Giáo án Địa lí Lớp 7 - Năm học 2011-2012
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Giúp cho HS hiểu biết căn bản về :
- Dân số và tháp tuổi . Dân số là nguồn lao động của một địa phương .
- Tình hình và nguyên nhân của sự gia tăng dân số .
- Hậu quả của bùng nổ dân số đối vơi các nước đang phát triển .
- Hiểu và nhận biết được sự gia tăng dân số và bùng nổ dân số qua các biểu đồ dân số.
- Rèn kĩ năng đọc và khai thác thông tin từ các biểu đồ dân số và tháp tuổi .
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
- Biểu đồ gia tăng dân số thế giới từ đầu công nguyên đến năm 2050 .
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới : Các em có biết hiện nay trên Trái Đất có bao nhiêu người sinh sống làm sao biết được trong số đó có bao nhiêu nam , bao nhiêu nữ , bao nhiêu trẻ bao nhiêu già ?
biển châu Phi như thế nào ? Có ảnh hưởng gì đến khí hậu ? (ít bị chia cắt, ít vịnh, biển nội địa, bán đảo và đảo => khí hậu khô hạn .) - GV Xác định bán đảo Xômali, đảo Mađagaxca. - GV giới thiệu dòng biển nóng và dòng biển lạnh . - Xác định & đọc tên các dòng biển lạnh trên lược đồ ? Có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu ? (phía Tây : dòng Canari, Benghêla ; phía Đông : dòng Xômali => nhiệt độ giảm, khô khan , ít mưa ) ? Dòng biển nóng có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu (phía Tây : dòng Ghinê ; Đông : dòng Môdămbich, Mũi kim => nhiệt độ cao , mưa nhiều ) - GV Xác định kênh đào Xuyê trên lược đồ . (Kênh dài 160 km, được đào từ năm 1859 - 1869) - Em hãy nêu ý nghĩa của của kênh đào Xuyê đối với giao thông đường biển trên thế giới ? (là đường giao thông ngắn nhất giữa Thái bình dương và Đại tây dương) Hoạt động 2 : Hoạt động nhóm : - GV treo bản đồ tự nhiên châu Phi , giới thiệu thang màu , phân ra làm 4 nhóm : + Nhóm 1: xác định các dãy núi chính và đồng bằng . ( Núi : Atlát & Đrekenbec ; đồng bằng ven biển ). + Nhóm 2 : Xác định và nêu tên các hồ và sông . (Hồ : Sát, Vichtoria, Tanganica, Niatca ; Sông : Nin, Nigiê,Công gô, Dămbedi ). + Nhóm 3 : Xác định và nêu tên các sơn nguyên . (Sơn nguyên : Etiôpia, Đông phi .) + Nhóm 4 : Xác định và nêu tên các bồn địa . (Bồn địa : Sát , Công gô, Calahari, Nin thượng .) ? Qua đó cho biết châu Phi có dạng địa hình nào chủ yếu (là sơn nguyên xen kẻ bồn địa , ít núi cao và đồng bằng thấp ) ? Hãy xác định hướng nghiêng chung của địa hình châu Phi (Cao phía Đông & Đông Nam thấp dần về Tây Bắc ) Hoạt động 3 : chia 4 nhóm . + Nhóm 1 : Tìm khoáng sản tại đồng bằng ven biển Bắc Phi và Tây Phi . (dầu mỏ, khí đốt ) + Nhóm 2 : Tìm khoáng sản dãy núi At lát (sắt) + Nhóm 3 : Tìm khoáng sản ở khu vực Trung Phi và các cao nguyên ở Nam Phi (vàng) + Nhóm 4 : tìm khoáng sản ở các cao nguyên Nam Phi . (Côban, mangan, đồng , chì, kim cương, Uranium) ? Em có nhận xét gì về tài nguyên khoáng sản châu Phi (Phong phú & đa dạng ) 1.Vị trí địa lí : - Châu Phi tiếp giáp với : + Phía Bắc giáp Đại Trung Hải . + Phía Tây giáp Đại Tây Dương + Phía Đông Bắc giáp biển Đỏ (ngăn cách với châu Á bởi kênh đào Xuyê). + Phía Đông Nam giáp Ấn Độ Dương . - Châu Phi nằm trong môi trường đới nóng nên có khí hậu rất nóng và khô . 2. Địa hình và khoáng sản : a. Địa hình : - Toàn bộ lãnh thổ châu phi là một cao nguyên khổng lồ, cao trung bình 750m, chủ yếu là sơn nguyên xen lẫn bồn địa , ít núi cao và đồng bằng thấp . b. Khoáng sản : - Tài nguyên khoáng sản phong phú , đặc biệt là kim loại quý hiếm như : Vàng, kim cương, dầu mỏ, khí đốt 4.CỦNG CỐ - Quan sát hình 26.1, hãy nhận xét đường bờ biển châu Phi ? Đặc điểm đó có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu ? - Xác định trên hình 26.1, hồ Vichtoria, và sông Nin,sông Nigiê, sông Công gô, sông Dăm bedi ? - Châu phi thuộc môi trường khí hậu nào ? Tại sao ? - Về nhà học bài, làm bài tập 3 trang 84, chuẩn bị trước bài 27 . Tuần 15 21/12/2010 Tiết 30 - Bài : 27. THIÊN NHIÊN CHÂU PHI (tt) I . MỤC TIÊU BÀI HỌC : giúp cho HS Nắm vững đặc điểm các môi trường tự nhiên châu phi . Nắm vững sự phân bố các môi trường tự nhiên châu phi . Biết mối quan hệ giữa vị trí địa lí với khí hậu, giữa khí hậu với sự phân bố các môi trường tự nhiên. II .PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : Bản đồ tự nhiên châu Phi . Bản đồ phân bố lượng mưa châu Phi . Bản đồ các môi trường châu phi . III .HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP : 1. Ổn định lớp : 2 .Kiểm tra bài cũ : ? Nêu những đặc điểm về địa hình và khoáng sản châu Phi như thế nào ? 3 .Bài mới : Hoạt động của GV - HS Nội dung chính Hoạt động nhóm : mỗi nhóm 4 HS . - Cho HS xem lược đồ 26.1 và 27.1 ? Giải thích vì sao châu Phi là châu lục nóng ? (Phần lớn lãnh thổ châu phi nằm giữa hai chí tuyến) ? Giải thích tại sao khí hậu ở châu Phi khô, hình thành những hoang mạc lớn ? (bờ biển châu Phi không cắt xẻ nhiều châu Phi là một lục địa hình khối, kích thước châu Phi rất lớn, ảnh hưởng của biển không sâu trong đất liền nên châu Phi là lục địa khô) ? Giải thích tại sao hoang mạc chiếm diện tích lớn ở Bắc Phi ? (do chí tuyến Bắc đi qua giữa Bắc Phi nên quanh năm Bắc Phi nằm dưới áp cao cận chí tuyến , thời tiết rất ổn định , không có mưa diện tích mở rộng, tiếp cận với lục địa Á-Âu lớn, biển ít ăn sâu vào đất liền ). ? Dựa vào hình 27.1 cho biết sự phân bố lượng mưa ở châu Phi ? (lượng mưa phân bố rất không đồng đều) ? Các dòng biển nóng, lạnh có ảnh hưởng tới lượng mưa các vùng ven biển châu Phi như thế nào ? (những nơi có dòng biển nóng chảy qua nhiệt độ tăng cao và mưa nhiều ; còn những nơi có dòng biển lạnh chảy qua nhiệt độ giảm và ít mưa) Hoạt động lớp : - Cho HS quan sát hình 27.2 ? Châu Phi có những môi trường nào ? (có các môi trường : môi trường xích đạo ẩm có rừng xích đạo ; môi trường nhiệt đới có xavan ; môi trường hoang mạc có hoang mạc chí tuyến ; môi trường Địa Trung Hải có 2 môi trường cận nhiệt đới khô) ? Trong các môi trường vừa nêu, môi trường nào chiếm diện tích lớn nhất ? (môi trường hoang mạc và xavan lớn hơn cả) 3. Khí hậu : - Châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới. Nhiệt độ trung bình năm trên 20o C, thời tiết ổn định , lượng mưa ít . - Xahara là hoang mạc lớn nhất trên thế giới . 4. Các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên : - Các môi trường tự nhiên của châu Phi nằm đối xứng qua xích đạo, gồm : môi trường xích đạo ẩm, môi trường nhiệt đới, môi trường hoang mạc và môi trường địa trung hải . Trong đó hoang mạc chiếm diện tích lớn ở châu Phi . 4.CỦNG CỐ - Các dòng biển nóng, lạnh có ảnh hưởng tới khí hậu ở các vùng ven biển châu Phi ? - Xem hình 27.1 & 27.2 và sự hiểu biết, nêu mối quan hệ giữa lượng mưa và thực vật ? - Giải thích tại sao hoang mạc chiếm diện tích lớn nhất Bắc Phi ? - Về nhà học bài, chuẩn bị trước 2 câu hỏi bài thực hành 28 . Tuần 16 09/23/2011 Tiết 31 - Bài : 28 THỰC HÀNH : PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ PHÂN BỐ CÁC MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN, BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA Ở CHÂU PHI . I . MỤC TIÊU BÀI HỌC : giúp cho HS - Nắm vững sự phân bố các môi trường tự nhiên ở châu Phi và giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự phân bố đó . - Nắm vững cách phân tích một biểu đồ khí hậu ở châu Phi và xác định được trên lược đồ các môi trường tự nhiên châu Phi vị trí địa điểm đó của biểu đồ đó . II .PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : Bản đồ các môi trường tự nhiên châu Phi . Biểu đồ khí hậu của 4 địa điểm ở châu phi . Một số hình ảnh về các môi trường tự nhiên ở châu Phi .. III .HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP : 1.Ổn định lớp : 2 .Kiểm tra bài cũ : - Các dòng biển nóng, lạnh có ảnh hưởng tới khí hậu ở các vùng ven biển châu Phi ? - Giải thích tại sao hoang mạc chiếm diện tích lớn nhất Bắc Phi ? 3 .Bài mới : 1. Trình bày và giải thích sự phân bố các môi trường tự nhiên Quan sát hình 27.2 và dựa vào kiến thức đã học : So sánh diện tích các môi trường ở châu Phi . (có các môi trường như : môi trường xích đạo ẩm; môi trường cận nhiệt đới ẩm ; môi trường nhiệt đới ; môi trường địa trung hải ; môi trường hoang mạc . Trong các môi trường ở châu Phi thì môi trường xavan và môi trường hoang mạc chiếm diện tích lớn nhất). Giải thích vì sao các hoang mạc ở châu Phi lại lan ra sát bờ biển : xem hình 27.1. (Là do ảnh hưởng của dòng biển lạnh & đường chí tuyến & lục địa Á - Âu lớn khó gây mưa : (hoang mạc Xahara do dòng biển lạnh Canari & Xômali vào tháng 7 ; hoang mạc Namip do dòng biển lạnh Ben-gê-la) 2. Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa theo gợi ý sau : + Lượng mưa trung bình năm, sự phân bố lượng mưa trong năm ? (A : lượng mưa TB năm : 1244mm ; mùa mưa từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) (B : lượng mưa TB năm : 897mm ; mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 9 ) (C : lượng mưa TB năm : 2592mm ; mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 5 năm sau) (D : lượng mưa TB năm : 506mm ; mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 7) + Biên độ nhiệt trong năm, sự phân bố nhiệt độ trong năm? (A : biên độ nhiệt trong năm khoảng 13 oC ; nóng nhất là tháng 3 & 11 khoảng 25 oC ; tháng lạnh nhất là tháng 7 khoảng 12 oC => ở nửa cầu Nam) (B : biên độ nhiệt trong năm khoảng 15 oC ; nóng nhất là tháng 5 khoảng 35 oC ; tháng lạnh nhất là tháng 1 khoảng 20 oC => ở nửa cầu Bắc) (C : biên độ nhiệt trong năm khoảng 8 oC ; nóng nhất là tháng 4 khoảng 28 oC ; tháng lạnh nhất là tháng 7 khoảng 20 oC => ở nửa cầu Nam) (D : biên độ nhiệt trong năm khoảng 12 oC ; nóng nhất là tháng 2 khoảng 22 oC ; tháng lạnh nhất là tháng 7 khoảng 10 oC => ở nửa cầu Nam) + Cho biết từng biểu đồ thuộc kiểu khí hậu nào ? Nêu đặc điểm chung của kiểu khí hậu đó? (A : là kiểu khí hậu nhiệt đới ở nửa cầu Nam . Nên mưa từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau) (B : là kiểu khí hậu nhiệt đới ở nửa cầu Bắc .Nên mưa từ tháng 5 đến tháng 10) (C : là kiểu khí hậu xích đạo ẩm .Nên mưa nhiều và mưa đều quanh năm) (D : là kiểu khí hậu hoang mạc . Do có lượng mưa ít ) + Hãy sắp xếp các biểu đồ nhiệt độ & lượng mưa A, B, C, D vào các vị trí 1, 2, 3, 4 trên hình 27.2 cho phù hợp. ( A với 3 ; B với 2 ; C với 1 ; D với 4 ) Các em hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện tỉ lệ dân số của 3 thành phố sau : - Niu York : 10% dân số Hoa Kì . - Tôkiô : 27% dân số Nhật . - Pari : 21% dân số Pháp . Qua biểu đồ em có nhận xét gì ? 4 .DẶN DÒ : - Về nhà học bài, chuẩn bị bài 29. Tuần 16 09/23/2011 Tiết 32 - Bài 29 : DÂN CƯ, XÃ HỘI CHÂU PHI I . MỤC TIÊU BÀI HỌC : giúp cho HS - Nắm vững sự phân bố dân cư rất không đồng đều ở châu Phi . - Hiểu rõ những hậu quả của lịch sử để lại qua việc buôn bán nô lệ và thuộc địa hoá bởi các cường quốc phương Tây . Hiểu được : sự bùng nổ dân số không thể kiểm soát được qua sự xung đột sắc tộc triền miên đang cản trở sự phát triển của châu Phi . II .PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : Bản đồ phân bố dân cư và đô thị châu Phi . Bảng số liệu thống kê về tỉ lệ gia tăng dân số một quốc gia châu Phi . Một số hình ảnh về xung đột vũ trang và di dân do xung đột vũ trang ở châu Phi . III .HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP : 1.Ổn định lớp : 2. Bài mới :
File đính kèm:
- Ga dia li7 ca nam.doc