Giáo án Địa lý 11 tiết 1: Một số vấn đề mang tính toàn cầu
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
+ Biết và giải thíc được tình trạng bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển và già hoá dân số ở các nước phát triển.
+ Trình bày được một số biểu hiện, nguyên nhân của ô nhiễm môi trường; phân tích được hậu quả của ô nhiễm môi trường; nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường.
+ Hiểu được sự cần thiết phải bảo vệ hoà bình và chống nguy cơ chiến tranh.
2. Kĩ năng:
Phân tích được các bảng số liệu và liên hệ với thực tế.
3. Thái độ:
Nhận thức được: để giải quyết các vấn đề toàn cầu cần phải có sự đoàn kết và hợp tác của toàn nhân loại.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
+ Một số hình ảnh về ô nhiễm môi trường trên thế giới và ở Việt Nam.
+ Một số tin, ảnh thời sự về chiến tranh khu vực và nạn khủng bố trên thế giới.
+ Bảng 3.1, 3.2 (SGK phóng to)
+ Chuẩn bị phiếu học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
+ Bài cũ : Toàn cầu hoá kinh tế ?
+ Mở bài : Ngày nay, bên cạnh những thành tựu vượt bậc về khoa học kĩ thuật, về kinh tế xã hội, nhân loại đang phải đối mặt với nhiều thách thức mang tính toàn cầu? Chúng có ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển kinh tế – xã hội trên toàn thế giới và trong từng nước?
Giỏo ỏn Địa lý 11 Lờ Văn Đỉnh THPT Đụng sơn I Ngày soạn 18 tháng 9 năm 2007 Chương trình chuẩn Tiết 3 Bài 3. Một số vấn đề mang tính toàn cầu I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức + Biết và giải thíc được tình trạng bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển và già hoá dân số ở các nước phát triển. + Trình bày được một số biểu hiện, nguyên nhân của ô nhiễm môi trường; phân tích được hậu quả của ô nhiễm môi trường; nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường. + Hiểu được sự cần thiết phải bảo vệ hoà bình và chống nguy cơ chiến tranh. 2. Kĩ năng: Phân tích được các bảng số liệu và liên hệ với thực tế. 3. Thái độ: Nhận thức được: để giải quyết các vấn đề toàn cầu cần phải có sự đoàn kết và hợp tác của toàn nhân loại. II. Thiết bị dạy học + Một số hình ảnh về ô nhiễm môi trường trên thế giới và ở Việt Nam. + Một số tin, ảnh thời sự về chiến tranh khu vực và nạn khủng bố trên thế giới. + Bảng 3.1, 3.2 (SGK phóng to) + Chuẩn bị phiếu học tập. III. Hoạt động dạy và học + Bài cũ : Toàn cầu hoá kinh tế ? + Mở bài : Ngày nay, bên cạnh những thành tựu vượt bậc về khoa học kĩ thuật, về kinh tế xã hội, nhân loại đang phải đối mặt với nhiều thách thức mang tính toàn cầu? Chúng có ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển kinh tế – xã hội trên toàn thế giới và trong từng nước? Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính Hoạt động 1: Nhóm Chia lớp thành 4 nhóm + Nội dung thảo luận của các nhóm như sau: - Các nhóm 1, 2 thực hiện nhiệm vụ: Tham khảo thông tin ở mục 1 và phân tích bảng 3.1, trả lời câu hỏi kèm theo bảng. - Các nhóm 3, 4 thực hiện nhiệm vụ: Tham khoả thông tin ở mục 2 và phân tích bảng 3.2, trả lời câu hỏi kèm theo bảng. + Đại diện các nhóm lên trình bày. Giáo viên kết luận về đặc điểm của bùng nổ dân số, già hoá dân số và hệ quả của chúng, kết hợp liên hệ với Việt Nam. Lưu ý: Khi phân tích tránh để HS hiểu sai, cho rằng người già trở thành người ăn bám xã hội. Các em cần hiểu đây là trách nhiệm của xã hội đối với người già, những người có nhiều đóng góp cho xã hội. Chuyển ý: Sự bùng nổ dân số, sự phát triển kinh tế vượt bậc lại gây ra vấn đề toàn cầu thứ hai. Chúng ta cùng tìm hiểu phần 2. ............................................................. Hoạt động 2: Cá nhân + HS nghiên cứu nội dung SGK hoàn thành phiếu học tập sau. + HS trả lời GV bổ sung và chuẩn kiến thức.bằng thông tin phản hồi. ........................................................... Hoạt động 3: Cả lớp Bước 1: Giáo viên thuyết trình (có sự tham gia tích cực của HS) về: chủ nghĩa khủng bố, hoạt động kinh tế ngầm. Kết hợp một số mẩu chuyện về hoạt động khủng bố diễn ra ở Nga, Mĩ, Inđônêxia, Tây Ban Nha, Anh... và các hoạt động kinh tế ngầm (buôn lậu vũ khí, rửa tiền, sản xuất, vận chuyển, buôn bán ma tuý...). GV nhấn mạnh sự cấp thiết phải chống chủ nghĩa khủng bố và các hoạt động kinh tế ngầm. Bước 2: Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi cuối bài: “Tại sao nói chống khủng bố không phải là việc riêng của chính phủ, mà còn là nhiệm vụ của mỗi cá nhân?” I. Dân số 1. Bùng nổ dân số - Dân số thế giới tăng nhanh, 6477 triệu người năm 2005. - Sự bùng nổ dân số thế giới hiện nay chủ yếu ở các nước đang phát triển (80% số dân, 95% số dân tăng hàng năm của thế giới. - Tỷ lệ gia tăng tự nhiên qua các thời kỳ giảm nhanh ở nhóm nước phát triển và giảm chậm ở nhóm nước đang phát triển. - Chênh lệch về tỉ lệ gia tăng tự nhiên giữa 2 nhóm nước ngày càng lớn. - Dân số nhóm đang phát triển vẫn tiếp tục tăng nhanh, nhóm nước phát triển đang có xu hướng chững lại. - Dân số tăng nhanh gây sức ép năng nền đối với tài nguyên môi trường, phát triển kinh tế và chất lượng cuộc sống. 2. Già hoá dân số. Dân số thế giới ngày càng già đi. a. Biểu hiện - Tỉ lệ trên 15 tuổi ngày càng thấp, tỉ lệ trên 65 tuổi ngày càng cao, tuổi thọ ngày càng tăng. - Nhóm nước phát triển có cơ cấu dân số già. - Nhóm nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ. b. Hậu quả: - Thiếu lao động - Chi phí phúc lợi cho người già lớn. ............................................................. II. Môi trường (Thông tin phản hồi phiếu học tập, phần phụ lục). 1. Biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm tầng ô dôn 2. Ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và đại dương 3. Suy giảm đa dạng sinh ........................................................... III. Một số vấn đề khác - Nạn khủng bố đã xuất hiện trên toàn thế giới. - Các hoạt động kinh tế ngầm đã trở thành mối đe dạo đối với hoà bình và ổn định thế giới IV. Đánh giá A. Trắc nghiệm 2. Bùng nổ dân số trong mọi thời kì đều bắt nguồn từ: A. Các nước phát triển. B. Các nước đang phát triển. C. Đồng thời các nước phát triển và các nước đang phát triển. D. Cả nhóm nước phát triển và đang phát triển nhưng không cùng thời điểm. B. Tự luận 1. Chứng minh trên thế giới, sự bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước đang phát triển, sự già hoá dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước phát triển. 2. Kể tên các vấn đề môi trường toàn cầu. Nêu nguyên nhân và đề xuất biện pháp giải quyết. V. Hoạt động nối tiếp. - Làm bài tập 2 và 3 trang 16 SGK. - Sưu tầm các tài liệu liên quan đến các vấn đề về môi trường toàn cầu. VI. Phụ lục: Phiếu học tập (HĐ 2) Dựa vào SGK và hiểu biết của bản thân, trao đổi và hoàn thành phiếu học tập: Một số vấn đề về môi trường toàn cầu Vấn đề môi trường Hiện trạng Nguyên nhân Hậu quả Giải pháp Biến đổi khí hậu toàn cầu Suy giảm tầng ô dôn Ô nhiễm biển và đại dương Suy giảm đa dạng sinh học thông tin phản hồi Phiếu học tập Một số vấn đề về môi trường toàn cầu V.đ môi trường Hiện trạng Nguyên nhân Hậu quả Giải pháp Biến đổi khí hậu toàn cầu - Trái đất nóng lên. - Mưa axit - Lượng CO2 tăng đáng kể trong khí quyển → hiệu ứng nhà kính - Chủ yếu từ ngành sx điện và các ngành CN sử dụng than đốt - Băng tan - Mực nước biển tăng →ngập một số vùng đất thấp. - ảnh hưởng đến sức khoẻ, sinh hoạt và sản xuất Cắt giảm lượng CO2, SO2, NO2, CH4 trong sx và sinh hoạt Suy giảm tầng ô dôn - Tầng ô dôn bị thủng và lỗ thủng ngày càng lớn Hoạt động CN và sinh hoạt → một lượng khí thải lớn trong khí quyển ảnh hưởng đến sức khoẻ, mùa màng, sinh vật thủy sinh Cắt giảm lượng CFCS trong sx và sinh hoạt Ô nhiễm biển và đại dương - Ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước ngọt - Ô nhiễm biển - Chất thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt. - Việc vận chuyển dầu và các sản phẩm dầu mỏ - Thiếu nguồn nước sạch. - ảnh hưởng đến sức khoẻ. - ảnh hưởng đến sinh vật thủy sinh - Tăng cường xây dựng các nhà máy xử lý chất thải. - Đảm bảo an toàn hàng hải Suy giảm đa dạng sinh học Nhiều loài sinh vật bị tuyệt chủng hoặc đứng trước nguy cơ tuyệt chủng Khai thác thiên nhiên quá mức - Mất đi nhiều loài sinh vật, nguồn thực phẩm, nguồn thuốc chữa bệnh, nguồn nguyên liệu... - Mất cân bằng sinh thái - Toàn thế giới tham gia vào mạng lưới các trung tâm sinh vật, xây dựng các khu bảo vệ thiên nhiên
File đính kèm:
- Tiet 3 Bai 3 CB.doc