Giáo án địa lí 6 học kì I- Năm học 2013-2014

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. Kiến thức:

 - HS nắm được những nội dung chính của môn địa lí lớp 6. Cho các em biết được cần phải học môn địa lí như thế nào.

 2. Kỹ năng:

 - Rèn kỹ năng đọc và phân tích, liên hệ thực tế địa phương vào bài học.

 3. Thái độ:

 - Giáo dục tư tưởng yêu thiên nhiên, đất nước, con người.

 II.CHUẨN BỊ

 1.Thầy: SGK

 2.Trò: SGK

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 1. ổn định :

 2. Kiểm tra bài cũ:

 3. Bài mới:

 Hoạt động 1- Giáo viên giới thiệu bài mới.

 

doc99 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2528 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án địa lí 6 học kì I- Năm học 2013-2014, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động của các vật thể 
- Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời:
+ Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo có hình elip gần tròn
+ Hướng tự quay: từ Tây sang Đông
+ Thời gian Trái Đất một vòng quanh Mặt Trời là 365 ngày 6 giờ
+ Khi chuyển động xung quanh Mặt Trời trục Trái Đất lúc nào cũng giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng
- Hệ quả hiện tượng quay quanh Mặt Trời của Trái đất
+ Hiện tượng các mùa trên Trái Đất 
+ Hiện tượng ngày và đêm dài ngắn theo mùa, theo vĩ độ
 - Cấu tạo của Trái Đất 
+ Vỏ + Trung Gian + Lõi
- Các lục địa.
- Các châu lục.
- Các đại dương.
II. Các thành phần tự nhiên của trái đất
- Nội lực: Là những lực sinh ra từ bên trong.
- Ngoại lực: là lực sinh ra từ bên ngoài.
- Núi lửa: Nội lực.
- Động đất: Nội lực.
* Núi: - Núi già: + Đỉnh tròn.
 + Sườn thoải.
 + Thung lũng nông.
- Núi trẻ: + Đỉnh nhọn.
 + Sườn dốc 
 + thung lũng sâu.
* Bình nguyên, cao nguyên, đồi
HĐ 3.Củng cố : 
- Giáo viên hệ thống lại kiên thức bài ôn tập 
HĐ 4. Dặn dò - Về nhà ôn tập.
- Giờ sau thi học kì I.
. Rút kinh nghiệm
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn:7/ 12/2013 Ngày dạy: 13&14/ 12/2013
Tiết 18
KIỂM TRA HỌC KỲ I
Mục tiêu kiểm tra:
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học và giúp đỡ học sinh một cách kịp thời.
 - Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng cơ bản ở 3 cấp độ nhận thức: biết, hiểu và vận dụng sau khi học xong nội dung trong chương trình học kỳ I
 2. Hình thức kiểm tra:
 - Tự luận
 3. Ma trận đề kiểm tra:
 - Trên cơ sở phân phối số tiết, kết hợp với việc xác định chuẩn quan trọng ta xây dựng ma trận đề kiểm tra như sau:
I. MA TRẬN ĐỀ. 
Chủ đề (nội dung)/mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng cấp độ thấp
Vận dụng cấp độ cao
Tổng
Sự vận động tự quay quanh trục và các hệ quả
- Trình bày được đặc điểm và hệ quả của sự vận động quay quanh Mặt Trời của Trái Đất.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
1
3,0
30%
1
3,0
30%
Cấu tạo bên trong Trái Đất
- Biết được cấu tạo bên trong của Trái đất gồm 3 lớp
- Trình bày được cấu tạo của mỗi lớp.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
1
3,0
30%
1
3,0
30%
Địa hình bề mặt Trái Đất.
So sánh được sự khác nhau giữa hai lực là nội lực và ngoại lực.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
1
4,0
40%
1
4,0
40%
Tổng số
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ: 
2
6,0
60%
1
4,0
40%
3
10,0
100%
II. ĐỀ RA
Câu 1: (3,0 điểm): Trình bày đặc điểm và hệ quả vận động quay quanh Mặt Trời của Trái Đất? 
Câu 2. (3,0 điểm): Cấu tạo bên trong của Trái đất gồm mấy lớp? Nêu độ dày và trạng thái của từng lớp.
Câu 3: (4,0 điểm): So sánh sự khác nhau giữa nội lực và ngoại lực? 
III. HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐÁP ÁN
THANG ĐIỂM
Câu 1
 (3 điểm)
- Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời:
+ Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo có hình elip gần tròn
+ Hướng tự quay: từ Tây sang Đông
+ Thời gian Trái Đất một vòng quanh Mặt Trời là 365 ngày 6 giờ
+ Khi chuyển động xung quanh Mặt Trời trục Trái Đất lúc nào cũng giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng
- Hệ quả hiện tượng quay quanh Mặt Trời của Trái đất
+ Hiện tượng các mùa trên Trái Đất 
+ Hiện tượng ngày và đêm dài ngắn theo mùa, theo vĩ độ
2,0 điểm
1,0 điểm
Câu 2
(3 điểm)
* Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm 3 lớp: Vỏ, trung gian, lõi 
- Lớp vỏ: dày 5km đến 70 km, trạng thái rắn chắc, càng xuống sâu nhiệt độ càng cao nhưng tối đa 10000 C.
- Lớp trung gian: dày gần 3000km, trạng thái từ quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ từ 15000 C đến 47000C.
- Lõi: dày trên 3000km, trạng thái lỏng ở ngoài rắn ở trong, nhiệt độ khoảng 50000C.
3 điểm
Câu 3
(4 điểm)
*So sánh nội lực và ngoại lực:
- Nội lực : 
+ Là những lực sinh ra ở bên trong của Trái Đất
+ Tác động của nội lực thường làm cho bề mặt Trái Đất gồ gề
- Ngoại lực :
+ Là những lực sinh ra bên ngoài trên bề mặt Trái Đất
+ Tác động của ngoại lực làm cho bề mặt bị san bằng, hạ thấp địa hình
- Đây là hai lực đối nghịch nhau nhưng xãy ra đồng thời và tạo nên bề mặt địa hình Trái Đất 
4 điểm
- Rút kinh nghiệm
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
HỌC KỲ II
Ngày soạn: 20/ 12/2013 Ngày dạy: 23&27/12/2013
Tiết 19. Bài 15
CÁC MỎ KHOÁNG SẢN
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức:
 - HS hiểu: KN khoáng vật, đá, khoáng sản, mỏ khoáng sản.
 - Biết phân loại các khoáng sản theo công dụng.
 - Hiểu biết về khai thác và bảo vệ hợp lí nguồn TN khoáng sản.
2. Kĩ năng: 
 - Phân loại các khoáng sản.
3.Thái độ: 
 - Giúp các em hiểu biết thêm về thực tế
II. Phương tiện dạy học
 - Bản đồ khoáng sản Việt Nam, Mẫu khoáng sản 
III.Hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
Nhận xét bài kiểm tra học kỳ
 3. Bài mới: Hoạt điộng 1: Giới thiệu
Hoạt động của GV - HS
Nội dung chính
* Hoạt động 2: Các loại khoáng sản
GV: Yêu cầu HS đọc kiến thức trong (SGK) cho biết: Khoáng sản là gì?
H: (Là những khoáng vật và đá có ích được con người khai thác sử dụng).
(Là nơi tập trung nhiều khoáng sản có khả năng khai thác)
GV: HS đọc bảng công dụng các loại khoáng sản 
 - Em hãy phân loại khoáng sản trong tự nhiên? 
H: (3 loại khoáng sản:
+ Khoáng sản năng lượng (nhiên liệu)
+ Khoáng sản kim loại
+ Khoáng sản phi kim loại)
G:? - Xác định trên bản đồ việt nam 3 nhóm khoáng sản trên ?
H: XĐ
* Hoạt động 3: Các mỏ khoáng sản nội sinh và ngoại sinh:
GV: Yêu cầu HS đọc kiến thức trong (SGK) cho biết:
- Các mỏ khoáng sản nội sinh được hình thành như thế nào? 
H: (Là khoáng sản được hình thành do mắcma. Được đưa lên gần mặt đất).
VD: đồng, chì, kẽm, thiếc,vàng, bạc...
G: ?Qúa trình hình thành các mỏ khoáng sản ngoại sinh?
H:? - Được hình thành do quá trình tích tụ vật chất, thường ở những chỗ trũng (thung lũng).
- Được hình thành trong quá trình hàng vạn, hàng triệu năm. Cần khai thác và sử dụng hợp lí.)
GV: Một số khoáng sản có 2 nguồn gốc nội, ngoại sinh (quặng sắt)
? Dựa vào bản đồ Việt Nam đọc tên và chỉ một số khoáng sản chính?
H: XĐ
GV: Thời gian hình thành các mỏ khoáng sản là 90% mỏ quặng sắt được hình thành cách đây 500 – 600 triệu năm:
+ Than hình thành cách đây 230 – 280 triệu năm.
+ Dầu mỏ từ xác sinh vật chuyển thành dầu mỏ cách đây 2-5 triệu năm.
GV kết luận: Các mỏ khoáng sản được hình thành trong thời gian rất lâu, chúng rất quý không phải vô tận do dó vấn đề khai thác và sử dụng, bảo vệ phải được coi trọng. 
1. Các loại khoáng sản:
a. Khoáng sản:
- Là những tích tụ tự nhiên các khoáng vật và đá có ích được con người khai thác sử dụng.
- Mỏ khoáng sản: là những nơi tập trung khoáng sản.
b. Các loại khoáng sản phổ biến:
+ Khoáng sản năng lượng (nhiên liệu): than, dầu mỏ, khí đốt.
+ Khoáng sản kim loại: sắt, mangan, đồng, chì, kẽm...
+ Khoáng sản phi kim loại: muối mỏ, apatit, đá vôi...
2. Các mỏ khoáng sản nội sinh và ngoại sinh:
a. Mỏ khoáng sản nội sinh:
Là các mỏ hình thành do nội lực
VD: đồng, chì, kẽm, thiếc,vàng, bạc...
b. Mỏ khoáng sản ngoại sinh:
Là các mỏ hình thành do quá trình ngoại lực
VD: Quặng sắt…
HĐ 4. Củng cố:
- Khoáng sản là gì?
- Khoáng sản được phân thành mấy loại ?
HĐ 5. Dặn dò- HDTH:
- Học bài cũ và trả lời câu: 1, 2, 3 (SGK)
- Đọc trước bài 16.
Rút kinh nghiệm : 
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 27/12/2013 Ngày dạy: 30/12&3/01/2014
Tiết 20. Bài 16.
THỰC HÀNH. ĐỌC BẢN ĐỒ (HOẶC LƯỢC ĐỒ) ĐỊA HÌNH TỈ LỆ LỚN
I Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
 - HS nắm được: Khái niệm đường đồng mức.
 - Có khả năng tính độ cao và khoảng cách thực tế dựa vào bản đồ
 - Biết đọc đường đồng mức.
2. Kĩ năng:
 - Biết đọc các lược đồ, bản đồ địa hình có tỉ lệ lớn.
3. Thái độ: 
 - Giúp các em hiểu biết thêm về thực tế
II. Phương tiện dạy học
 - Bản đồ địa hình Việt Nam
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số	
2. Kiểm tra bài cũ
 Khoáng sản là gì? Thế nào gọi là mỏ khoáng sản ?
	- Là những khoáng vật và đá có ích được con người khai thác và sử dụng.
	- Là những nơi tập trung nhiều khoáng sản có khả năng khai thác.
3. Bài mới.
	Hoạt động 1: Giới thiệu: Để biết được địa hình của một khu vực cao hay thấp, dốc hay thoải người ta dựa vào các đường đồng mức. Vậy đường đồng mức là gì? Cách đo đường đồng mức ra sao? Để hiểu rõ hơn, cô trò chúng ta cùng tìm hiểu bài thực hành hôm nay.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung chính
*Hoạt động 2: Xác định yêu cầu của bài thực hành.
*Hoạt động 3: Nội dung thực hành
Bài 1.
GV: Yêu cầu HS đọc bảng tra cứu thuật ngữ (SGK-85) cho biết:
G: ? Thế nào là đường đồng mức? 
H: (Là đường đồng nối những điểm có cùng độ cao so với mực biển lại với nhau)
G: ?Tại sao dựa vào các đường đồng mức ta có thể biết được hình dạng của địa hình? 
H: (do các điểm có độ cao sẽ nằm cùng trên 1 đường đồng mức, biết độ cao tuyệt đối của các điểm và đặc điểm hình dạng địa hình, độ dốc, hướng nghiêng) 
GV: Yêu cầu Hs dựa vào Hình 44 (SGK) cho biết : Hướng của đỉnh núi A1-> A2 là hướng nào? (Từ tây sang Đông)
- G? Sự chênh lệch độ cao của các đường đồng mức là bao nhiêu? 
H: (100 m)
*Hoạt động nhóm :
B1: GV chia lớp thành 4 nhóm
B2: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm 
- Xác định có độ cao của A1, A2, B1, B2, B3?
B3: thảo luận thống nhất ghi vào phiếu (5phút)
-B4: thảo luận trước toàn lớp 
Treo phiếu học tập – 

File đính kèm:

  • docGiao an dia ly 6 TH.doc