Rèn luyện kĩ năng khai thác và sử dụng kênh hình sách giáo khoa Địa lí 6

Trong giáo dục hiện đại, nhiều vấn đề học tập được cải thiện để phù hợp với tình hình thực tế, những tri thức mới được con người tiếp nhận nhằm đào tạo nên những con người lao động mới: “ phải có năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”. Vì thế, càng đẩy mạnh vai trò của người học, kích thích người học luôn năng động trong quá trình học. Để làm được điều đó thì nội dung học phải thật thu hút, lôi cuốn người học vào các vấn đề được nêu ở nội dung học, từ lý thuyết, minh họa đến thực hành phải sinh động và phù hợp, có sự liên kết với nhau chặt chẽ. Khi đề cặp đến vần đề nào phải minh họa ngay đến nội dung đó để người học có thể dễ dàng tiếp thu được.

Sách giáo khoa cải cách mới hiện nay, hầu hết đều đưa nhiều kênh hình vào mỗi bài học. Kênh hình không chỉ minh họa cho nội dung bài học mà còn tạo sự đa dạng của nội dung bài học, vì ngoài phần nội dung kênh hình còn cung cấp cho người học những nội dung khác của bài trong khi khai thác kênh hình đó.

Trong sách giáo khoa Địa lí Trung học cơ sở, kênh hình là một trong những nội dung quan trọng. Kênh hình ở đây bao gồm các bản đồ, sơ đồ, biểu đồ, các hình vẽ, tranh ảnh. Ngoài việc hỗ trợ cho kênh chữ, việc khai thác có hiệu quả kênh hình trong sách giáo khoa sẽ góp phần cho học sinh dễ dàng nhận thức được các sự vật, hiện tượng Địa lí và các mối quan hệ của chúng theo thời gian và không gian.

Để giúp học sinh học tốt môn Địa lí , giáo viên cần phải có cách thức hướng dẫn khai thác và sử dụng kênh hình một cách rõ ràng để học sinh có thể hiểu kĩ hơn nội dung bài học. Qua 3 năm thực nghiệm, tôi đã rút ra được một số vấn đề quan trọng khi khai thác kênh hình trong lúc giảng dạy Địa lí muốn chia sẽ cùng các quý đồng nghiệp trong chủ đề: “ Rèn luyện kĩ năng khai thác và sử dụng kênh hình sách giáo khoa Địa lí 6”.

 

doc12 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 4424 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Rèn luyện kĩ năng khai thác và sử dụng kênh hình sách giáo khoa Địa lí 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 và sử dụng kênh hình sách giáo khoa chưa được chú trọng nhiều nên khả năng tiếp thu nội dung bài học của học sinh chưa cao. chính vì vậy mà tỉ lệ học sinh giỏi của môn còn thấp, đặc biệt là ở trường chưa có học sinh giỏi dự thi cấp tỉnh ở môn này.
III. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG
 1. Nguyên nhân
 Kĩ năng khai thác và sử dụng kênh hình sách giáo khoa Địa lí 6 không được thực hiện đúng và đầy đủ, theo tôi nghiên cứu phát hiện là do:
	- Số ít giáo viên còn nặng lối truyền thụ truyền thống chỉ chú trọng đến việc đọc cho học sinh chép nội dung bài học.
- Lượng kiến thức bài học nhiều nhưng thời lượng tiết học ít.
- Học sinh khối 6 do thay đổi môi trường học mới nên ngán ngại tiếp nhận bởi có nhiều nội dung phải học.
- Do hạn chế về thời gian nên giáo viên đề cập chưa sâu kĩ năng này trong giảng dạy.
- Một số học sinh có tâm lí cho đây là môn học phụ nên chưa nhiệt tình học, hay nghĩ rằng sau tiết học chỉ cần học thuộc nội dung đã ghi là đủ, vì thế mà lơ là với việc khai thác kênh hình.
 * Thực tế khi chưa khảo sát ở học sinh:
- Không chú ý đến kênh hình, không tìm ra kiến thức từ kênh hình.
- Không lí giải được các minh họa của kênh hình.
- Chưa nắm được các bước khai thác kênh hình trong sách giáo khoa. 
Điều tra đối tượng thuộc học sinh của trường trung học cơ sở Lương Tâm 
Lớp
Tổng số HS
Chưa biết khai thác
Biết khai thác
6a1
42
35
7
6a2
42
37
5
6a3
40
30
10
6a4
42
33
9
Tổng
166
135
31
Tỷ lệ
100%
81.33%
18.67%
Vì vậy mà kết quả làm bài tập trong quá trình điều tra chưa cao.
Lớp 
Tổng số HS
Chưa biết khai thác
Biết khai thác
6a1
42
32
10
6a2
42
30
12
6a3
40
30
12
6a4
42
31
11
Tổng
166
123
45
Tỷ lệ
100%
74.09%
25.91%
 2. Thuận lợi và khó khăn
 2.1. Thuận lợi
- Được Ban giám hiệu quan tâm chỉ đạo sâu sắc hoạt động dạy và học trong nhà trường.
- Có đội ngũ giáo viên nhiệt tình, năng động, sáng tạo, chịu khó tìm tòi học hỏi, đầu tư nhiều cho công tác giảng dạy và trong từng tiết dạy.
- Học sinh ngoan, siêng năng, tích cực, ham thích tìm hiểu và hứng thú học tập Địa lí.
- Trường được trang bị máy chiếu công nghệ thông tin và nhiều đồ dùng dạy học.
- Học sinh lại có ý thức cao trong việc chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng địa lí.
 2.2. Khó khăn
 - Đại bộ phận học sinh thuộc vùng sâu, vùng nông thôn, mức độ tiếp thu kiến thức còn chậm, chưa đồng đều ở các lớp. Những hiểu biết về địa lí đôi khi còn mơ hồ, thiếu nhiệt tình khi rèn luyện các kĩ năng trong giờ học. Một số ít lại lười học làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy học của bộ môn.
 - Bộ phận nhỏ trong giáo viên còn nặng lối truyền thụ kiến thức truyền thống, nặng lý thuyết hoặc chưa đầu tư cho tiết dạy do bận công việc gia đình.
 - Thời gian tiết học quá ngắn gây khó khăn lúc giáo viên khi thức hiện các thao tác giảng dạy.
 - Đồ dùng dạy học cho môn Địa lí còn ít.
IV. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
 1. Những điều lưu ý khi khai thác kênh hình sách giáo khoa Địa lí 6.
	Kiến thức trong cuốn sách giáo khoa Địa lí 6 được trình bày bằng cả hai kênh: kênh chữ và kênh hình. Do đó, các em phải biết quan sát và khai thác kiến thức ở cả kênh hình ( hình vẽ, tranh ảnh, sơ đồ, bản đồ….) để trả lời các câu hỏi, hoàn thành các bài tập.
	Như vây, các em không chỉ có được kiến thức mà còn rèn luyện được cả kĩ năng địa lí, đặc biệt là các kĩ năng quan sát, phân tích và xử lí thông tin.
	Để học tốt môn Địa lí 6 các em còn phải biết liên hệ những điều đã học với thực tế, quan sát những sự vật và hiện tượng địa lí xảy ra ở xung quanh minh để tìm cách giải thích chúng.
 2. Một số nội dung minh họa.
 2.1. Chương I. TRÁI ĐẤT 
 2.1.1. Bài 1: vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất.
* Hình 1. Các hành tinh trong hệ Mặt Trời
 Phương pháp sử dụng:
 Trước hết , giáo viên giới thiệu khái quát về hệ Mặt Trời. Tiếp đó, giáo viên yêu cầu học sinh đọc nội dung trong sách giáo khoa, quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi giữa bài. 
 Sau khi học sinh trả lời, GV nhấn mạnh vị trí này đã tạo cơ sở tiền đề cho sự sống tồn tại và phát triển trên TráiĐất. Hình 1: Các hành tinh trong hệ MT
 * Hình 2. Kích thước của Trái Đất
* Hình 3. các đường kinh tuyến, vĩ tuyến trên quả địa cầu
Phương pháp sử dụng: 
Trước hết giáo viên giới thiệu về quả Địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất. Tiếp đó, giáo viên yêu cầu học sinh đọc nội dung trong sách giáo khoa, quan sát quả Địa cầu và hình minh họa để trả lời câu hỏi giữa bài.
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên nhấn mạnh lại kích thước của Trái Đất và các đường kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, các điểm cực Bắc, Nam và các nửa cầu Bắc, Nam. Hình 2. Kích thước của Trái Đất Hình 3: Các đường KT,VT 
2.1.2. Bài 3. Tỉ lệ bản đồ
* Hình 8. Bản đồ một khu vực của thành phố Đà Nẵng ( tỉ lệ 1:7.500)
* Hình 9. Bản đồ một khu vực của thành phố Đà Nẳng ( tỉ lệ 1:15.000)
Phương pháp sử dụng :
Trước hết , giáo viên khái quát về tỉ lệ ban đồ ở các bản đồ khác nhau. Tiếp đó, giáo viên yêu cầu học sinh đọc nội dung trong sách giáo , hình minh họa rồi dùng thước kẻ để đo, tính khoảng cách trên bản đồ và trả lời câu hỏi giữa bài. Hình 8. Bản đồ một khu vực của TP Đà Nẵng ( 1:7.500)
 Sau khi học sinh trả lời, giáo viên nhấn mạnh việc sử dụng bản đồ trong thực tiễn phải chú ý đến tỉ lệ bản đồ và cách xác định khoảng cách trên thực địa dựa vào tỉ lệ bản đồ.	 
 Hình 9. Bản đồ một khu vực của TP Đà Nẳng ( 1:15.000)
2.1.3. Bài 4. Phương hướng trên bản đồ, kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí
* Hình 10. Các hướng chính
Phương pháp sử dụng: 
Cách xác định phương hướng trên bản đồ là một nội dung hết sức quan trọng đối với học sinh trong quá trình học tập môn Địa lí ở các bài, các lớp tiếp theo.
Chính vì thế, giáo viên cần hướng dẫn cụ thể, chi tiết học sinh cách xác định phương hướng. Trước hết là cách xác định 4 hướng chính là Bắc-Nam-Đông-Tây dựa vào hướng kinh tuyến, vĩ tuyến. Việc xác định chính xác 4 hướng trên sẽ giúp học sinh xác định 4 hướng còn lại một cách dễ dàng hơn.	 	Hình 10. Các hướng chính
* Hình 11. Tọa độ dịa lí của điểm C
Phương pháp sử dụng: 
Trong quá trình dạy học, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách gióng vị trí của điểm C với đường xích đạo và đường kinh tuyến gốc được thể hiện trên lược đồ.
Khi quan sát hình, giáo viên cũng cần lưu ý với học sinh là các đường kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc là kinh tuyến Tây, các đường vĩ tuyến nằm bên trên xích đạo là vĩ tuyến Bắc.	 Hình 11. Tọa độ địa lí của điểm C
* Hình 12. Bản đồ thủ đô các nước ở khu vực Đông Nam Á
Phương pháp sử dụng: 
Trước hết, giáo viên giới thiệu khái quát bản đồ thủ đô của các nước Đông Nam Á. Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào cách xác định phương hướng, xác định tọa độ địa lí để trả lới các câu hỏi giữa bài.Sau khi học sinh trả lời xong, giáo viên nhấn mạnh việc xác định phương hướng và tọa độ địa lí trên bản đồ là kĩ năng quan trọng trong học tập và đời sống.
	2.1.4. Bài 5. Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ
	* Hình 16. Núi được cắt ngang và hình biểu hiển của nó trên bản đồ
	Phương pháp sử dụng: 
	Trước hết , giáo viên giới thiệu khái quát về lát cắt địa hình và đường đồng mức. Tiếp đó, giáo viên yêu cầu học sinh đọc nội dung trong sách giáo khoa, hình minh họa và trả lời câu hỏi giữa bài.
	Sau khi hoc sinh trả lời, giáo viên nhấn mạnh lại khoảng cách giữa các đường đồng mức được thể hiện trên bản đồ.
	2.1.5. Bài 7. Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả
	* Hình 19. Hướng tự quay của Trái Đất
	Phướng pháp sử dụng: 
	Trước hết, giáo viên giới thiệu khái quát về sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất. Tiếp đó, giáo viên yêu cầu học sinh đọc nội dung trong sách giáo khoa, hình minh họa và trả lời câu hỏi giữa bài.
	Sau khi học sinh trở lời, giáo viên nhấn mạnh sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất là nguyên nhân sinh ra hiện tượng luân phiên ngày và đêm.
	 Hình 19. Hướng tự quay của Trái Đất
	2.1.6. Bài 8. Sự chuyển động của trái Đất quay Mặt Trời
	* Hình. 23. Sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các mùa ở Bắc bán cầu
	Phương pháp sử dụng: 
	Trước hết, giáo viên giới thiêu khái quát về sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời và hiện tượng các mùa trên Trái Đất. Tiếp đó, giáo viên yêu cầu học sinh đọc nội dung trong sách giáo khoa, hình minh họa và trả lời câu hỏi giữa bài.
	Sau khi học sinh trả lời, giáo viên nhấn mạnh lại vị trí chuyển động quanh Mặt trời của Trái Đất, đặc điểm tia sáng Mặt Trời so với bề mặt Trái Đất vào các ngày xuân phân (21/3), thu phân (22/12) và hạ chí (22-6).
2.1.7. Bài 10. Cấu tạo bên trong của Trái Đất
	* Hình 26. cấu tạo bên trong của Trái Đất
	Phương pháp sử dụng: 
	Trước hết , giáo viên giới thiệu khái quát về cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm có 3 lớp theo thứ tự từ ngoài vào trong. Tiếp đó, giáo viên yêu cầu học sinh đọc nội dung trong sách giáo khoa, hình minh họa và trả lời câu hỏi giữa bài.
	Sau khi học sinh trả lời, giáo viên nhấn mạnh lớp vỏ Trái Đất có vai trò rất quan trọng bởi nó bao gồm các thành phần khác của Trái Đất như không khí, nước, sinh vật….
	2.2. Chương II. Các thành phần tự nhiên của Trái Đất
	 2.2.1. Bài 17. Lớp vỏ khí
	* Hình 45. các thành phần của không khí
	Phương pháp sử dụng: 
	Trước hết, giáo viên giới thiệu khái quát về khí quyển và sự cần thiết của không khí đối với sự sống trên Trái Đất. Tiếp đó, giáo viên yêu cầu học sinh đọc nội dung trong sách giáo khoa, biểu đồ và trả lời câu hỏi giữa bài.
	Sau khi trả lời, giáo viên nhấn mạnh khí nitơ chiếm ¾ thành phần không khí, hơi nước chiếm tỉ lệ rất nhỏ nhưng là nguồn gốc gây ra các hiện tượng như mây, mưa…
	2.2.2. Bài 22. Các đới khí hậu trên Trái Đất
	* Hình 58. Các đới khí hậu
	Phương pháp sử dụng: 
	Trước hết, giáo viên giới thiệu khái quát về quy luật phân hóa nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất giảm dần từ xích đạo về hai cực. Tiếp đó, giáo viên yêu cầu học sinh đọc nội dung trong sách giáo khoa, hình 58 trả lời câu hỏi giữa bài.
	Sau khi học sinh trả lời, giáo viên nhấn mạnh các chí tuyến và vòng cực cũng là ranh giới của các vành đai nhiệt trên Trái Đất. Hình 58. các đới khí hậu
	V. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 
 Qu

File đính kèm:

  • dockhai thac kenh hinh dia li 6.doc