Giáo án dạy thêm văn 8

A . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 Giúp HS : hệ thống lại kiến thức đã học ở bài 1 , nội dung văn bản “ Tôi đi học” với những nét nghệ thuật chính .

- Nắm vững được từ ngữ nghĩa rộng và từ nghĩa hẹp .

- Ôn tập lại sự thống nhất về chủ đề văn bản .

B. CHUẨN BỊ :

G/v: Hệ thống câu hỏi, đáp án .

H/s: Ôn tập theo sự hướng dẫn của thầy

B . TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

 1. Kiểm tra bài cũ :Xen trong giờ

 2 . Bài mới :

 

doc106 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 3938 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy thêm văn 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, nghĩ về hiện tình đất nước được miêu tả như thế nào? Đó còn là tâm trạng của ai trong hoàn cảnh nào?
- Đó là những tâm trạng: xé tâm can (nỗi đau đớn vò xé trong lòng); ngậm ngùi, khóc than (buồn bã, đau khổ), thương tâm, xây khối uất, vật cơn sầu, càng nói càng đau…vẫn tiếp tục cách thể hiện ước lệ, tượng trưng. Nỗi đau riêng không hề được đề cập. Tất cả tấm lòng người cha chỉ đau nỗi đau mất nước. Những từ ngữ: vong quốc, cơ đồ, nùng lĩnh, hồng giang, nòi giống…ở đây không còn vang lên tự hào như ở đoạn trên mà chở nặng buồn thương, tủi hổ.
- Và tâm trạng ấy, theo lời dặn dò con trai, càng lúc càng dâng cao: đầy bi phẫn, lâm li, thống thiết. Tưởng như lời lời, dòng dòng là lệ máu tuôn rơi đầm đìa trên mặt giấy. Tất nhiên, đó vừa là tâm trạng của Nguyễn Phi Khanh và nhân dân Đại Việt đầu thế kỉ XV vừa là tâm trạng của tác giả, của nhân dân Việt Nam mất nước hồi đầu thế kỉ XX.
4. Lời trao gửi cuối cùng (8 câu cuối cùng):
HS đoch diễn cảm đoạn thơ cuối.
? Người cha nói nhiều đến mình: thân tàn, tuổi già sức yếu, sa cơ, đành chịu bó tay để làm gì?
- Nói nhiều đến thất bại, đến tuổi già, sức mỏi, đến hoàn cảnh bất lực của mình. Nguyễn Phi Khanh biết người con trai đầu (Nguyễn Trài) là người thực sự có tài lớn (đã thi đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) và ra làm quan cùng với mình – vào việc phục thù, cứu nước.
? Người cha dặn con những lời cuối cùng như thế nào? Qua đó, một lầnnữa giúp ta hiểu thêm gì về ông ? 
. Ông đã tự coi là người bỏ đi sống chết nơi quê người. 
- Sử cũ còn ghi lại: Nguyễn Trãi cùng em là Nguyễn Phi Hùng theo xe tù, đưa cha lên đến ải Nam Quan. Thấy Nguyễn TRãi cứ nhất định muốn theo sang Trung Quốc để phụng dưỡng mình, Nguyễn Phi Khanh gạt lệ, ân cần dặn con:
- Cha biết con là người có tài. Vậy, con không nên theo thói thường tình, theo mãi bên cha làm gì. Con hãy trở về tìm đường cứu nước, đánh đuổi bọn ngoại bang, dành lại non sông Đại Việt. Như thế mới là đại hiếu. Còn cha, đã có Phi Hùng giúp đỡ rồi!
 Hiểu ra đại sự, Nguyễn Trãi đành lạy chào cha, rồi lần về Nam, sau đó tìm theo Bình Định vương Lê Lợi ở Lam Sơn mưu đồ kế sách Bình Ngô .
Đoạn 2 :Tâm trạng người cha trước lúc qua biên giới 
. Cảnh đất nước tơi bời trong lửa khói đốt phá, giết chóc của bọn xâm lược tàn bạo quyết tâm tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ, làm cho bao người dân, con đỏ nheo nhóc, khốn cùng (Đại cáo bình Ngô). Nhưng chủ ý của tác giả không phải để nói về thời đã qua mà muốn người đọc liên tưởng đến tình hình mất nước hiện thời. 
- Đó là những tâm trạng: xé tâm can,thương tâm, xây khối uất, vật cơn sầu, càng nói càng đau…. Nỗi đau riêng không hề được đề cập. Tất cả tấm lòng người cha chỉ đau nỗi đau mất nước. ở đây không còn vang lên tự hào như ở đoạn trên mà chở nặng buồn thương, tủi hổ.
- Và tâm trạng ấy, theo lời dặn dò con trai, càng lúc càng dâng cao: đầy bi phẫn, lâm li, thống thiết. Tưởng như lời lời, dòng dòng là lệ máu tuôn rơi đầm đìa trên mặt giấy. Tất nhiên, đó vừa là tâm trạng của Nguyễn Phi Khanh và nhân dân Đại Việt đầu thế kỉ XV vừa là tâm trạng của tác giả, của nhân dân Việt Nam mất nước hồi đầu thế kỉ XX.
Đoạn 3:
- Người cha hoàn toàn tin tưởng và trông cậy vào con trai sẽ thay mình rửa nhục cho nhà, cho nước. Đó là nhiệm vụ trọng đại vô cùng, khó khăn vô cùng, thiêng liêng vô cùng: Giang sơn gánh vác sau này cậy con là lời trao gửi của thế hệ cha truyền lại cho thế hệ con trong phút chia ly, vĩnh biệt.
- Qua lời dặn dò cuối cùng, ta càng thấy Nguyễn Phi Khanh là người anh hùng hào kiệt, hoàn toàn không nghĩ đến riêng mình, một lòng một dạ vì dân vì nước.
II. Luyện tập :
 Trình bày suy nghĩ của em sau khi đọc xong bài thơ “Hai chữ nước nhà”
3. Củng cố- Hướng dẫn về nhà 
Viết thành bài hòn chỉnh :Trình bày suy nghĩ của em sau khi đọc xong bài thơ “Hai chữ nước nhà”
Ngày 21 tháng 12 năm 2009
Tuần 18
Ban giám hiệu ký duyệt
Ngày soạn:26/12/09
Ngày dạy : 31/12/09
 : Ôn tập văn thuyết minh .
A. Mục tiêu cần đạt :
 - Giúp hs ôn tập vững vàng hơn kiến thức về văn thuyết minh .
 - Vận dụng kiến thức để lập dàn ý.
 - Rèn kĩ năng thuyết minh thể loại văn học 
 - Giáo dục lòng ham mê học bộ môn 
 B . Chuẩn bị :
 G V : Soạn bài.Đề bài, dàn ý đại cương 
 Hs : Ôn tập theo hướng dẫn của thầy .
 C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học :
 1. Kiểm tra bài :
 Kết hợp trong giờ .
 2 .Bài mới : 
 Tiết 1
 Ôn tập văn thuyết minh về một thể loại văn học 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
?Nhắc lại thế nào là thuyết minh về một thể loại văn học ? 
? Vậy để có tri thức làm bài yêu cầu người viết phải làm gì ?
- Phải quan sát ,nhận ra được số câu , số chữ , niêm,luật B-T , vần , nhịp điệu …( với thơ ) và cốt truyện, nhân vật , nghệ thuật …(với truyện ) .
? Em đã được học các thể loại văn học nào trong chương trình kì I lớp 8 ?
 - Truyện ngắn .
 - Hồi kí .
 - ( Đoạn trích) của tiểu thuyết .
 - Thơ thất ngôn bát cú …
? Trình bày bố cục của thể loại này ?
Giới thiệu về đối tượng thuyết minh .
 ( Nêu lên một định nghĩa về đối tượng)
Lần lượt thuyết minh về đối tượng:
 Nguồn gốc ( nếu có ) .
 Đặc điểm : 
 Giá trị ( có thể chỉ ra cả mặt nhược điểm ) , các tác giả tiêu biểu
Cảm nghĩ của bản thânvề đối tượng .
- Nêu định nghĩa chung về thể thơ TNBC Đường luật: Là một thể thơ thông dụng .Trong các thể thơ thì thơ thất ngôn bát cú Đường luật được các nhà thơ Việt Nam ưa chuộng. Các nhà thơ cổ điển Việt nam ai cũng làm thể thơ này bằng chữ Hán và chữ Nôm.
- Nêu các đặc điểm của thể thơ về:
+ Bố cục .
+ Số câu, số chữ trong mỗi bài .
+ Qui luật bằng, trắc của thể thơ .
+ Đối, niêm .
+ Cách gieo vần .
+ Ngắt nhịp .
- Nhận xét ưu, nhược điểm và vị trí của thể thơ trong thơ Việt Nam .
+ Ưu điểm: đẹp về sự tề chỉnh , hài hoà cân đối cổ điển, nhạc điệu trầm bổng, đăng đối, nhịp nhàng.
+ Nhược điểm: gò bó vì có nhiều ràng buộc, không được phóng khoáng như thơ tự do
- Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của thể thơ này và nêu vị trí của thể thơ trong thơ Việt Nam : thể thơ quan trọng, nhiều bài thơ hay được làm theo thể loại này .
Gv đưa ra bài tập cho hs làm.
? Lập dàn ý cho đề : “ Thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú” ?
 Hs trình bày . Gv nhận xét .
I . Lý thuyết .
Thuyết minh về một thể loại văn học là trình bày những đặc điểm của thể loại , giá trị của thể loại văn học.
* Dàn ý :
 a. Mở bài :
 b. Thân bài:
 C . Kết bài :
II . Luyện tập :
 Bài tập 1 :
a. Mở bài
b. Thân bài
c. Kết bài:
3. Củng cố- Hướng dẫn về nhà 
ôn tập phương pháp chung làm bài văn thuyết minh 
Xem lại cấu trúc truyện ngắn 
 Tiết 2, : Luyện đề : Thuyết minh về thể loại “ Truyện ngắn” 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Gv đọc đề .
 Hướng dẫn hs tìm hiểu đề , tìm ý , lập dàn bài theo hệ thống câu hỏi :
? đề văn trên thuộc thể loại nào ?
? đối tượng thuyết minh ở đây là gì ?
? Qua các văn bản đã học, em hãy cho biết những đặc điểm của thể loại này ?
 ? nhắc lại nhiệm vụ từng phần trong TB của bài thuyết minh về một thể loại văn học ?
 Từ đó , hãy lập dàn ý ?
? Mở bài cần làm gì ? 
Định nghĩa truyện ngắn
? Thân bài cần trình bày những nội dung nào?
Đặc điểm của truyện ngắn.
- Về dung lượng: truyện ngắn khác với truyện vừa ở dung lượng nhỏ . Nó là hình thức tự sự lọai nhỏ .
- Nội dung : Truyện ngắn không kể về cuộc đời của cảnhân vật , mà nhà vănchỉ chọn lấy một sự kiện, một trạng thái , một biến cố trong cuộc đời của nhân vật để thể hiện .
- Cốt truyện : thường diễn ra trong một không gian , thời gian hạn chế .
- Truyện ngắn thường ít nhân vật và sự việc .
- Truyện ngắn thường xây dựng theo lối kết cấu đảo ngược , tương phản …để làm nổi bật chủ đề truyện .
?Kết bài nêu được vấn đề gì ?
Vai trò truyện ngắn.
 Gv để thời giancho hs viết bài.
Gvgọi 2 hs đọc bài của mình 
.Gv nhận xét , đánh giá .
Bài tập 2 :
Em hãy viết bài thuyết minh về thể loại “ Truyện ngắn” .
1 . Tìm hiểu đề .
- Thể loại 
- Đối tượng thuyết minh 
2. Lập dàn ý .
a. Mở bài: 
b. Thân bài:
c. Kết bài : 
3. Viết bài .
4 . Đọc và sửa chữa :
3. Củng cố, hướng dẫn về nhà :
 Gv khái quát lại nội dung bài học.
 Ngày 28 tháng 12 năm 2009
 Tuần 19
 Ban giám hiệu ký duyệt 
Tuần 21 
Ngày soạn 16/1/2010
Ngày dạy22/1/2010 
 Ôn tập tổng hợp 
A. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh:
 - Củng cố kiến thức về Văn cho hs ở kì I .
- Rèn kĩ năng làm bài tập
- Giáo dục học sinh ý thức tự giác học bài.
B.Chuẩn bị:
Gv: Nghiên cứu+ SGA
Hs: Học bài và làm bài.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học :
 1 . Bài mới 
 Tiết 1 : ôn tập phần Văn 	 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
? Hãy khái quát lại những văn bản đã được học theo thể loại với các nội dung : 
Hs làm . Gv gọi hs trình bày .
I . Nội dung ôn luyện 
Tên vb
Thể loại –ptbđ
Đề tài , chủ đề
Nội dung chủ yếu 
Đặc sắc nghệ thuật 
Trong lòng mẹ 
Hồi kí ( trích) 
Tự sự xen trữ tình 
Tình cảnh khốn cùng của đứa trẻ mồ côi cha , mẹ ở xa .
- Nỗi đau xót của chú bé Hồng.
- Tình yêu mmẹ của chú bé .
- Văn hồi kí chân thực .
-Cảm xúc tuôn trào mãnh liệt .
-So sánh mới mẻ , lạ lẫm .
Tức nước vỡ bờ 
Tiểu thuyết
( trích ) 
Tự sự
Người nông dân cùng khổ , bị đề nén , áp bức đã bùng lên .
Tố cáo chế độ tàn án , bất nhân , ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn , sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông thôn .
- Khắc họa nhân vật và miêu tả hiện thực một cách sinh động , chân thực .
Lão Hạc
Truyện ngắn 
( trích ) 
 Tự sự xen trữ tình .
Một người nông dân nghèo , giàu lòng tự trọng .
Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ .
- Nhân phẩm cao đẹp .
- Phân tích tâm lí nhân vật sâu sắc.
 - Cách kể chuyện tự nhiên linh hoạt, vừa chân thực vừa đậm chất triết lí trữ tình .
? Hãy trình bày cảm nhận về đoạn văn : 
Hs trình bày . 
Đoạn văn trên được tác giả sử dụng nghệ thuật tự sự đan xen miêu tả . Nhiều động từ , tính từ diễn tả hành động trạng thái đã làm nổi bật nỗi khao khát mẹ đến cháy lòng .
 Qua đó giúp người đọc cảm nhận được một tình yêu tha thiết dành cho mẹ .
G/v nhận xét .
 Hs trình bày 
 Hình ảnh chị Dậu hiện lên là một người phụ nữ giàu tìnhyêu thương con và có sức phản kháng tiềm tàng mănh

File đính kèm:

  • docVAN 8 BUOI 2.doc
Giáo án liên quan