Giáo án địa lí 9 tuần 2 tiết 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học, HS phải:

1. Kiến thức:

- Trình bày được tình hình phân bố dân cư nước ta.

- Phân biệt được các loại hình quần cư thành thị và nông thôn theo chức năng và hình thái quần cư.

- Nhận biết quá trình đô thị hóa ở nước ta.

2. Kĩ năng:

- Sử dụng bảng số liệu và bản đồ để nhận biết sự phân bố dân cư ở Việt Nam.

3. Thái độ:

- Ý thức được sự cần thiết phải phát triển đô thị trên cơ sở phát triển công nghiệp, bảo vệ môi trường nơi đang sống.

- Có ý thức chấp hành tốt các chính sách của nhà nước về phân bố dân cư.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Bản đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam

2. Học sinh: Tập atlat địa lí Việt Nam, tài liệu khác.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp học: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học

9A1 ., 9A2 ., 9A3 .

9A4 ., 9A5 ., 9A6 .

2. Kiểm tra bài cũ:

 Câu hỏi: Trình bày tình hình gia tăng dân số nước ta? Nêu nguyên nhân và hậu quả của sự gia tăng dân số?

 3. Bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 7357 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án địa lí 9 tuần 2 tiết 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 2 Ngày soạn: 22 /08/2014
 Tiết 3	 Ngày dạy: 25/08/2014
BÀI 3: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học, HS phải:
1. Kiến thức: 
- Trình bày được tình hình phân bố dân cư nước ta.
- Phân biệt được các loại hình quần cư thành thị và nông thôn theo chức năng và hình thái quần cư. 
- Nhận biết quá trình đô thị hóa ở nước ta.
2. Kĩ năng: 
- Sử dụng bảng số liệu và bản đồ để nhận biết sự phân bố dân cư ở Việt Nam. 
3. Thái độ: 
- Ý thức được sự cần thiết phải phát triển đô thị trên cơ sở phát triển công nghiệp, bảo vệ môi trường nơi đang sống.
- Có ý thức chấp hành tốt các chính sách của nhà nước về phân bố dân cư.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC: 
1. Giáo viên: Bản đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam 
2. Học sinh: Tập atlat địa lí Việt Nam, tài liệu khác.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
1. Ổn định lớp học: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học 
9A1…….................................., 9A2……............................., 9A3…….................................
9A4…….................................., 9A5……............................., 9A6…….................................
2. Kiểm tra bài cũ:
 Câu hỏi: Trình bày tình hình gia tăng dân số nước ta? Nêu nguyên nhân và hậu quả của sự gia tăng dân số?
 3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Trình bày được tình hình phân bố dân cư nước ta (cá nhân)
*Bước 1:
Gv gợi ý hs nhắc lại khái niệm: Mật độ dân số?
*Bước 2:
- Cho biết mật độ dân số nước ta năm 1989 và 2003 là bao nhiêu? 
( Gọi HS yếu dựa vào nội dung SGK trả lời)
- Vì sao mật độ dân số nước ta ngày càng tăng?
- Em có nhận xét gì về mật độ dân số của Việt Nam?
- Hs trả lời, gv chuẩn xác kiến thức.
*Bước 3:
- Quan sát hình 3.1 sgk, cho biết dân cư tập trung đông đúc ở những vùng nào? Thưa thớt ở những vùng nào? Tại sao? 
- Hs dựa vào lược đồ sgk và kiến thức thực tế trả lời.
 - Gv chuẩn xác kiến thức.
*Bước 4:
- Quan sát bảng 3.2 SGK mật độ dân số các vùng lãnh thổ (người/km2). Nhận xét về sự phân bố dân cư và sự thay đổi mật độ dân số ở các vùng của nước ta?
GV mở rộng: Mật độ dân số các vùng lãnh thổ ở nước ta năm 2012 (người/km2): 
+ Đồng bằng sông Hồng: 961 (người/km2)
+ Trung du miền núi Bắc Bộ: 120 (người/km2)
+ Tây Nguyên: 99 (người/km2)
*Bước 5:
- Phân bố dân cư giữa thành thị và nông thôn như thế nào? Dẫn chứng?
( Gọi HS yếu dựa vào nội dung SGK trả lời)
- Nhà nước ta có chính sách, biện pháp gì để phân bố lại dân cư? (Tổ chức di dân tới các vùng kinh tế mới ở miền núi, cao nguyên)
Hoạt động 2: Phân biệt được các loại hình quần cư thành thị và nông thôn theo chức năng và loại hình quần cư (cặp ) 
*Bước 1:
HS nghiên cứu sgk so sánh đặc điểm của 2 loại hình quần cư nông thôn và thành thị:
- về mật độ, 
- kiến trúc nhà ở 
- chức năng
*Bước 2:
- Hs làm việc theo cặp, trả lời. GV chuẩn xác lại kiến thức.
*Bước 3:
- Địa phương em thuộc loại hình quần cư nào?
- Tìm trên bản đồ một số đô thị lớn của nước ta, nhận xét về sự phân bố của chúng? Giải thích? 
- Gv chuẩn xác kiến thức.
Hoạt động 3: Nhận biết quá trình đô thị hóa ở nước ta (cá nhân )
*Bước 1:
- Thế nào là đô thị hóa , quá trình đô thị hóa thể hiện ở mặt nào ?
*Bước 2:
- Dựa vào bảng 3.1 sgk: Em có nhận xét gì về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta ? 
- Sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hóa ở nước ta như thế nào ?
( Gọi HS yếu dựa vào nội dung SGK trả lời)
*Bước 3:
- Dân cư tập trung quá đông ở các đô thị gây ra những vấn đề gì về sự phát triển kinh tế- xã hội ở nước ta? (việc làm, nhà ở, môi trường đô thị….)
- Cho ví dụ về việc mở rộng quy mô các thành phố? (Quy mô mở rộng thủ đô Hà Nội…)
*Bước 4: GV chuẩn xác kiến thức.
I. Mật độ dân số và phân bố dân cư
1. Mật độ dân số
- Mật độ dân số nước ta cao: 267 người /km2(năm 2012)
2. Phân bố dân cư
- Tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và các đô thị còn ở miền núi dân cư thưa thớt. 
- Dân cư của nước ta phân bố không đều theo lãnh thổ.
- Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất, Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ độ dân số thấp nhất
- Phân bố dân cư giữa thành thị và nông thôn cũng chênh lệch nhau : nông thôn 74 % , thành thị 26 % 
II. Các loại hình quần cư
1. Quần cư nông thôn 
- Người dân thường sống tập trung thành các điểm dân cư với quy mô dân số khác nhau . 
- Tên gọi điểm dân cư tùy theo dân tộc và địa bàn cư trú : Làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc …
- Chức năng chính là hoạt động nông nghiệp .
2. Quần cư thành thị :
- Các đô thị có mật độ dân số rất cao.
- Kiến trúc nhà ở: kiểu “nhà ống” san sát nhau, chung cư cao tầng, biệt thự, nhà vườn...
- Chức năng chính là hoạt động công nghiệp, dịch vụ.
III. Đô thị hóa 
- Số dân đô thị tăng, quy mô đô thị được mở rộng, phổ biến lối sống thành thị.
- Trình độ đô thị hoá thấp. Phần lớn các đô thị nước ta thuộc loại vừa và nhỏ. 
4. Đánh giá: 
- Trình bày sự phân bố dân cư của nước ta và giải thích? 
- Nêu những điểm khác nhau giữa loại hình quần cư nông thôn và loại hình quần cư thành thị? (Dựa vào chức năng và hình thái quần cư)
5. Hoạt động nối tiếp: 
- Học bài cũ, trả lời các câu hỏi và làm bài tập trong SGK .
- Chuẩn bị bài mới : Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống.
+ Nguồn lao động nước ta hiện nay như thế nào? Chất lượng cuộc sống ra sao?
IV. PHỤ LỤC:
V. RÚT KINH NGHIỆM:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 3 tuan 2 dia li 9.doc
Giáo án liên quan