phía Đông sớm hơn khu vực giờ khu vực phía Tây.
Gv: mở rộng: mỗi quốc gia có một khu vực giờ riêng. Việt Nam nằm ở múi giờ thứ 7. Nhưng với những quốc gia có lãnh thổ rộng lớn trải dài trên nhiều múi giờ như Canada (5 múi giờ), Nga (11 múi giờ) thì họ dùng giờ đi qua thủ đô của quốc gia mình. Để tránh nhầm lẫn người ta quy ước kinh tuyến 1800 là kinh tuyến đổi ngày quốc tế. 
Gv: Hướng dẫn học sinh quan sát H.21:
- Phần nằm trong bóng tối: đêm.
- Phần sáng: ngày.
Gv: Dùng Quả địa cầu (Trái Đất) và đèn phin (tượng trưng Mặt Trời). Cho đèn phin chiếu vào Quả Địa Cầu. Quan sát hiện tượng gì xảy ra?
Hs: Trái Đất chỉ được chiếu sáng được một nửa.
Gv: Hiện tượng nửa được chiếu sáng là ngày, nằm trong bóng tối là đêm. Vậy tại sao khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm?
Gv: Nếu Trái Đất không tự quay quanh trục sinh ra hiện tượng gì?
Hs: Khắp mọi nơi trên Trái Đất ngày hoặc đêm kéo dài không phải là 12h.
Gv: Tại sao hằng ngày chúng ta thấy Mặt Trời, Mặt Trăng và các ngôi sao trên bầu trời chuyển động theo hướng từ Đông sang Tây?
Hs: Chuyển động biểu kiến. Do Trái Đất tự quay từ Tây sang Đông.
Gv: Gọi học sinh đọc bài đọc thêm.
Gv: Hướng dẫn học sinh quan sát H.22:
Mũi tên liền: lệch hướng.
Mũi tên đứt: mũi tên chính.
Gv: Dựa vào H.22, cho biết ở Bắc bán cầu, các vật chuyển động theo hướng từ P đến N và từ O đến S bị lệch hướng về bên phải hay bên trái?
Hs: Lệch phải.
Gv: Sự vận động tự quay quanh trục còn sinh ra hệ quả gì?
Hs: Trả lời
Gv: Sự lệch hướng ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu có giống nhau không?
Hs: Trả lời
Gv: Sự lệch hướng này có đúng với các vật thể: rắn, lỏng, khí không? Ví dụ?
Hs: Trả lời.
1. Sự vận động của Trái Đất quanh trục
-Trái Đất tự quay một vòng quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông.
- Thời gian tự quay một vòng quanh trục là 24h.
- Người ta chia bề mặt Trái Đất ra 24 khu vực giờ.
- Mỗi khu vực có một giờ riêng gọi là giờ khu vực.
2. Hệ quả của sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất
- Do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục từ Tây sang Đông nên khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm.
b. Sự lệch hướng của các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất
Các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng:
Nếu nhìn xuôi theo chiều chuyển động:
- Nửa cầu Bắc: vật chuyển động bị lệch phải.
- Nửa cầu Nam: lệch trái.
3 Củng cố
a. Hoàn thành sơ đồ sau đây để thấy các đặc điểm và hệ quả của hiện tượng tự quay quanh trục:
 Tự quay quanh trục
Thời gian: 1 vòng hết 24 giờ
Hướng chuyển động từ Tây sang Đông
Vận tốc giảm dần từ xích đạo về 2 cực
Hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau trên Trái Đất
Sự lệch hướng của các vật chuyển động trên Trái Đât
Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày Quốc tế
b. Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng?
Câu 1: Khu vực giờ gốc là:
a. Khu vực giờ có đường kinh tuyến gốc đi qua chính giữa.
b. Khu vực giờ 0.
c. Khu vực giờ có tên GMT.
d. Tất cả đều đúng.
Câu 2: Trên Trái Đất giờ khu vực phía đông bao giờ cũng sớm hơn giờ khu vực phía Tây là do:
a. Trái Đất quay từ Tây sang Đông.	c. Trái Đất quay quanh Mặt Trời
b. Trái Đất quay từ Đông sang Tây.	d. Trục Trái Đất nghiêng.
4 Dặn dò
a. Học bài. Trả lời câu hỏi sách giáo khoa trang 24.Làm vở bài tập bài 7.
b. Chuẩn bị bài sau: Đọc trước bài 8, hoàn thành phiếu học tập sau:
Ngày
Bán cầu
Tiết
Nơi chiếu
Vị trí Trái Đất so với Mặt Trời
Nhiệt độ và ánh sáng
Mùa
22 – 6
Bắc
Nam 
22 - 12
Bắc
Nam 
23 – 9
Bắc
Nam 
21 – 3
Bắc 
 Tìm hiểu Việt Nam có mấy mùa? Vào khoảng thời gian nào?
 BÀI 8 SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH MẶT TRỜI
Tuần 10 Ngày dạy: 21 - 10 – 2011 
Tiết 10 Ngày soạn: 18 - 10 – 2011 
I MỤC TIÊU
1 Kiến thức: Hs hiểu:
- Cơ chế của sự chuyển động Trái Đất quanh Mặt Trời (quỹ đạo, thời gian chuyển động, tính chất của sự chuyển động).
- Nhớ vị trí: xuân phân, thu phân, hạ chí, đông chí trên quỹ đạo Trái Đất.
2 Kĩ năng:
- Biết sử dụng Quả địa cầu để lặp lại hiện tượng chuyển động tịnh tiến của Trái Đất trên quỹ đạo và chứng minh hiện tượng các mùa.
- Trình bày hiện tượng ngày, đêm dài, ngắn ở các vĩ độ khác nhau theo mùa
3. Thái độ : Lòng yêu thiên nhiên, giải thích được một số hiện tượng tự nhiên trong cuộc sống
II CHUẨN BỊ
1 Giáo viên: Tranh vẽ: Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
2 Học sinh: Đọc trước bài 8, trả lời phiếu học tập.
 Tìm hiểu Việt Nam có mấy mùa? Vào khoảng thời gian nào?
III TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1 Bài cũ:
Câu 1: Vận động tự quay quanh trục của Trái Đất sinh ra hệ quả gì? Nếu Trái Đất không có vận động tự quay thì hiện tượng ngày, đêm trên Trái Đất sẽ ra sao?
Câu 2: Giờ khu vực là gì? Khi khu vực giờ gốc là 5h thì khu vực giờ 10, giờ 15 là mấy giờ?
2 Bài mới:
* Vào bài: Ngoài sự vận động tự quay quanh trục, Trái Đất còn có chuyển động quanh Mặt Trời. Sự chuyển động này có đặc điểm, hệ quả gì? Có ý nghĩa lớn lao đối với sự sống trên Trái Đất ra sao?
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
Gv: Treo tranh giới thiệu 
Nhắc lại chuyển động tự quay quanh trục, hướng, độ nghiêng ở các vị trí: Xuân phân, Hạ chí, Thu phân, Đông chí.
Gv: Theo dõi chiều mũi tên trên quỹ đạo và trên trục Trái Đất thì Trái Đất cùng lúc tham gia mấy vận động?
Gv: Dùng Quả Địa Cầu lặp lại hiện tượng chuyển động tịnh tiến của Trái Đất ở cấc vị trí: xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí. Yêu cầu 1 học sinh làm lại.
Hs: Thực hành.
Gv: Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng nào? Quỹ đạo có hình gì? Sự chuyển động đó gọi là gì?
 HS : gọi là sự chuyển động tịnh tiến 
- Trong khi chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời, trục Trái Đất lúc nào cũng giữ nguyên độ nghiêng 66033’ trên mặt phẳng vĩ đạo và hướng nghiêng của trục không đổi. Đó là sự chuyển động tịnh tiến.
Gv: Em hiểu thế nào là hình elip, quỹ đạo?
Hs: Dựa vào thuật ngữ trả lời.
Gv: Dựa vào H.23 cho biết thời gian Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời một vòng?
Hs: Trả lời
Gv: Khi chuyển động trên quỹ đạo, khi nào Trái đất gần Mặt Trời nhất, khi nào xa nhất, khoảng cách bao nhiêu?
Hs: Cận nhật: 3- 4 tháng 1: 147 triệu người.
 Viễn nhật: 4-5 tháng 7: 152 triệu km.
GV : Cho HS quan sát (tranh) mô hình Trái Đất đang chuyển động quanh Mặt Trời :
Vì sao có hiện tượng các mùa trên Trái Đất? 
Gv: Dựa vào H.23 cho biết khi chuyển động trên quỹ đạo trục nghiêng và hướng tự quay của Trái Đất có thay đổi không?
Hs: Không đổi.
GV lưu ý HS trục Trái Đất và đường phân chia sáng tối không trùng nhau, độ nghiêng và hướng nghiêng trục không đổi nên hai nửa cầu Bắc và Nam luân phiên nhau ngã về phía Mặt Trời sinh ra các mùa 
Gv: Quan sát H.23 cho biết: 
Trong ngày 22 – 6: nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời?
Trong ngày 22 – 12: nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời?
Hs: trả lời.
Gv: Em hãy chi biết 2 nửa cầu Bắc và Nam thay đổi như thế nào so với Mặt Trời?
Hs: 2 nửa cầu luân phiên nhau chúc và ngả về phía Mặt Trời.
Gv: Nguyên nhân sinh ra hiện tượng mùa? 
Thảo luận nhóm:
Thời gian: 5 phút.
Nội dung: Chia thành 4 nhóm. Hoàn thành bảng sau:
1. Sự chuyển động củ

File đính kèm:

  • docgiao an dia 6 ki 1 chi tiet chuan kien thuc.doc
Giáo án liên quan