Giáo án Địa lý 10

I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần:

 - Hiểu được vì sao cần có các phép chiếu hình bản đồ.

 - Hiểu rõ được một số phép chiếu hình bản đồ cơ bản.

 - Phân biệt được một số lưới kinh vĩ tuyến khác nhau của bản đồ, từ đó biết được lưới kinh, vĩ tuyến đó thuộc phép chiếu hình bản đồ nào.

 - Thông qua phép chiếu hình bản đồ, dự đoán được khu vực nào là khu vực tương đối chính xác, khu vực nào kém chính xác hơn trên bản đồ.

 II. Chuẩn bị:

 - Bản đồ Thế giới, bản đồ vùng cực Bắc, bản đồ Châu Âu, Châu Á.

 - Quả Địa cầu.

 - Một tấm bìa kích thước A3.

 III. Tiến trình bài dạy:

 1. Ổn định lớp

 2. Bài mới:

 Mở bài: GV yêu cầu HS quan sát 3 bản đồ: Bản đồ Thế giới, bản đồ Vùng cực Bắc và bản đồ Châu Âu: phát biểu khái niệm bản đồ.

 

doc140 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2914 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý 10, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ào SGK, vốn hiểu biết cho biết thế nào là thảm thực vật?
	- GV đưa ra hệ thống câu hỏi định hướng và cho HS xem băng hình về các canh quan trên Trái đất?
	Câu hỏi định hướng:
	1) Từ xích đạo trở về hai cực có những đới cảnh quan nào?
	2) Mỗi đới có đặc điểm gì về khí hậu, thực vật, đất? Mối quan hệ giữa các yếu tố trong một đới?
	3) Vì sao lại có sự phân hoá các thảm thực vật theo vĩ độ?
	HĐ2: Cặp/nhóm
	Bước 1:
	- Các nhóm có số chẳn làm phiếu học tập 1
	- Các nhóm có số lẻ làm phiếu 2.
	Bước 2: Các nhóm trình bày kết quả, chỉ bản đồ treo tường về sự phân bố các thảm thực vật và các nhóm đất chính trên thế giới, GV giúp HS chuẩn kiến thức.
	Dạy mục II. Sự phân bố sinh vật và đất theo độ cao
	HĐ 3: Cá nhân/ cặp
	Bước 1: Quan sát hình19.11 trả lời các câu hỏi sau:
	- Xác định các vành đai thực vật và đất từ chân núi lên đỉnh núi?
	Nguyên nhân của sự thay đổi đó.
	Câu hỏi gợi ý :
	1- Vì sao có sự thay đổi các thảm thực vật và đất như vậy ?
	2- Lượng mưa và nhiệt độ thay đổi như thế nào theo độ cao ?
	3- Nhân tố nào làm cho các thản thực vật và thay đổi cả theo độ cao 
	Bước 2: GV tóm tắt và chuẩn xác kiến thức 
	 Các vành đai TV và đất thay đổi từ chân núi lên đỉnh núi
	Sườn núi phía tây dãy Cap - ca 
Độ cao(m)
Vành đai thực vật
Đất
0-500
 Rừng sồi 
 Đỏ cận nhiệt 
500-1200
 Rừng dẻ
 Nâu sẫm
1200-1600
 Rừng lãnh sam
 Đất đồng cỏ núi
1600-2000
 Đồng cỏ anpin
 Vách đá
2000-2800
	-Nguyên nhân : Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo độ cao dẩn đến sự thay đổi của các thảm thực vật và đất.
	Cho HS xem những tranh ảnh về các thảm thực vật trên trái đất để so sánh đặc điểm của các thảm thực vật và nhận diện xem thảm thực vật nào có ở VN? GV vào bài.
	4. Củng cố:
	1. Trình bày đặc điểm phân bố của thực vật và đất theo vĩ độ và dộ cao.
	2. Nêu nguyên nhân dẫn tới sự phân bố thảm thực vật và đất theo vĩ độ .
Cho ví dụ minh hoạ.
	3. Kể tên và mô tả một số thảm thực vật dựa vào tranh ảnh, địa hình .
	5. Bài tập về nhà:
	HS làm câu hỏi số 3 trang 73 SGK
	* Phụ lục:
	Phiếu học tập số 1: Dựa vào nội dung của băng hình và các hình 19.1, 19.2, SGK trả lời các câu hỏi sau:
	1) Từ xích đạo trở về hai cực có những đới cảnh quan nào?
	2) Mỗi đới có đặc điểm gì về khí hậu, thực vật, đất? Mối quan hệ giữa các yếu tố trong một đới?
	3) Vì sao lại có sự phân hoá các thảm thực vật theo vĩ độ?
	Phiếu học tập 2: Dựa vào nội dung của địa hình và các hình 19.1, 19.2 SGK hoàn thành bảng sau:
Đới tự nhiên
Kiểu khí hậu
Kiểu thảm thực vật chủ yếu
Nhóm đất chính
Phân bố hủ yếu
Thông tin phản hồi 
Đới TN
Kiểu khí hậu
Kiểu thảm thực vật chủ yếu
Nhóm đất chính
Phân bố
Đài nguyên
Cận lục địa 
 Rêu, địa y
 đài nguyên
 600 trở lên, ở rìa bắc âu - á, Bắc Mỹ
Ôn đới
Ôn đới lạnh
Ôn đới hải dương
Ôn đới lục địa
( nữa khô hạn)
 Rừng lá kim
 Rừng lá rộng
Thảo nguyên
 Pốtdôn:
Nâu, xám
Đen
 BBắc âu -á, Bắc mỹ
Tây âu, Trung âu, Đông bắc mỹ
Cận nhiệt
Cận nhiệt gió mùa 
Cận nhiệt Địa Trung Hải
Cận nhiệt lục địa
 Rừng cận nhiệt ẩm 
 Rừng cây bụi lá cứng cận nhiệt 
 Đỏ vàng
 Nâu đỏ 
Xám
 Âu -á, Bắc mỹ,Nam âu, Tây hoa kì, Đông nam australia
 NHiệt đới
Nhiệt đới lục địa
Cận xích đạo gió mùa
Nhiệt đới gió mùa, xích đạo
 Bán hoang mạc , hoang mạc Xavan
Rừng nhiệt đới ẩm 
Rừng xích đạo
 Xám 
Đỏ, nâu đỏ
Đỏ vàng 
( feralit)
Trung phi, Tây Phi, Trung Nam Mỹ
Đông Nam á, Trung mỹ, trung Phi, Nam Mỹ
IV. Phần bổ sung: 	
Tiết 23
Ngày soạn: 22/11/2007
Ngày dạy: 24/11/2007	
	CHƯƠNG IV. MỘT SỐ QUY LUẬT CỦA LỚP VỎ ĐẠI LÍ
	BÀI 20: LỚP VỎ ĐỊA LÍ, QUY LUẬT THỐNG NHẤT 
	VÀ HOÀN CHỈNH CỦA LỚP VỎ CẢNH QUAN 
	I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần:
	- Xác định được thành phần cấu tạo của lớp vỏ địa lý, mối quan hệ giữa các thành phần trong lớp vỏ địa lí.
	- Trình bày được khái niệm, biểu hiện ý nghĩa và giải thích được nguyên nhân tạo nên quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ cảnh quan.
	- Biết khai thác tri thức từ kênh hình để rút ra kết luận cần thiết.
	- Nêu được ví dụ thực tiễn.
	- Nhận thức được sự cần thiết phải nghiên cứu tính thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý trong việc sử dụng và bảo vệ thiên nhiên.
	II. Chuẩn bị:
	- Sơ đồ lớp vỏ Trái đất ( phóng to)
	- Tranh ảnh
	- Bản đồ tự nhiên Việt Nam
	III. Tiến trình bài dạy:
	1. Ổn định lớp
	2. Bài cũ: Kiểm tra vở thực hành một số học sinh.
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cơ bản
HĐ 1: Cá nhân / cả lớp
Bước 1: HS đọc sách giáo khoa, nghiên cứu kỹ hình 20.1 hoàn thành phiếu học tập1
Bước 2:
- Gọi HS lên trình bày. yêu cầu sử dụng hình 20.1 - Sơ đồ lớp vỏ Địa lí của Trái đất trên bảng. GV đưa phiếu phản hồi thông tin.
- GV xác định lại giới hạn của lớp vỏ Địa lí trên hình 20.1 và nêu các thành phần của nó.
- Yêu cầu HS dựa vào bản đồ Tự nhiên Việt Nam, nêu một số ví dụ về mối qaun hệ giữa địa hình và sông ngòi, giữa địa hình và khí hậu ,....
GV hỏi:
- Phải chăng các thành phần tự nhiên trên Trái Đất luôn bất biến ? Nêu ví dụ.
 - Con người cao vai trò quyết định trong sự thay đổi của tự nhiên?
Chuyển ý: Ta đã biết các quyển trong lớp vỏ địa lí luôn xâm nhập và tác động lẫn nhau điều đó được biểu hiện cụ thể như thế nào? nghiên cứu nó mang lại ý nghĩa gì?
HĐ 2: Cả lớp
- Thế nào là mối quan hệ quy định lẩn nhau?
- Hãy nêu các thành phần của tự nhiên
- Hãy giải thích nguyên nhân hình thành quy luật.
HĐ 3: Nhóm
Bước 1
Nhóm 1: Nghiên cứu kĩ các biểu hiện của quy luật thông qua các ví dụ trong SGK. Tự nghĩ ra ít nhất 1 ví dụ khác.
Nhóm 2: Nghiên cứu kỹ các ví dụ về ý nghĩa thực tiễn của quy luật thông qua các ví dụ trong SGK. Tìm thêm ít nhất một ví dụ khác.
Bước 2: Đại diện các nhóm lên trình bày. GV tổ chức cho cả lớp thảo luận luận từng vấn đề. Đưa ra một số tranh ảnh tương ứng với các ví dụ trong SGK và hướng dẫn HS phân tích. GV hỏi:
- Việc phá rừng đầu nguồn sẽ gây những hậu quả gì đối với đời sống và môi trường tự nhiên.
Bước 3: Nếu còn thời gian, tổ chức cho HS diễn tiểu phẩm (khoảng 5 phút) gồm 2 vai chính: Dòng sông và khu rừng. Diễn tả sự thay đổi của dòng sông và sự lụi tàn của cánh rừng khi con ngời đắp đập, ngăn sông làm thuỷ điện.
Bước 4: GV tổng kết. Khắc sâu ý nghĩa của quy luật.
I. Lớp vỏ địa lí
- Là lớp bề mặt của Trái đất, ở đó có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau giữa các quyển.
- Dày khoảng 30-35km
- Những hiện tượng và quá trình xảy ra trong lớp vỏ địa lý đều do các quy luật tự nhiên chi phối.
II. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý.
1. Khái niệm
Là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ nhỏ của lớp địa lý.
2. Biểu hiện.
Chỉ cần một thành phần thay đổi các thành phần khác sẽ thay đổi theo.
	4. Củng cố:
	1. Câu nào sau đây không chính xác về lớp vỏ địa lí.
	A. Gồm khí quyển, thuỷ quyển, thổ nhưỡng, sinh quyển và thạch quyển
	B. Giữa các thành phần có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
	C. Lớp vỏ địa lí ở lục địa dày hơn lớp vỏ địa lí ở đại dương
	D. Phát triển theo những quy luật địa lí chung nhất.
	2. Chiều dày của lớp vỏ địa lí khoảng.
	A. 30-35km B. 30-40km C.40-50km D. 35-45km
	3. Chúng ta nắm vững quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ cảnh quan nhằm:
	A. Biết cách bảo vệ tự nhiên.
	B. Hiểu rằng diện tích rừng sẽ bị ngập khi dắp đập ngăn sông
	C. Hiểu được mối quan hệ giữa tự nhiên với tự nhiên và giữa tự nhiên với hoạt động kinh tế của con người.
	D. A, B, C đều đúng.
	5. Bài tập về nhà:
	Làm phần câu hỏi và bài tập trong SGK
IV. Phần bổ sung: 	
Tiết 24
Ngày soạn: 4/11/2007
Ngày dạy: 26/11/2007
	BÀI 21 . QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI VÀ PHI ĐỊA ĐỚI
	I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần:
	- Hiểu và trình bày được khái niệm, nguyên nhân và biểu hiện của quy luật địa đới
	- Trình bày được những biểu hiện và nguyên nhân của quy luật phi địa đới: quy luật địa ô và quy luật đai cao.
	- Biết khai thác kiến thức từ kênh hình trong SGK, kết hợp với kiến thức đã học, giải thích sự phan bố và vành đai nhiệt, các đới khí hậu, các thảm thực vật....
	- Có quan điểm tổng hợp khi phân tích sự vật, hiện tượng địa lý.
	II. Chuẩn bị:
	- Các hình trong SGK phóng to
	- Hình các vòng đai nhiệt, các đai áp và các đới gió, các đới khí hậu trên Trái đất, các vành đai thực vật theo độ cao trên núi Chimbôragiô, các vành đai thực vật theo độ cao của núi Anpơ.
	- Bản đồ các thảm thực vật và các nhóm đất chính trên thế giới.
	III. Tiến trình bài dạy:
	1. Ổn định lớp
	2. Bài cũ: Hãy nêu khái niệm và lấy ví dụ để phân tích biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cơ bản
HĐ 1: Cá nhân 
Bước 1: HS đọc SGK, hoàn thành phiếu học tập
Bước 2: đại diện HS lên trình bày. GV đưa phiếu thông tin phản hồi. Giải thích khái niệm của quy luật địa đới. GV hỏi:
- Tại sao các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí lại thay đổi một cách có quy luật như vậy? 
GV vẽ nhanh hình lên bảng. Yêu cầu HS nhận xét sự thay đổi của tia sáng mặt trời khi đến trái đất từ xích đạo vầ hai cực, ảnh hưỏng của nó? HS tự rút ra nguyên nhân của quy luật địa đới.
GV khắc sâu kiến thức bài 20; Tất cả các thành phần của lớp vỏ địa lí đều đồng thời chịu tác dộng trực tiếp hoặc gián tiếp của bức xạ.
HĐ2: Nhóm
Bước 1: 
Nhóm1: Đọc SGK và quan sát hình các vòng đai nhiệt trên trái đát, nhận xét.
Nhóm 2: Quan sát H12.1, xác định các đai khí áp và các đới gió chính trên TĐ, nhận xét.
Nhóm 3: Đọc SGK, dựa vào hình các đới khí hậu (trên bảng) và dựa vào kiến thức đã đã học, hãy cho biết nguyên nhân hình thành các đới khí hậu, kể tên các đới khí hậu trên Trái đất.
Nhóm 4: Dựa vào H19.2 hãy cho biết:
- Sự phân bố của các thảm thực vật và các nhóm đất có tuân theo quy luật địa đới không?
- Hãy lần lượt kể tên từng nhóm đất từ cực về xích đạo.
Bước 2: Đại diện HS các nhóm lên trình bày, dựa vào các hình phóng to trên bảng vàc các bản đồ.
GV mô tả lại sự phân bố một cách có quy luật của các yếu tố và quá trình tự nhiên vừ nêu trên. Khắc sâu nguyên nhân hình thành.
Chuyển ý: Ta đã biết các thành tphần dịa lí và cảnh quan đều thay đổi một cách

File đính kèm:

  • docGiao an Dia ly 10 hay ca nam - Copy.doc