Giáo án dạy học Lớp Mầm - Đề tài: Chú bé giọt nước

I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1- Kiến thức:

-Trẻ nhớ tên câu chuyện, hiểu nội dung chuyện, biết ý nghĩa của câu chuyện, biết nói tên các hình ảnh nhân vật trong truyện.

+ Nội dung câu chuyện: Sự sinh ra và phưu lưu của chú bé giọt nước.

- Thông qua giờ học lồng ghép môn học khác như: Âm nhạc, môi trường xung quanh, thể chất,

2- Kỹ năng:

- Rèn trẻ nói rõ ràng, mạch lạc.

- Rèn cho trẻ bước đầu có kỹ năng diễn đạt lời thoại của các nhân vật trong truyện.

- Óc sáng tạo, trí tưởng tượng, phát triển ở trẻ khả năng tư duy. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

- 90- 92 % trẻ đạt được mục đích yêu cầu

3- Thái độ:

- Trẻ có ý thức tốt trong giờ học, lắng nghe cô kể truyện, mạnh dạn tự tin trong các hoạt động.

- Trẻ biết yêu thế giới tự nhiên sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn nước

 

doc4 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 15/02/2022 | Lượt xem: 1409 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy học Lớp Mầm - Đề tài: Chú bé giọt nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án 
Môn: Làm quen văn học
Đề tài: Chú bé giọt nước
Loại tiết: Cung cấp kiến thức mới
Chủ đề: Hiện tượng tự nhiên
Đối tượng: Mẫu giáo 3-4 tuổi
Thời gian: 20 phút
Ngày dạy: 14/04/2011
Người thiết kế và thực hiện: LÊ thị khuyên
Đơn vị: Trường mầm non thị trấn vôi
I- Mục đích yêu cầu:
1- Kiến thức: 
-Trẻ nhớ tên câu chuyện, hiểu nội dung chuyện, biết ý nghĩa của câu chuyện, biết nói tên các hình ảnh nhân vật trong truyện.
+ Nội dung câu chuyện: Sự sinh ra và phưu lưu của chú bé giọt nước.
- Thông qua giờ học lồng ghép môn học khác như: Âm nhạc, môi trường xung quanh, thể chất,
2- Kỹ năng: 
- Rèn trẻ nói rõ ràng, mạch lạc.
- Rèn cho trẻ bước đầu có kỹ năng diễn đạt lời thoại của các nhân vật trong truyện.
- óc sáng tạo, trí tưởng tượng, phát triển ở trẻ khả năng tư duy. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- 90- 92 % trẻ đạt được mục đích yêu cầu
3- Thái độ:
- Trẻ có ý thức tốt trong giờ học, lắng nghe cô kể truyện, mạnh dạn tự tin trong các hoạt động.
- Trẻ biết yêu thế giới tự nhiên sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn nước
II- Chuẩn bị:
+ Cô:
- Giáo án đầy đủ, tranh truyện, máy chiếu, đàn, nhạc một số bài hát trong chủ đề
- Cách kể tác phẩm, thể hiện giọng điệu của các nhân vật.
+ Trẻ: Tâm thế thoải mái cho trẻ trước khi vào học. Trẻ thuộc bài hát “cho tôi đi làm mưa với
III- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Gây hứng thú và giới thiệu bài(2 phút)
 - Cô gọi trẻ xúm xít quanh cô, các bạn ơi chúng mình có thích làm mưa không? vậy cô và chúng mình cùng làm mưa với bài hát “cho tôi đi làm mưa với” nhé.
 - Chúng mình thấy đi làm mưa có thích không? Vậy thì trở thành mưa có khó không nhỉ? vậy để biết làm mưa có khó không cô xin mời các bé hãy nổ một tràng pháo tay để đón chào vị khách đặc biệt của chúng ta
 - Xin chào các bạn, các bạn biết tôi là ai không? Xin tự giới thiệu tôi chính là giọt nước đấy, các bạn có muốn biết tôi sinh ra từ đâu và cuộc phưu lưu của tôi như thế nào xin mời các bạn hãy đến với cuộc phưu lưu của tôi qua câu truyện ”Chú bé giọt nước” nhé.
Hoạt động 2: Kể truyện diễn cảm cho trẻ nghe(4 phút).
+ Cô kể chuyện lần 1: Diễn cảm, thể hiện cử chỉ, điệu bộ, giọng điệu phù hợp.
- Các con vừa nghe cô kể câu chuyện gì?
- Câu chuyện “Chú bé giọt nước” còn được tác giả xây dựng thành bộ phim rất hay chúng mình hãy cùng hướng lên màn hình để xem phim nhé!
+ Cô kể chuyện lần 2:
Hoạt động 3: Đàm thoại trích dẫn về nội dung của câu chuyện.(12phút).
 - Các bạn thấy bộ phim chú bé giọt nước có hay không? Các bé muốn tìm hiểu rõ hơn về bộ phim này không? Vậy thì cô và các bạn sẽ cùng nhau tham gia vào trò chơi nói nhanh nói đúng nhé
*cách chơi:cô sẽ là người đặt câu hỏi và nhiệm vụ của các bạn là phải trả lời các câu hỏi của cô 
- Các con vừa được xem bộ phim kể về câu chuyện gì?
- Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
- Câu chuyện nói về ai?(nói về chú bé giọt nước)
- Chú bé giọt nước được ai sinh ra? (chú bé giọt nước được mẹ biển cả sinh ra ngày nào chú cũng dạo chơi trên vương quốc đại dương).
- Các bé biết đại dương là gì không? (đại dương là một vùng biên rộng lớn).
- Ai là người xuống rủ giọt nước đi chơi? (một buổi chú ước mình được như mây trắng được dạo chơi khắp đó đây, ông mặt trời liền cho tia nắng xuống rủ giọt nước đi chơi thoắt một cái chú đã ở trên mây trắng rồi)
- Mây trắng là mây như thế nào? (mây trắng vốn ham chơi đi đến đâu cũng kéo giọt nước theo đến đấy)
- Mây trắng và giọt nước đã gặp ai? (một hôm có gã mây đen hùng hổ chặn mây trắng lại mây trắng chưa kịp nói gì thì thấy một tia chớp sáng loáng, sấm vang ùng ục. Bầu trời tối sầm lại) chúng mình nhìn thấy sấm bao giờ chưa? Sấm xuất hiện khi nào? Tiếng sấm ra sao?
- Khi gặp mây đen chú bé giọt thấy như thế nào? Chú bé giọt nước sợ quá ngã vật ra)
- Khi tỉnh dậy chú thấy mình đang ở đâu? (khi tỉnh dậy chú thấy mình nằm trên 1 ngọn cỏ cạnh đó là một tảng đá, đó là đá thần)
- Chúng mình có biết đá thần đã nói gì với chú bé không? (này chú bé ta sẽ cho chú ba điều ước).
- Cho trẻ nói giọng đá thần.
- Điều ước thứ nhất của chú bé là gì? (ước gì ta có thể về nhà nhỉ, vừa nói rứt lời chú thấy mình nằm trong một dòng suối nhỏ).
- Điều ước thứ hai ra sao? (ước gì ta có thể bay lên trời nhỉ, vừa nói xong chú thấy mình nằm trên ngọn cỏ lúc trước)
-Viên đá thần đã nhắc nhở chú điều gì? (chỉ còn một điều ước nữa thôi đấy).
- Và cuối cùng điều gì đã sảy ra? (khi ngủ dậy chú thấy mình đang ở một cửa sông lớn, trước mặt là vương quốc bao la rộng lớn, mẹ biển cả đang đợi chú ở đấy, chú chạy như muốn ôm trầm lấy mẹ và gọi to: mẹ ,mẹ ơi!)
=> Giáo dục: Các con ạ câu chuyện cho chúng ta biết sự sinh ra và phưu lưu của giọt nước. Chú bé giọt nước trong câu chuyện được biển cả sinh ra chú đã đi chơi rất nhiều nơi nhưng cuối cùng chú vẫn về với mẹ vì mẹ luôn bao la rộng lớn và đón đợi chú, nước là nguồn vô cùng quý giá đối với chúng ta vậy các bé định bảo vệ nguồn nước như thế nào?
 Hoạt động 4: Cho trẻ tập kể truyện.(2 phút)
- Cô cho trẻ xem tranh trên màn hình và cùng tập kể chuyện .(1 lần)
=>kết thúc: Trẻ làm những hạt mưa tưới mát cho cây cối vừa nghe nhạc và ra ngoài
- Trẻ xúm xít quanh cô 
- Trẻ hát vui vẻ cùng cô.
- Trẻ quan sát và trả lời
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ chú ý lắng nghe và xem phim
- Trẻ suy nghĩ và trả lời câu hỏi của cô
- Trẻ trả lời 
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời 
- Trẻ trả lời và làm động tác rộng lớn.
- Trẻ trả lời .
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời và làm tiếng sấm
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời cô
- Trẻ trả lời và nói theo lời của đá thần
- Trẻ trả lời cô
- Trẻ tập kể theo lời nhân vật
- Trẻ tập kể chuyện cùng cô
- Trẻ trả lời
-Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ kể chuyện cùng cô
-trẻ trả lời
- Trẻ kể chuyện cùng cô.
- Vừa hát vừa ra ngoài.

File đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_lop_mam_de_tai_chu_be_giot_nuoc.doc
Giáo án liên quan