Giáo án Địa lý

I) Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức: qua bài học, học sinh cần

- Hiểu rõ được tầm quan trọng của môn địa lí

- Nắm được nội dung chương trình địa lí lớp 6

- Cần học môn địa lí như thế nào

 2. Kĩ năng:

- Bước đầu làm quen với phương pháp học mới: thảo luận

 3. Thái độ:

- Gợi lòng yêu thiên nhiên, tự nhiên, yêu quê hương, đất nước trong học sinh

- Giúp các em có hứng thú tìm tòi, giải thích các hiện tưởng, sự vật địa lí xảy ra xung quanh

II) Trọng tâm bài học:

- Nội dung của môn địa lí 6

- Cần học môn địa lí như thế nào?

III) Phương tiện dạy học:

Sách giáo khoa

IV) Tiến trình bài dạy:

1. On định lớp

2. Kiểm tra bài cũ: không có

3. Vào bài mới:

Ơ tiểu học các em đã được làm quen với kiến thức địa lí. Bắt đầu từ lớp 6 địa lí sẽ là một môn học riêng. Để hiểu thêm về tầm quan trọng, nội dung cũng như cách học môn địa lí, cô và các em sẽ vào bài mở đầu

· Hoạt động 1:

I)Nội dung của môn địa lí ở lớp 6

 

doc93 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2343 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 lực và ngoại lực. Vậy nội lực là gì? ngoại lực là gì? Để hiểu rõ hơn, chúng tao vào bài mới
Hoạt động 1: I) Tác động của nội lực và ngoại lực
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Cho học sinh đọc đoạn 1 trang 38 sách giáo khoa
- Nơi cao nhất và thấp nhất trên bề mặt Trái Đất là bao nhiêu?
- Mở rộng: nơi cao nhất đó là đỉnh núi Everest thuộc dãy núi Himalaya cao 8848m còn nơi thấp nhất đó là vực Marian sâu khoảng 1100m
- Nội lực là gì? Có tác động gì? Ví dụ?
- Mở rộng:
 : đứt gãy
 : uốn nếp
- Ngoại lực là gì? Gồm mấy quá trình?
- Cho ví dụ?
- Tóm lại: quá trình nội lực làm cho bề mặt gồ ghề còn quá trình ngoại lực làm giảm sự gồ ghề đó => đối nghịch nhau
- Mở rộng (nếu còn thời gian)
 + Nội lực = ngoại lực địa hình không thay đổi
 + Nội lực > ngoại lực: địa hình càng gồ ghề. Núi cao hơn, thung lũng sâu hơn
 + Nỗi lực < ngoại lực: địa hình bị san bằng, hạ thấp hơn
- Học sinh đọc bài
- Cao nhất gần 9000m, thấp nhất sâu 1100m
- Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất. Có tác động nén ép vào các lớp đất đá làm chúng bị uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng ở dưới sâu ra ngoài mặt đất. Ví dụ núi lửa, động đất
- Ngoại lực là những lực sinh ra ở bên ngoài. Gồm 2 quá trình: phong hoá và xâm thực
- Nước: nước chảy, đá mòn
 Nhiệt độ: nóng, lạnh làm đá bị vụn bở 
Con người phá rừng làm rẫy
	Ghi bảng
- Nội lực: là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất. Tác động làm cho bề mặt Trái Đất thêm gồ ghề
- Ngoại lực: là những lực sinh ra ở bên ngoài trên bề mặt Trái Đất. Tác động làm san bằng, hạ thấp địa hình
=> Hai lực này hoàn toàn đối nghịch nhau. Chúng xảy ra đồng thời, tạo nên địa hình bề mặt Trái Đất
Hoạt động 2: II) Núi lửa và động đất
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Cho học sinh quan sát hình 31 và thảo luận các câu hỏi sau: 
 + Khi nào thì sinh ra núi lửa? 
 + Nêu cấu tạo của núi lửa?
 + Có mấy loại núi lửa? Đó là những loại nào? 
 + Núi lửa thường gây tác hại gì?
 + Tại sao quanh núi lửa lại có dân cư đông đúc? 
- Gọi đại diện nhóm trả lời
- Sửa sai và chốt ý lại
- Các em đã từng xem trên tivi hoặc qua sách báo, vậy có em nào biết động đất là hiện tượng gì?
- Động đất gây ra thiệt hại gì?
- Để đo sức mạnh của động đất, người ta dùng một thang chuẩn có 9 bậc, gọi là thagn Richte. Trên thế giới chưa có trận động đất nào lên tới bậc 9
- Ngày nay để giảm thiệt hại do động đất gây ra, con người phải làm sao?
- Học sinh quan sát hình và thảo luận
-> Khi vỏ Trái Đất bị rạn nứt, vật chất nóng chảy ở dưới sâu phun trào ra ngoài mặt đất tạo thành núi lửa 
-> Núi lửa có cấu tạo gồm Mắcma, ống phun, miện, dung nham và khói bụi
-> Có 2 loại núi lửa: núi lửa hoạt động và núi lửa tắt 
-> Núi lửa phun vùi lấp thành thị, làng mạc, ruộng vườn gây chết người,…
-> Khi dung nham nguội lại trở thành đất đỏ phì nhiêu rất tốt cho phát triển nông nghiệp
- Đại diện nhóm trả lời
- Động đất là hiện tượng các lớp đất đá gần mặt đất bị rung chuyển đột ngột
- Động đất làm nhà cửa, đường sá, cầu cống bị phá huỷ … và tai hại nhất là làm cho con người bị thiệt mạng
- Xây nhà chịu được chấn động lớn, xây các trạm nghiên cứu dự báo trước để kịp thời sơ tán người dân
	Ghi bảng:
 Động đất và núi lửa đều do nội lực sinh ra
- Núi lửa là hình thức phun trào macma ở dưới sâu lên mặt đất
- Động đất là hiện tượng các lớp đất đá gần mặt đất bị rung chuyển
	4. Củng cố:
- Nội lực là gì? Ngoại lực là gì?
- Núi lửa là gì? Động đất là gì?
- Tác hại của núi lửa? Tác hại của động đất?
	5. Dặn dò:
- Học thuộc bài
- Xem trước bài 13
- Sưu tầm những hình ảnh về núi lửa và động đất
Tuần 15	Ngày soạn: 
Tiết 15	Ngày dạy: 
Bài 13: ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
I) Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức
- Học sinh cần nắm rõ khái niệm của núi
- Phân biệt được sự khác nhau giữa độ cao tuyệt đối và độ cao tương đối của địa hình núi già và núi trẻ
- Trình bày sự phân loại núi theo độ cao, một số đặc điểm của địa hình núi đá vôi
	2. Kỹ năng
- Xác định được một số núi già và núi trẻ
	3. Thái độ 
- Ý thức bảo vệ thắng cảnh do địa hình núi tạo nên
- Tìm hiểu thêm vẻ đẹp thiên nhiên của đất nước ta
II) Trọng tâm bài học
Mục 1: núi và độ cao của núi
III) Phương tiện dạy học 
- Sách giáo khoa
- Hình 34,35 phóng to
- Phiếu bài tập
IV) Tiến trình lên lớp
1.Oån định lớp
2. Kiểm tra bài cũ 
- Thế nào là nội lực, ngoại lực? Ví dụ?
- Núi lửa là gì? Động đất là gì? Nêu tác hại của núi lửa và động đất
	3. Vào bài mới
Trên bề mặt Trái Đất có rất nhiều dạng địa hình khác nhau nhưng dạng địa hình chủ yếu là núi. Vậy núi có những loại gì? Đặc điểm ra sao? Để hiểu rõ điều này cô và các em sẽ vào bài hôm nay: bài 13
Hoạt động 1: 1) Núi và độ cao của núi
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Treo hình 34 lên bảng
- Hãy quan sát hình và mô tả núi
- Cách tính độ cao tuyệt đối và cách tính độ cao tương đối khác nhau như thế nào?
- Cho cô biết đỉnh núi A có độ cao tương đối là bao nhiêu, độ cao tuyệt đối là bao nhiêu?
- Mở rộng: trên bản đồ người ta sử dụng độ cao độ cao tuyệt đối
- Dựa vào độ cao tuyệt đối, người ta chia núi thành mấy loại? Đó là những loại nào? Độ cao là bao nhiêu?
- Cho học sinh lên bảng xác định các vùng núi thấp, trung bình cao trên bản đồ tự nhiên Việt Nam
- Núi là địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất. Độ cao 500m so với mực nước biển. Chỗ giáp giữa núi và mặt đất bằng phẳng được gọi là chân núi. Sườn núi càng dốc chân núi càng rõ
- Độ cao tuyệt đối được tính bằng khoảng cách chênh lệch từ đỉnh núi tới mực nước biển. Độ cao tương đối được tính bàng khoảng cách chênh lệch từ đỉnh núi tới chân núi 
- Tuyệt đối: 1500m
 Tương đối: 1000m, 500m
- Người ta chia núi thành 3 loại: núi thấp dưới 1000m. Trung bình từ 1000m đến 2000m. Cao từ 2000m trở lên
	Ghi bảng:
Núi: địa hình ngô cao trên 500m, có đỉnh, sườn và chân
	Chuyển ý:
Ngoài sự phân loại theo độ cao người ta còn phân loại núi theo thời gian hình thành. Để hiểu rõ hơn, cô và các em vào phần 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Treo hình 35 cho học sinh quan sát
- Dựa vào hình 35 và thông tin trong sách giáo khoa các em thảo luận phiếu bài tập
- Gọi đại diện nhóm trả lời
- Giáo viên chốt lại
- Giáo viên chỉ cho học sinh thấy 2 ngọn núi Xcangđinavi và Himalaya (Á)
- Thảo luận phiếu bài tập
Hình thái
Núi già
Núi trẻ
Đỉnh
Tròn
Nhọn
Sườn
Thoải
Dốc
Thung lũng
Rộng 
Hẹp
Nguyên nhân
Ngoại lực
Nội lực
Ví dụ
Xcang đinavi
Himalaya
- Đại diện nhóm trả lời
	Ghi bảng:
Căn cứ và thời gian thì người ta chia núi ra làm 2 loại: núi già, núi trẻ 
Hình thái
Núi già
Núi trẻ
Đỉnh
Tròn
Nhọn
Sườn
Thoải
Dốc
Thung lũng
Rộng 
Hẹp
Nguyên nhân
Ngoại lực
Nội lực
Ví dụ
Xcang đinavi
Himalaya
	Chuyển ý:
Trên các núi đá còn hình thành nhiều địa hình khác nhau và tạo nên nhiều cảnh đẹp. Một trong những địa hình tiêu biểu đó là địa hình Cacxtơ và hang động. Chúng ta sẽ hiểu rõ hơn ở phần 3
Hoạt động 3:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Gọi học sinh đọc mục 3/44 sách giáo khoa
- Địa hình Cacxtơ là địa hình gì?
- Ví dụ?
- Mở rộng: Động Phong Nha có 7 cái nhất thế giới: con sông ngầm đẹp nhất, cửa hang cao vàrộng nhất, bãi cắt bãi đá ngầm đẹp nhất, hồ nước ngầm đẹp nhất, hang khô rộng đẹp nhất, hệ thống thạch nhũ đẹp và kỳ ảo nhất và hang nước dài nhất
- Học sinh đọc bài
- Địa hình Cacxtơ là loại địa hình đặc biệt của vùng vúi đá vôi. Các ngọn núi ngày thường có hang động rất đẹp 
- Động Phong Nha (Quảng Bình), động Tam Thanh (Lạng Sơn) 
	Ghi bảng:
Địa hình núi đá và được gọi là địa hình Cacxtơ
	4. Củng cố:
- Nêu cấu tạo của núi
- Sắp xếp các ngọn núi sau theo 3 loại núi thấp, cao và trung bình
	Bà Đen (986m)	Tam Đảo (1591m)
 	Nưa (538m)	Phanxipăng (3143m)
	Tản Viên (1287m)	Tây Côn Lĩnh (2419m)
	5. Dặn dò:
- Học thuộc bài
- Xem trước bài 14
- Oân tập từ bài 1-13. Viết những câu hỏi khó hiểu ra giấy
Tuần 16	 Ngày soạn: 
Tiết 16	Ngày dạy: 
Bài 14: ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
(Tiếp theo)
I) Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức:
- Trình bày được một số đặc điểm về hình thái của đồng bằng, cao nguyên, đồi
- Biết sự phân loại của đồng bằng, ích lợi của đồng bằng về cao nguyên
- Phân biệt sự khác nhau giữa đồng bằng và cao nguyên
	2. Kỹ năng:
- Chỉ trên bản đồ một số đồng bằng, cao nguyên lớn của Việt Nam và thế giới
II) Trọng tâm bài học:
III) Thiết bị dạy học:
- Sách giáo khoa
- Mô hình địa hình, cao nguyên và bình nguyên
IV) Tiến trình lên lớp:
	1. Oån định lên lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ:
- Núi là gì? Phân loại núi theo độ cao?
- So sáng cách đo của độ cao tuyệt đối và độ cao tương đối?
- So sánh núi già và núi trẻ
- Địa hình núi đá và có những đặc điể

File đính kèm:

  • docga dia li.doc