Giáo án dạy Sinh học 6 năm 2011
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi : ? Các em hãy kể tên một số cây, con, đồ vật xung quanh ta?
- HS tìm đồ vật, sinh vật, trả lời : Cái bàn, cái bảng, con chó, cây bằng lăng, cây đậu.
- GV nhận xét và yêu cầu HS trao đổi theo nhóm trả lời câu hỏi:
? Con chó, cây đậu cần điều kiện gì để sống?
?Cái bàn có cần những điều kiện như con chó, cây đậu để tồn tại không?
? Sau một thời gian đối tượng nào tăng kích thước và đối tượng nào không tăng kích thước?
- HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm trả lời :
+ Con chó và cây đậu cần được lấy thức ăn, nớc uống, được chăm sóc, lớn lên còn cái bàn không thay đổi.
+ Cái bàn không cần những điều kiện như con chó, cái bàn.
+ Sau một thời gian đối tượng tăng kích thước : con chó, cây đậu.
- Đại diện nhóm khác bổ sung
- GV chữa bài và hỏi :
? Cho ví dụ về vật sống và vật không sống?
? Qua đó em rút ra kết luận gì?
- HS trả lời:
+ Vật sống: Cây cao su, cây ổi, con lợn, con bò
+ Vật không sống: viên gạch, ngôi nhà
+ Vật sống có lớn lên, vật không sống không có lớn lên.
- GV nhận xét, chốt.
- GV cho HS quan sát bảng SGK trang 6, GV giải thích tiêu đề cột 6, 7: Lấy các chất cần thiết, loại bỏ các chất thải.
- GV treo bảng phụ có bảng SGK trang 6 yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành bảng 6.
- GV nhận xét và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
? Qua bảng, hãy cho biết đặc điểm của cơ thể sống?
- HS trả lời
- GV nhận xét.
ư vậy nước và muối khoáng, các chất hữu cơ được vận chuyển như thế nào trong thân? Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu. *Các hoạt động dạy - học: *Hoạt động 1: Tìm hiểu sự vận chuyển nước và muối khoáng. Phương Pháp Nội dung - GV kiểm tra thí nghiệm của HS. - HS để thí nghiệm lên bàn cho GV kiểm tra. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: ? Em hãy nêu cấu tạo và chức năng của mạch gỗ? - HS trả lời Mạch gỗ: Vận chuyển nước và muối khoáng. - GV nhận xét câu trả lời của HS. - GV yêu cầu HS trình bày thí nghiệm. - HS trình bày thí nghiệm: ĐH: a. Dụng cụ: - Hai bình thuỷ tinh: + Một bình chứa nước pha màu (màu đỏ hoặc mực tím) + Một bình chứa nước không pha màu. - Dao con: Một cái. - Hai cành hoa trắng( hoa huệ, hoa cúc, hoa hồng ). b. Cách tiến hành thí nghiệm: Cắm hai cành hoa vào hai bình nước pha màu và không pha màu, để ra chỗ thoáng mát. . - Các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét. - GV yêu cầu HS nêu kết quả thí nghiệm. - HS trả lời: ĐH: + Cành hoa hồng trắng cắm vào nước pha màu đỏ thì cánh hoa chuyển sang màu đỏ. + Cành hoa hồng trắng cắm vào nước không pha màu thì cánh hoa vẫn màu trắng. - GV yêu cầu HS nêu mục đích của việc làm thí nghiệm HS trả lời: ĐH: Nhằm chứng minh sự vận chuyển các chất trong thân, mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan từ rễ qua thân lên lá. - GV hướng dẫn HS cắt lát qua cành, quan sát những bó mạch gỗ nhuộm màu bằng kính lúp. - GV hỏi: Qua thí nghiệm hãy nhận xét nước và muối khoáng được vận chuyển qua bộ phận nào của thân? - HS trả lời: ĐH: Vận chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ. - GV nhận xét. 1. Vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan: Thí nghiệm: a. Dụng cụ: - Hai bình thuỷ tinh: + Một bình chứa nước pha màu (màu đỏ hoặc mực tím) + Một bình chứa nước không pha màu. - Dao con: Một cái. - Hai cành hoa trắng( hoa huệ, hoa cúc, hoa hồng ). b. Cách tiến hành thí nghiệm: Cắm hai cành hoa vào hai bình nước pha màu và không pha màu, để ra chỗ thoáng mát. c. Kết quả thí nghiệm: - Cành hoa hồng trắng cắm vào nước pha màu đỏ thì cánh hoa chuyển sang màu đỏ. - Cành hoa hồng trắng cắm vào nước không pha màu thì cánh hoa vẫn màu trắng. d. Kết luận : Nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ. *Hoạt động 2: Tìm hiểu sự vận chuyển các chất trong thân: Phương Pháp Nội dung - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: ? Em hãy nhắc lại cấu tạo và chức năng của mạch rây? - HS nhớ lại kiến thức để trả lời: ĐH: Mạch rây: Gồm những tế bào có vách mỏng, có choc năng vận chuyển chất hữu cơ. - GV giới thiệu thí nghiệm của Tuấn làm như trong SGK. - GV yêu cầu HS quan sát hình 17.2 và thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi: ? Giải thích vì sao mép vỏ ở phía trên chỗ cắt phình to ra? ? Vì sao mép vỏ phía dưới không phình to ra? ? Mạch rây có chức năng gì? ? Nhân dân ta thường làm thế nào để nhân giống nhanh một số cây ăn quả? - HS thảo luận và trả lời. ĐH : + Mép vỏ ở phía trên chỗ cắt phình to ra vì : Khi bóc vỏ là bóc luôn cả mạch rây. Vì vậy chất hữu cơ vận chuyển qua mạch rây bị ứ lại ở mép trên, lâu ngày làm cho mép trên phình to. + Mạch rây có chức năng: Vận chuyển chất hữu cơ. + Nhân dân ta thường chiết cành để nhân giống nhanh một số cây ăn quả. - GV nhận xét và hỏi: ? Em có nên bóc vỏ cây không? Vì sao? - HS trả lời: ĐH: Không, vì sẽ làm đứt đường vận chuyển chất hữu cơ (mạch rây) làm cho cây năng suất không tốt và có thể cây bị chết. - GV nhận, xét bổ sung: Các chất hữu cơ được mạch rây vân chuyển, do vậy chúng ta không nên bóc vỏ cây. 2. Vận chuyển chất hữu cơ: a. Thí nghiệm : (SGK) b. Kết quả : (SGK) c. Kết luận: Các chất hữu cơ được vận chuyển nhờ mạch rây. Kết luận chung : HS đọc phần đóng khung sách giáo khoa trang 55. 4. Kiểm tra đánh giá: HS giải ô chữ sau: Ô chữ hàng dọc: Là một từ gồm 8 chữ cái, từ này nói lên sự am hiểu của con người về nhiều lĩnh vực. - Hàng ngang 1: Có 4 chữ cái: Đây là một cơ quan sinh dưỡng của cây xanh có hoa nó mang cành, lá? - Hàng ngang 2: Có 7 chữ cái: Là một trong những bộ phận của thân non? - Hàng ngang 3: Có 9 chữ cái: Mỗi ngày mỗi lớn lên gọi là gì? - Hàng ngang 4: Có 5 chữ cái: Là một chất được mạh rây vận chuyển lên để nuôi cây? - Hàng ngang 5: Có 5 chữ cái: Để có một môi trường sạch đẹp chúng ta cần phải cây xanh? - Hàng ngang 6: Có 10 chữ cái: Là một chất được mạch gỗ vận chuyển nuôi cây? - Hàng ngang 7: Có 3 chữ cái: Muốn biết tuổi cây ta phải làm gì với vòng gỗ? - Hàng ngang 8: Có 6 chữ cái: Vỏ gồm có biểu bì và t h â n 1 t r ụ g i ữ a 2 p h á t t r i ể n 3 h ữ u c ơ 4 b ả o v ê 5 6 m u ố i k h o á n g 7 đ ế m 8 t h ị t v ỏ 5. Dặn dò: - Học bài. - Tiết sau mỗi nhóm mang: Khoai tây, gừng, nghệ, dong ta, su hào, xương rồng. *Ruựtkinhnghieọm: **************************** Tuần : 9 Soạn ngày: 9-10-2011 Tiết : 17 Giảng ngày: 12(6a);13(6b)-10-2011 Bài 18 : Thực hành: Quan sát biến dạng của thân I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: Qua bài học HS phải : - Nhận biết được những đặc điểm chủ yếu về hình thái phù hợp với chức năng của một số loại thân biến dạng qua quan sát mẫu vật thật, tranh ảnh. - Nhận dạng được một số loại thân biến dạng trong thiên nhiên. 2. Kỹ năng : Rèn luyện cho HS kỹ năng quan sát, phân tích, nhận biết. * Các KNS cơ bản được giáo dục trong bài ; - Kĩ năng hợp tác để sưu tầm mẫu vật và phân tích mẫu vật. - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi quan sát, đối chiếu, so sánh các biến dạng của thân. - Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm tổ, lớp. 3. Giáo dục : Giáo dục cho HS biết bảo vệ cây xanh. II. Chuẩn bị: - GV chuẩn bị cho cả lớp: + Tranh phóng to một số loại thân biến dạng + Bảng phụ kẻ phiếu học tập. - HS chuẩn bị : Mỗi nhóm mang : Củ khoai tây, gừng, nghệ, dong ta, su hào, một cành xương rồng. III. Hoạt động dạy - học : 1. ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Em hãy nêu thí nghiệm chứng minh mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng? Đáp án - Biểu điểm Thí nghiệm chứng minh mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng: (10 điểm) a. Dụng cụ thí nhgiệm: - Hai bình thuỷ tinh: + Một bình chứa nước pha màu( màu đỏ hoặc màu tím) + Một bình chứa nước không pha màu. - Dao con: Một cái. - Hai cành hoa trắng( hoa huệ, hoa cúc, hoa hồng ). b. Tiến hành thí nghiệm: Cắm hai cành hoa vào hai bình nước pha màu và không pha màu, để ra chỗ thoáng mát. c. Kết quả thí nghiệm: - Cành hoa cắm vào nước pha màu tím ( hoặc đỏ ) thì cánh hoa chuyển sang màu tím ( hoặc đỏ ). Cắt ngang cành hoa, dùng kính lúp quan sát phần bị nhuộm màu ta thấy mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan. - Cành hoa hồng trắng cắm vào nước không màu thì cánh hoa vẫn màu trắng. d. Kết luận: Nước và muối khoáng hoà tan được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ. 3. Bài mới: *Giới thiệu bài mới: - GV yêu cầu HS quan sát củ khoai tây, su hào và hỏi: Đây là cái gì? - HS trả lời: Củ khoai tây, củ su hào. GV: Như vậy, bộ phận này của khoai tây, su hào lâu nay chúng ta gọi là củ có đúng hay chưa? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu. * Các hoạt động dạy - học: *Hoạt động 1: Quan sát một số thân biến dạng. Phương Pháp Nội dung - Gv:Hướng dẫn HS mang các loại mẫu đã chuẩn bị đặt lên bàn . Yêu cầu kiểm tra các loại củ trên xem chúng có những đặc điểm gì chứng tỏ là thân ( chúng có chồi ngọn, chồi nách, lá không ?). Quan sát các củ dong ta, su hào, gừng, khoai tây,... ? Tìm đặc điểm giống nhau của củ dong ta , củ gừng,su hào,khoai tây ? Giống nhau: - Là thân( chồi ngọn,...) - Phình to chứa chất dự trữ . ?Hãy phân loại các mẫu vật dựa vào vị trí của nó so với mặt đất,hình dạng củ Hs phân loại các củ đem đi ? Tìm điểm khác nhau của củ su hào , củ khoai tây ,gừng,dong ta? Khác nhau : - Củ dong ta, củ gừng: giống rễ,ở dưới mặt đất → thân rễ - Củ su hào:hình dạng to tròn, thân củ trên mặt đất . - Củ khoai tây: hình dạng to tròn ,thân củ dưới mặt đất . Gv yêu cầu hs trả lời các câu hỏi : ?Thân củ có đặc đIểm gì ?Chức năng của thân củ đối với cây ? HS:To tròn, nằm trên hoặc dưới mặt đất .Phình to chứa chất dự trữ ,dùng khi ra hoa,tạo quả ?Kể tên một số cây thuộc loại thân củ và công dụng của chúng ? HS:Khoai môn ?Thân rễ có đặc điểm gì ?Chức năng của thân rễ đối với cây ? ?Kể tên một số loại thân rễ,nêu công dụng và tác hại của chúng HS:Cỏ tranh, riềng,nghệ GV nhận xét - GV hướng dẫn HS quan sát cành xương rồng và lấy que đâm vào thân ,nhận xét ? ? Thân cây xương rồng chứa nhiều nước có tác dụng gì? ? Sống trong điều kiện nào lá xương rồng biến thành gai? ? Kể tên một số thân cây mọng nước ? Gv nhận xét ,chốt 1. Quan sát và ghi lại những thông tin về một số loại thân biến dạng: *Hoạt động 2:Đặc điểm ,chức năng của một số loại thân biến dạng Phương Pháp Nội dung -Hướng dẫn HS liệt kê những đặc điểm của các loại thân biến dạng đã tìm được vào bảng học tập trang 59 SGK. -HS dựa vào kiến thức đã biết , chọn từ phù hợp để điền vào bảng . 2. Đặc điểm , chức năng của một số loại thân biến dạng (Bảng học tập trang 59) Đáp án: Bảng đặc điểm, chức năng của các loại thân biến dạng Tên mẫu vật Đặc điểm của thân biến dạng Chức năng đối với cây Tên thân biến dạng Su hào Thân củ, nằm trên mặt đất. Dự trữ chất dinh dưỡng. Thân củ Củ khoai tây Thân củ, nằm dưới mặt đất. Dự trữ chất dinh dưỡng. Thân củ Củ gừng Thân rễ, nằm trong đất. Dự trữ chất dinh dưỡng Thân rễ Củ dong ta Thân rễ, nằm trong đất. Dự trữ chất dinh dưỡng Thân rễ Xương rồng Thân mọng nước, mọc trên mặt đất. - Dự trữ nước. - Quang hợp. Thân mọng nước. 4. Nhận xét, đánh giá tiết thực hành: GV nhận xét về: - Sự chuẩn bị mẫu vật của các nhóm. - Tinh thần, thái độ làm vệc của các nhóm: + GV khen những nhóm hoạt động nghiêm túc, tích cực, sôi nổi + GV phê bình những nhóm làm việc chưa nghiêm túc, tự giác và tích cực. - Giáo viên cho điểm các nhóm hoạt động tốt. 5. Dặn dò - Về nhà cghuaanr bị mẫu vật các loại thân để tiết sau thực hành - Tiết sau thực hành *Ruựtkinhnghieọm: Tuần : 9 Soạn ngày: 10-10-2
File đính kèm:
- GA SINH 6.doc