Giáo án dạy thêm văn 8

A. Nội dung ôn tập:

I. Phần văn:

HD HS ôn tập về vb Tôi đi học:.

- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.

- HS # nhận xét, bổ sung.

- GV chốt lại kiến thức trọng tâm.

* Tác giả: Nhà thơ Thanh Tịnh (11.12.1911 – 17.7.1988) – Hà Nội, tên thật là Trần Văn Ninh, lên 6 tuổi đổi tên là Trần Thanh Tịnh; học tiểu học và trung học ở Huế. Từ 1933 bắt đầu đi làm HD viên du lịch rồi vào nghề dạy học. Đây là thời gian ông bắt đầu sáng tác văn chương. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Thanh Tịnh đã có những đóng góp trong nhiều lĩnh vực: truyện ngắn, truyện dài, thơ, ca dao, bút kí văn học, song có lẽ thành công hơn cả là truyện ngắn và thơ.

* Giá trị về nội dung & NT:

- “Tôi đi học” thuộc loại truyện ngắn ít nhân vật, ít sự kiện và xung đột. Truyện được cấu trúc theo dòng hồi tưởng mơm man về buổi tựu trường của nhân vật “tôi”. Nó gần như tự truyện, vừa nhẹ nhàng, vừa man mác vừa ngọt ngào quyến luyến những dư vị buồn thương của kỉ niệm đầu đời.

- Là 1 văn bản thể hiện hài hoà giữa trữ tinh (biểu cảm) với miêu tả và kể (tự sự), thuộc thể loại truyện ngắn nhưng sức hấp dẫn của nó không phải là ở sự trình bày các sự kiện hay các xung đột nổi bật. Tác phẩm đã đem đến cho người đọc sự cảm nhận tinh tế về dư vị ngọt ngào, man mác trong tâm trạng của một cậu bé ngày đầu tiên đến trường qua ngòi bút trữ tình, giàu chất thơ của nhà văn Thanh Tịnh.

- Theo dòng hồi tưởng của nhân vật, những cảm xúc, tâm trạng của cậu bé được diễn tả rất sinh động: sự hồi hộp, băn khoăn lo lắng, thậm chí có cả tiếng khóc, đôi chút tiếc nuối vẩn vơ, vùa náo nức, vừa bỡ ngỡ Tác giả đã khơi gợi lại những rung cảm sau xa trong tâm hồn bạn đọc bởi trong cuộc đời, ai cũng từng trải qua những cảm xúc, tâm trạng tương tự.

 

doc80 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1926 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy thêm văn 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ờng đi vào, về bên trtái có 1 cái núi đá, người ta đắp lên, và có xây một cái tháp vuông, ở trên ngọn có cái ngòi bút đề là “Bút Tháp”. Vào đến gần cầu, ở trên là cái của tò vò có cái nghiên bút, đề là “Nghiên Đài”. Vì đền Ngọc Sơn thờ Văn Xương Đế Quân là 1 vị thần coi về việc vh, cho nên mới xây những nghiên bút như thế. 
	Trước của đền có cái nhà thuỷ tạ gọi là “Trấn Ba Đình”, giữa có dựng cái bia đá để ghi sự tích cái đền ấy. Đến mùa nóng nực, người ta hay ra đấy hóng mát và ngắm phong cảnh, thật là có bề thanh thú lắm.”
4. Giới thiệu một di tích lịch sử hoặc một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của quê hương em.
	- HS làm bài.
- Gọi HS trình bày.
- Thảo luận lớp: 
+ Ưu điểm 
+ Nhược điểm trong bài làm của bạn.
 => Rút kinh nghiệm cho bài viết của mình.
- GV nhận xét, chốt lại kĩ năng làm bài, cho điểm 1 số bài.
* HDVN: 	
- Ôn tập kĩ các kiến thức trọng tâm. 
- Xem lại & hoàn thiện tiếp các BT./.
--------------------------------------------------------------------------------------------
BUỔI 14
* Mục đích yêu cầu:
- Giúp hs ôn tập và nâng cao những kiến thức đã học trong tuần.
- Rèn kĩ năng trình bày miệng, viết những kiến thức trọng tâm.
- GD ý thức hoc tập bộ môn.
A. Nội dung ôn tập: 
I. Phần Tiếng Việt:
- HD hs ôn tập về Dấu ngoặc kép:
+ GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời. HS # nhận xét, bổ sung.
+ VG chốt lại kiến thức cơ bản:
Dấu ngoặc kép dùng để:
+ Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
+ Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hau có hàm ý mỉa mai.
+ Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... được dẫn.
III Phần TLV:
- HD hs ôn tập về Luyện nói: thuyết minh một thứ đồ dùng.
B. Luyện tập:
 HD HS làm các bài tập:
I. BTTN:
1. Bài 14 (Trang 91)
- HS tự làm. (kẻ bảng theo mẫu).
- GV HD HS tìm đáp án đúng.
- HS đổi vở.
- - GV gọi HS chữa bài, HS chấm chéo bài của bạn.
- Tổng hợp số điểm đạt được /điểm tối đa.
- Tuyên dương, phê bình kịp thời.
Câu
Chọn đáp án
Đáp án đúng
Điểm
Điểm tối đa:.............Điểm đạt được:........
Điểm trình bày:........................................
II. BTTL:
- GV HD HS làm BT. 
1. Chép lại đoạn văn ở câu 20 – BTTN, gạch 1 gạch dưới từ đã điền.
1. Giới thiệu về cuốn hồi kí “Thời thơ ấu” của nhà văn Nguyên Hồng, trong đó có sử dụng dấu hai chấm, dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép 1 cách thích hợp.
2. Đọc bài tham khảo: 
áo dài truyền thống việt nam
Có thể nói gần như câu đầu tiên của những người nước ngoài thốt lên khi đặt chân xuống sân bay là: "Phụ nữ Việt Nam đẹp và đáng yêu quá"! Vâng, có được nhận xét xác đáng như vậy có lẽ bởi ấn tượng đầu tiên của họ là hình ảnh các cô gái VN thướt tha, duyên dáng trong bộ áo dài truyền thống của dân tộc. Điều kì diệu là bất kì người phụ nữ Việt Nam nào khi mặc chiếc áo dài vào đều trở nên xinh đẹp hơn, dịu dàng hơn, trẻ trung hơn - vẻ đẹp đặc trưng của phong cách á đông. 
Nói cách khác, tà áo dài đã tôn vinh vẻ đẹp của các cô gái VN: Màu trắng tinh khôi của nữ sinh các trường Trung học, của những dáng kiều Hà Nội, màu tím biếc trong buổi chiều hoàng hôn nơi cố đô Huế, màu chanh vàng dịu óng ả của cô gái Hà Đông, màu hồng tươi rực rỡ của thiếu nữ Hải Phòng, màu lam tím của các cô gái Đà Lạt hay thành phố mang tên Bác...
Quả đúng vậy, chiếc áo dài - niềm tự hào của phụ nữ VN, của dân tộc VN! Là tâm hồn của quê hương xứ sở VN! 
"Tung bay tà áo tung bay! xôn xao 1 chiều nắng đỏ!
Tung bay tà áo thân quen, cánh chim vẫy chào ngọn gió!
Tung bay tà áo tung bay, tím biếc những chiều hoàng hôn!..."
Vâng cũng chính tà áo dài đã là 1 dấu ấn không thể quên của mỗi người con VN nơi xa xứ! Là ấn tượng khó phai trong lòng mỗi du khách nước ngoài đã ít nhất 1 lần nhìn thấy các cô gái VN trong tà áo mảnh mai và duyên dáng ấy!
3. Đọc bài tham khảo:
Lẵng hoa với chủ đề: "Mái ấm gia đình"
Như chúng ta đều biết, hạnh phúc gia đình không phải là quà tặng của số phận mà là phần thưởng, là thành quả lao động bền bỉ, miệt mài, thông minh của mỗi người, trong đó có vai trò vô cùng quan trọng của người phụ nữ. Bởi vì họ luôn là người biết tạo cho không khí gia đình vui tươi, thoải mái. Mỗi căn nhà là 1 không gian của 1 tổ ấm hạnh phúc. ở đó là những bữa ăn ngon miệng chứ không nhất thiết phải sang trọng, những bông hoa tươi thắm, những quyển sách hay, những câu chuyện thú vị, những ánh mắt vui vẻ và cả những tiếng cười. Đó là chỗ dựa của 1 hạnh phúc lâu bền!
Vâng! Đó là tất cả những gì mà tôi muốn gửi gắm trong lẵng hoa nhỏ xinh này với chủ đề: "Mái ấm gia đình"! 
Mọi người thấy đấy: 3 cành thuỷ trúc vươn cao, cứng cáp này là tượng trưng cho căn nhà xinh xắn, vững chãi của chúng ta. Trong đó, bông hồng nhung khoẻ khoắn, vượt lên là hình ảnh của người chồng, người cha - điểm tựa vững vàng nhất trong gia đình. Bông đồng tiền nhiều cánh rực rỡ - ấy là người vợ, người mẹ dịu hiền, nhân hậu, thuỷ chung, "giỏi việc nước, đảm việc nhà". Cũng ở nơi này, các thế hệ con cháu sum vầy, đoàn tụ vui vẻ, đầm ấm trong sự nâng niu, gìn giữ của tất cả mọi thành viên trong gia đình. Vâng, những bông bé nhỏ, chúm chím, những chiếc lá xanh non vừa cứng cáp, vừa mềm mại, vừa nhỏ xinh đã nói lên điều đó!
"Mái ấm gia đình" - đó là không gian của sự nghỉ ngơi, của sự cảm thông và sẵn sàng chia sẻ. Với một mái ấm như thế lẽ nào ta lại không háo hức trở về sau những lo âu tất bật của cuộc sống bên ngoài xã hội?
Vâng! Đó là hình ảnh 1 gia đình lí tưởng của XH VN hiện đại mà vẫn mang đậm màu sắc truyền thống tốt đẹp của DT: Vui tươi, đầm ấm, hạnh phúc và thành đạt! - Đó còn là niềm mơ ước muôn đời của mỗi con người chúng ta!
* HS làm bài (2).
- Gọi HS trình bày.
- Thảo luận lớp: 
+ Ưu điểm 
+ Nhược điểm trong bài làm của bạn.
 => Rút kinh nghiệm cho bài viết của mình.
- GV nhận xét, chốt lại kĩ năng làm bài, cho điểm 1 số bài.
* HDVN: 	
- Ôn tập kĩ các kiến thức trọng tâm. 
- Xem lại & hoàn thiện tiếp các BT./.
--------------------------------------------------------------------------------------------
BUỔI 15
* Mục đích yêu cầu:
- Giúp hs ôn tập và nâng cao những kiến thức đã học trong tuần.
- Rèn kĩ năng trình bày miệng, viết những kiến thức trọng tâm.
- GD ý thức hoc tập bộ môn.
A. Nội dung ôn tập: 
I. Phần văn:
HD HS ôn tập về vb Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Đập đá ở Côn Lôn:
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- HS # nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm.
1. Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
* Tác giả: Phan Bội Châu (1867 – 1940) là chiến sĩ c/m vĩ đại của dt ta trong 3 thập niên đầu TK XX. Năm 1930, cụ đang hoạt động c/m tại TQ thì bị bắt. Tại nhà ngục, trong đêm đầu tiên cụ đã viết bài thơ này để an ủi, động viên mình.
* Giá trị về nội dung & NT: 
- Bằng giọng điệu hào hùng có sức lôi cuốn mạnh mẽ, bài thơ đã thể hiện phong thái ung dung, đường hoàng và khí phách kiên cường, bất khuất vượt lên trên cảnh tù ngục khốc liệt của nhà chí sĩ yêu nước PBC.
2. Đập đá ở Côn Lôn:
* Tác giả: Phan Châu Trinh (1872 – 1926), quê ở Quảng Nam, đậu phó bảng. Cụ là 1 c/s yêu nước, 1 nhà c/m lỗi lạc của nước ta, là c/s tiên phong, nêu cao ngọn cờ dân chủ, chống phong kiến thực dân, giải phóng dt. Thơ văn của Cụ vừa đanh thép, hùng biện, vừa thắm thiết, trữ tình. Năm 1908, Khi bị thực dân Pháp bắt và đày ra Côn Đảo, phải lao động khổ sai, Cụ đã viết bài thơ này.
* Giá trị về ND và NT:
	- Bằng bút pháp lãng mạn và giọng điệu hào hùng, bài thơ đã giúp ta cảm nhận được 1 hình tượng đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước, dù gặp bước gian nan nhưng vẫn không sờn lòng, đổi chí.
II. Phần Tiếng Việt:
- HD hs ôn luyện về dấu câu:
+ GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời. HS # nhận xét, bổ sung.
+ VG chốt lại kiến thức cơ bản:
Khi viết, cần tránh những lỗi sau đây về dấu câu:
+ Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc.
+ Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc.
+ Thiếu dấu thích hợp để ngắt các bộ phận của câu khi cần thiết.
+ Lẫn lộn công dụng của các dấu câu.
II. Phần TLV:
- HD hs ôn luyện Thuyết minh về một thể loại văn học:
	Muốn thuyết minh đặc điểm một thể loại vh (thể thơ hay vb cụ thể), trước hết phải quan sát, nhận xét, sau đó khái quất thành những đặc điểm.
Khi nêu các đặc điểm, cần lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu, quan trọng và cần có những VD cụ thể để làm sáng tỏ những đặc điểm ấy.
B. Luyện tập:
 HD HS làm các bài tập:
I. BTTN:
1. Bài 15 (Trang 97)
- HS tự làm. (kẻ bảng theo mẫu).
- GV HD HS tìm đáp án đúng.
- HS đổi vở.
- - GV gọi HS chữa bài, HS chấm chéo bài của bạn.
- Tổng hợp số điểm đạt được /điểm tối đa.
- Tuyên dương, phê bình kịp thời.
Câu
Chọn đáp án
Đáp án đúng
Điểm
Điểm tối đa:.............Điểm đạt được:........
Điểm trình bày:........................................
II. BTTL:
- GV HD HS làm BT. 
	Đề bài: Em hãy phân tích và phát biểu cảm nghĩ về bài thơ: ‘Đập đá ở Côn Lôn’ của Phan Châu Trinh.
Dàn ý
*Mở bài: 
- Giới thiệu 1 vài nét về tác giả và xuất xứ tp:
	Phan Châu Trinh (1872 – 1926), quê ở Quảng Nam, đậu phó bảng. Cụ là 1 c/s yêu nước, 1 nhà c/m lỗi lạc của nước ta, là c/s tiên phong, nêu cao ngọn cờ dân chủ, chống phong kiến thực dân, giải phóng dt. Thơ văn của Cụ vừa đanh thép, hùng biện, vừa thắm thiết, trữ tình. Năm 1908, Khi bị thực dân Pháp bắt và đày ra Côn Đảo, phải lao động khổ sai, Cụ đã viết bài thơ này.
Giới thiệu chủ đề của bài thơ:
Mượn chuyện đập đá của người tù khổ sai trên đảo Côn Lôn, tg bày tỏ khí phách ngang tàng, coi thường mọi gian nan thử thách, luôn giữ vững niềm tin và ý chí chiến đấu kiên cường, bất khuất của người c/s yêu nước.
Có thể trích dẫn cả bài thơ hoặc trích dẫn câu đầu – câu cuối.
*Thân bài: 
1. Hai câu đề: thể hiện 1 tư thế ngang tàng của 1 đấng nam nhi, không phải sống trong cảnh ‘vợ bìu con ríu” hoặc khom lưng quỳ gối ở chốn quan trường, mà là “đứng giữa đất Côn Lôn”, 1 nhà tù, 1 địa ngục. Đầu đội trời, chân đạp đất, tai nghe sóng vỗ suốt đêm ngày. “Lừng lẫy” nghĩa là vang động, chấn động. Công việc đập đá, công việc lao động khổ sai là 1 thử thách vô cùng nặng nề, nhưng đối với kẻ làm trai càng thể hiện khíu phách, uy dũng của mình:
Lừng lẫy làm cho lở núi non
Một khẩ

File đính kèm:

  • docGiao an day them Van 8.doc
Giáo án liên quan