Giáo án Dạy thêm Hóa học 10 - Nguyễn Hữu Nghĩa

I.CẤU TẠO NGUYÊN TỬ

 Nguyên tử được cấu tạo bởi hai phần : vỏ và hạt nhân.

1. VỎ NGUYÊN TỬ Gồm các hạt electron (e)

 Mỗi hạt electron có:

 - Điện tích là : –1,6 x 10-19 (c) hay 1-

 - Khối lượng là : 9,1x10-28 (g) hay 0,55x10-3 đvC

2. HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ Gồm các hạt proton (p) và nơtron (n).

 Mỗi hạt proton có:

 - Điện tích +1,6 x 10-19 (c) hay 1+

 - Khối lượng là :1,67x10-24 (g) hay 1 đvC

 Mỗi hạt nơtron có :

 - Điện tích bằng không.

 - Khối lượng là :1,67x10-24 (g) hay 1 đvC

3. KHỐI LƯỢNG NGUYÊN TỬ là tổng khối lượng các hạt electron , proton , nơtron. Nhưng vì khối lượng electron quá bé do đó khối lượng nguyên tử được xem như là khối lượng của proton và nơtron.

 

doc90 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1707 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Dạy thêm Hóa học 10 - Nguyễn Hữu Nghĩa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dự đoán các phản ứng sau có xảy ra không ? Viết phương trình phản ứng nếu có
Cu + FeCl3 ¦ 
SnCl2 + FeCl3 ¦ 
Cho biết 4 cặp oxi hóa–khử sau Fe2+/Fe ; Fe3+/ Fe2+ ; Cu2+/Cu ; 2H+/H2. Hãy sắp xếp thứ tự tính oxi hóa tăng dần của các cặp trên. Từ đó cho biết chất nào có thể phản ứng với nhau trong các chất sau
Cu, Fe, dung dịch HCl.
Dung dịch CuSO4 ; dung dịch FeCl2 ; dung dịch FeCl3. 
Trong môi trường axit, MnO2, O3, MnO4–, Cr2O42– đều oxi hóa được Cl- thành Cl2 và Mn4+ bị khử thành Mn2+, Mn+7 bị khử thành Mn+2, Cr+6 bị khử thành Cr+3 và O3 thành O2.
Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Cho dung dịch CuSO4, Fe2(SO4) 3, MgSO4 , AgNO3 và kim loại Cu, Mg, Ag, Fe. Những cặp chất nào phản ứng được với nhau ? Viết phương trình phản ứng. Hãy xếp theo thứ tự tăng dần tính oxi hóa của ion và tính khử của kim loại. 
Viết phương trình phản ứng khi cho dung dịch KMnO4 (trong môi trường axit) tác dụng với HCl, FeSO4, C6H12O6, H2O2 và H2S (phản ứng sinh ra S).
Cho Cu tác dụng với HNO3 đặc được khí A, cho MnO2 tác với dung dịch HCl được khí B, cho Na2SO3 tác dụng với dung dịch H2SO4 được khí. Cho các khí A, B, C tan trong dung dịch NaOH. Nêu nhận xét về tính oxi hóa khử của mỗi khí trong phản ứng với dung dịch NaOH.
Viết các phương trình của Cu, CuO với H2; dung dịch H2SO4 loãng ; dung dịch H2SO4 đặc, nóng; dung dịch AgNO3 ; dung dịch HNO3 loãng
Ngày soạn: 05/ 12/2012
CHUYÊN ĐỀ 9: 	 
	PHÂN NHÓM CHÍNHNHÓM VII – NHÓM HALOGEN 
A.LÝ THUYẾT CẦN NHỚ
I. VỊ TRÍ CÁC HALOGEN TRONG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN
Gồm có các nguyên tố 9F 17Cl 35Br 53I 85At. Phân tử dạng X2 như F2 khí màu lục nhạt, Cl2 khí màu vàng lục, Br2 lỏng màu nâu đỏ, I2 tinh thể tím.
	Dễ nhận thêm một electron để đạt cấu hình bền vững của khí hiếm
	X + 1e = X- (X : F , Cl , Br , I )
	F có độ âm điện lớn nhất , chỉ có số oxi hoá –1. Các halogen còn lại ngoài số oxi hoá –1 còn có số oxi hoá dương như +1 , +3 , +5 , +7 
Tính tan của muối bạc AgF AgCl¯ AgBr¯ AgI¯
 tan nhiều trắng vàng lục vàng đậm 
2. CLO trong tự nhiên Clo có 2 đồng vị Cl (75%) và Cl (25%) Cl=35,5
	Cl2 có một liên kết cộng hóa trị, dễ dàng tham gia phản ứng, là một chất oxihóa mạnh.
	Cl2 tham gia phản ứng với H2, kim loại tạo clorua với soh-1.
TÁC DỤNG VỚI KIM LOẠI (đa số kim loại và có t0 để khơi màu phản ứng) tạo muối clorua
2Na + Cl2 2NaCl
2Fe + 3Cl2 2FeCl3
Cu + Cl2 CuCl2
	TÁC DỤNG VỚI HIDRO (cần có nhiệt độ hoặc có ánh sáng)
	H2 + Cl2 2HCl 
	Khí hidro clorua không có tính axit ( không tác với Fe) , khi hoà tan HCl vào nước mới tạo thành dung dịch axit.
	TÁC DỤNG MỘT SỐ HỢP CHẤT CÓ TÍNH KHỬ
	FeCl2 + ½ Cl2 FeCl3
	H2S + Cl2 2HCl + S
	Cl2 còn tham gia phản ứng với vai trò vừa là chất ôxihóa, vừa là chất khử.
TÁC DỤNG VỚI NƯỚC khi hoà tan vào nước , một phần Clo tác dụng (Thuận nghịch)
Cl + H2O HCl+ HClO ( Axit hipo clorơ)
TÁC DỤNG VỚI NaOH tạo nước Javen
Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O
3. FLO là chất oxihóa mạnh, tham gia phản ứng với hầu hết các đơn chất và hợp chất tạo florua với soh -1.
TÁC DỤNG KIM LOẠI 
 Ca + F2 CaF2
2Ag + F2 2AgF
TÁC DỤNG VỚI HIDRO phản ứng xảy ra mạnh hơn các halogen khác , hỗn hợp H2 , F2 nổ mạnh trong bóng tối. 
H2 + F2 2HF
	Khí HF tan vào nước tạo dung dịch HF. Dung dịch HF là axit yếu, đặc biệt là hòa tan được SiO2 
4HF + SiO2 2H2O + SiF4 (sự ăn mòn thủy tinh được ứng dụng trong kĩ thuật khắc trên kính như vẽ tranh khắc chữ).
TÁC DỤNG NƯỚC khí flo qua nước sẽ làm bốc cháy nước (do giải phóng O2).
2F2 + 2H2O 4HF + O2
Phản ứng này giải thích vì sao F2 không đẩy Cl2 , Br2 , I2 ra khỏi dung dịch muối hoặc axit trong khi flo có tính oxihóa mạnh hơn .
4. BRÔM VÀ IÔT là các chất ôxihóa yếu hơn clo.
TÁC DỤNG VỚI KIM LOẠI tạo muối tương ứng
2Na + Br2 2NaBr	
2Na + I2 2NaI
2Al + 3Br2 2AlBr3 	
2Al + 3I2 2AlI3
TÁC DỤNG VỚI HIDRO
	H2 + Br2 2HBr ­
	H2 + I2 2 HI phản ứng xảy ra thuận nghịch.
	Độ hoạt động giảm dần từ Cl ® Br ® I
	Các khí HBr, HI tan vào nước tạo dung dich axit
	HBrddaxit HBr	HI dd axit HI.
Về độ mạnh axit thì lại tăng dần từ HCl < HBr < HI
5. AXIT CLOHIDRIC (HCl) dung dịch axit HCl có đầy đủ tính chất hoá học của một axit mạnh 
	TÁC DỤNG CHẤT CHỈ THỊ dung dịch HCl làm quì tím hoá đỏ (nhận biết axit)
	HCl H+ + Cl-
TÁC DỤNG KIM LOẠI (đứng trước H trong dãy Bêkêtôp) tạo muối (với hóa trị thấp của kim loại) và giải phóng khí hidrô
Fe + 2HCl FeCl2 + H2­
2 Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2­
Cu + HClkhông có phản ứng
TÁC DỤNG OXIT BAZƠ , BAZƠ tạo muối và nước
NaOH + HCl NaCl + H2O
CuO + 2HCl CuCl2 + H2O
Fe2O3 + 6HCl 2FeCl3 + 3H2O
TÁC DỤNG MUỐI (theo điều kiện phản ứng trao đổi)
CaCO3 + 2HCl CaCl2 + H2O + CO2
AgNO3 + HCl AgCl + HNO3
	( dùng để nhận biết gốc clorua )
	Ngoài tính chất đặc trưng là axit , dung dịch axit HCl đặc còn thể hiện vai trò chất khử khi tác dụng chất oxi hoá mạnh như KMnO4 , MnO2 
 	4HCl- + MnO2 MnCl2 + Cl+ 2H2O
6. MUỐI CLORUA chứa ion âm clorua (Cl-) và các ion dương kim loại, NH như NaCl ZnCl2 CuCl2 AlCl3
NaCl dùng để ăn, sản xuất Cl2, NaOH, axit HCl
KCl phân kali 
ZnCl2 tẩy gỉ khi hàn, chống mục gổ 
BaCl2 chất độc
CaCl2 chất chống ẩm 
AlCl3 chất xúc tác
7. NHẬN BIẾT dùng Ag+ (AgNO3) để nhận biết các gốc halogenua.
	Ag+ + Cl- AgCl ¯ (trắng)
(2AgCl 2Ag + Cl2)
Ag+ + Br- AgBr ¯ (vàng nhạt)
Ag+ + I- AgI ¯ (vàng đậm)
 	I2 + hồ tinh bột ® xanh lam
8. HỢP CHẤT CHỨA ÔXI CỦA CLO
	Trong các hợp chất chứa ôxi của clo, clo có soh dương, được điều chế gián tiếp.
Cl2O Clo (I) oxit 	Cl2O7 Clo(VII) oxit
HClO Axit hipo clorơ 	NaClO Natri hipoclorit
HClO2 Axit clorơ 	NaClO2 Natri clorit
HClO3 Axit cloric 	KClO3 kali clorat
HClO4 Axit pe cloric 	KClO4 kali pe clorat
Tất cả hợp chất chứa oxi của clo điều là chất ôxihóa mạnh.
NƯỚC ZAVEN là hỗn hợp gồm NaCl, NaClO và H2O có tính ôxi hóa mạnh, được điều chế bằng cách dẫn khí Clo vào dung dịch NaOH (KOH)
Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O
(Cl2 + 2KOH KCl + KClO + H2O)
KALI CLORAT công thức phân tử KClO3 là chất ôxihóa mạnh thường dùng điều chế O2 trong phòng thí nghiệm
2KClO3 2KCl + O2
KClO3 được điều chế khi dẫn khí clo vào dung dịch kiềm đặc đã được đun nóng đến 1000c
3Cl2 + 6KOH 5KCl + KClO3 + 3H2O
CLORUA VÔI công thức phân tử CaOCl2 là chất ôxihóa mạnh, được điều chế bằng cách dẫn clo vào dung dịch Ca(OH)2 đặc
Cl2 + Ca(OH)2 CaOCl2 + H2O
Nếu Ca(OH)2 loãng 2Ca(OH)2 + 2Cl2 CaCl2 + Ca(OCl)2 + 2H2O
9. ĐIỀU CHẾ CLO nguyên tắc là khử các hợp chất Cl- tạo Cl0
TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM cho HCl đậm đặc tác dụng với các chất ôxihóa mạnh
2KMnO4 + 16HCl 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
MnO2 + 4HCl MnCl2 + Cl2 + 2H2O
TRONG CÔNG NGHIỆP dùng phương pháp điện phân
2NaCl + 2H2OH2 + 2NaOH + Cl2
2NaCl 2Na+ Cl2
10. ĐIỀU CHẾ HCl
 	PHƯƠNG PHÁP SUNFAT cho NaCl tinh thể vào dung dịch H2SO4 đậm đặc
2NaCltt + H2SO4 Na2SO4 + 2HCl
NaCltt + H2SO4 NaHSO4 + HCl
PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP đốt hỗn hợp khí hidro và khí clo
H2 + Cl2 2HCl hidro clorua
11. ĐIỀU CHẾ HF bằng phương pháp sunfat
	CaF2(tt) + H2SO4(đđ) CaSO4 + 2HF ­
B.BÀI TẬP LUYỆN TẬP
1.2 . CÁC HALOGEN . CLO 
Nêu điểm giống và khác nhau giữa các Halogen về cấu tạo và hóa tính.
Từ cấu tạo của nguyên tử clo, hãy nêu tính chất hóa học đặc trưng và viết các phản ứng minh họa.
Vì sao clo ẩm có tính tẩy trắng còn clo khô thì không?
Viết 3 phương trình phản ứng chứng tỏ clo có tính oxi hóa, 2 phương trình phản ứng chứng tỏ clo có tính khử.
Clo có thể tác dụng với chất nào sau đây? Viết phương trình phản ứng xảy ra: Al (to) ; Fe (to) ; H2O ; KOH ; KBr; Au (tO) ; NaI ; dung dịch SO2
Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:
a)MnO2 ® Cl2 ® HCl ® Cl2 ® CaCl2 ® Ca(OH)2 ®Clorua vôi
b) KMnO4 ® Cl2 ® KCl ® Cl2 ® axit hipoclorơ
 	 ® NaClO ® NaCl ® Cl2 ® FeCl3
 ® HClO ® HCl ® NaCl
c) Cl2 ® Br2 ® I2 
 ® HCl ® FeCl2 ® Fe(OH)2 
Cân bằng các phản ứng oxi hóa – khử sau:
	a) KMnO4 + HCl ® KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O
	b) KClO3 + HCl ® KCl + Cl2 + H2O	
	c) KOH + Cl2 ® KCl + KClO3 + H2O
	d) Cl2 + SO2 + H2O ® HCl + H2SO4 
	e) Fe3O4 + HCl ® FeCl2 + FeCl3 + H2O
	f) CrO3 + HCl ® CrCl3 + Cl2 + H2O
	g) Cl2 + Ca(OH)2 ® CaCl2 + Ca(OCl)2 + H2O
 a) Từ MnO2, HCl đặc, Fe hãy viết các phương trình phản ứng điều chế Cl2, FeCl2 và FeCl3. 	
b) Từ muối ăn, nước và các thiết bị cần thiết, hãy viết các phương trình phản ứng điều chế Cl2 , HCl và nước Javel .
Đốt nhôm trong bình đựng khí clo thì thu được 26,7 (g) muối. Tìm khối lượng clo và nhôm đã tham gia phản ứng?
ĐS: 21,3 (g) ; 5,4 (g)
Tính thể tích clo thu được (đkc) khi cho 15,8 (g) kali pemanganat (KMnO4) tác dụng axit clohiđric đậm đặc.
ĐS: 5,6 (l)
Điều chế một dung dịch axit clohiđric bằng cách hòa tan 2 (mol) hiđro clorua vào nước. Đun axit thu được với mangan đioxit có dư. Hỏi khí clo thu được sau phản ứng có đủ tác dụng với 28 (g) sắt hay không?
ĐS: Không
Gây nổ hỗn hợp ba khí A, B, C trong bình kín. Khí A điều chế bằng cách cho axit HCl dư tác dụng 21,45 (g) Zn. Khí B thu được khi phân hủy 25,5 (g) natri nitrat (2NaNO3 NaNO2 + O2). Khí C thu được do axit HCl dư tác dụng 2,61 (g) mangan đioxit. Tính nồng độ phần trăm của chất trong dung dịch thu được sau khi gây nổ.
ĐS: 28,85%
Cho 3,9 (g) kali tác dụng hoàn toàn với clo. Sản phẩm thu được hòa tan vào nước thành 250 (g) dung dịch.
	a) Tính thể tích clo đã phản ứng (đkc).
	b) Tính no

File đính kèm:

  • docgiaoan.doc
Giáo án liên quan