Giáo án dạy Sinh học 6 - Tiết 21: Đặc điểm bên ngoài của lá

- Chỉ ra các bộ phận của lá gồm cuống lá, phiến lá và gân lá.

- HS đặt tất cả các lá lên bàn, quan sát thảo luận theo 3 câu hỏi SGK, ghi chép ý kiến thống nhất của nhóm.

Yêu cầu: Phiến lá có nhiều hình dạng, bản dẹt. thu nhận ánh sáng.

- Đại diện của nhóm trình bày kết quảnhóm khác bổ sung.

- HS đọc mục  SGK, quan sát mặt dưới của lá phân biệt đủ 3 loại gân lá.

- Đại diện của 1-3 nhóm mang các lá có đủ 3 loại gân lá lên trình bày trước lớp nhóm khác nhận xét.

 

 

doc2 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 488 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy Sinh học 6 - Tiết 21: Đặc điểm bên ngoài của lá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 21	ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI CỦA LÁ
I. Mục tiêu dạy học
· Nêu được những đặc điểm bên ngoài của lá và cách xếp lá trên cây phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng, cần thiết cho việc chế tạo chất hữu cơ.
· Phân biệt được 3 kiểu gân lá, phân biệt được lá đơn, lá kép.
· Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh nhận biết.
· Kỹ năng hoạt động nhóm.
II. Đồ dùng dạy học
· GV: Chuẩn bị các mẫu vật: cành lá mồng tơi, cành hoa hồng, cành lá trúc đào, lá dâm bụt, lá ổi. Chuẩn bị tranh 19.2 phóng to.
· HS: Đem các mẫu vật: lá trúc đào, lá mồng tơi, lá hoa hồng, cành lá ổi, dâm bụt, lá lốt...v..v...
III.Phương pháp :
Quan sát mẫu vật - tìm tòi bộ phận.
Quan sát tranh - tìm tòi bộ phận.
IV. Hoạt động dạy học
Hoạt động 1(20P)
ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI CỦA LÁ
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Ghi bảng
- Gọi 1 HS chỉ trên lá thật các bộ phận của lá đã được học ở lớp 3 và nêu chức năng chính của lá.
a. Phiến lá (HS hoạt động nhóm)
- GV cho HS quan sát phiến lá, thảo luận 3 vấn đề SGK 61-62.
 - GV quan sát các nhóm ® giúp đỡ nhóm có học lực yếu.
- GV cho HS trả lời, bổ sung cho nhau.
- GV đưa đáp án đúng (như sách giáo viên)® nhóm nào còn sai sót thì tự sửa.
b. Gân lá
- GV cho HS quan sát + nghiên cứu SGK.
-GV kiểm tra từng nhóm theo mục (Ñ) của phần b.
-(Câu hỏi thêm nếu HS đem lá đi nhiều): Ngoài những lá mang đi còn những lá nào có kiểu gân như thế?
c. Phân biệt lá đơn, lá kép
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu, nghiên cứu SGK® phân biệt được lá đơn và lá kép.
- GV đưa câu hỏi: Vì sao lá mồng tơi thuộc lá đơn, lá hoa hồng thuộc loại lá kép?®HS trao đổi nhóm.
- GV cho các nhóm: Chọn những lá đơn và lá kép trong những lá đã chuẩn bị:
- GV gọi 1HS lên chọn ra lá đơn, lá kép trong số những lá của GV trên bàn®cho cả lớp quan sát.
- Chỉ ra các bộ phận của lá gồm cuống lá, phiến lá và gân lá.
- HS đặt tất cả các lá lên bàn, quan sát thảo luận theo 3 câu hỏi SGK, ghi chép ý kiến thống nhất của nhóm.
Yêu cầu: Phiến lá có nhiều hình dạng, bản dẹt...® thu nhận ánh sáng.
- Đại diện của nhóm trình bày kết quả®nhóm khác bổ sung.
- HS đọc mục • SGK, quan sát mặt dưới của lá® phân biệt đủ 3 loại gân lá.
- Đại diện của 1-3 nhóm mang các lá có đủ 3 loại gân lá lên trình bày trước lớp® nhóm khác nhận xét.
- HS quan sát cành mồng tơi, cành hoa hồng kết hợp với đọc mục • để hoàn thành yêu cầu của GV.
Chú ý vị trí của chồi nách
- Đại diện của 1-2 nhóm mang cành mồng tơi và cành hoa hồng trả lời trước lớp®nhóm khác nhận xét.
- Các nhóm chọn lá đơn lá kép® trao đổi nhau giữa các nhóm ở gần.
1/ Đặc điểm bên ngoài của lá:
a) Phiến lá:
- Phiến lá có màu lục, dạng bản dẹt.
- Hình dạng, kích thước khác nhau.
- Diện tích bề mặt của phiến lá lơn hơn so với phần cuống.
 => giúp phiến lá có thể thu nhận được nhiều ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây.
b) Gân lá: Có 3 kiểu gân lá: 
- Hình mạng.
- Song song.
- Hình cung.
c) Lá đơn, lá kép: SGK.
Hoạt động 2 (15P)
CÁC KIỂU XẾP LÁ TRÊN THÂN VÀ CÀNH
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Ghi bảng
* Quan sát cách mọc lá (hoạt động nhóm)
- GV cho HS quan sát 3 cành mang đến lớp: lá trúc đào, lá ổi và lá dâm bụt theo từng bàn® hoàn thành bảng ở trang 63 SGK.
- GV yêu cầu 1 HS bất kì trả lời bảng. Hỏi 1 HS khác đã đúng chưa. GV bổ sung và yêu cầu các HS phải kẻ bảng vào vở và hoàn thành, lần sa kiểm tra.
* Tìm hiểu ý nghĩa sinh học của cách xếp lá.
- GV hướng dẫn cho HS lần lượt cầm từng cành lên ở vị trí thấp rồi dùng tay kia vuốt các lá ở mấu trên xuống để có thể so sánh vị trí với các lá ở mấu dưới. Yêu cầu HS hoạt động nhóm để đưa ra nhận xét theo câu hỏi cuối trang 63.
- HS hoạt động nhóm.
- HS quan sát 3 cành theo hướng dẫn.
- HS thảo luận đưa ra được ý kiến: kiểu xếp lá sẽ giúp lá nhận được nhiều ánh sáng.
2/ Các kiểu xếp lá trên thân và cành:
- Có 3 kiểu xếp lá trên cây: mọc cánh, mọc đối, mọc vòng.
- Lá ở 2 mấu liền nhau mọc so le nhau -> giúp tất cả các lá trên cành có thể nhận được nhiều ánh sáng trênc ành chiếu vào cây.
V. Kiểm tra đánh giá (5P)
· GV sử dụng câu hỏi cuối bài số 3 để kiểm tra ® HS trả lời đúng®GV cho điểm.
VI. Dặn dò (5P)
· Học bài trả lời câu hỏi SGK.
· Đọc mục "Em có biết".
* Yêu cầu mỗi học sinh về nhà lấy 2 cành lá bất kì giống nhau ép khô, dùng băng dính đính cành lá vào tờ bìa lịch, bao ni lông lại. Ghi chú vào góc dưới bên phải tờ bìa: Tên lá, kiểu gân, lá đơn hay lá kép, kiểu xếp lá trên thân và cành, học sinh thu mẫu, lớp. Ngày 19/11/2010 nộp chấm điểm.

File đính kèm:

  • docBai 19 Dac diem ben ngoai cua la.doc
Giáo án liên quan