Giáo án dạy học Lớp Chồi - Đề tài: “Giọt nước tí xíu”

I. Mục đích yêu cầu:

• Trẻ biết được nước có từ thiên nhiên (ao, hồ, sông, suối, thác, biển mưa). Biết được vòng tuần hoàn của nước.

• Trẻ hiểu được những tính chất đặc trưng của nước: là chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định

• Nước có thể hòa tan một số chất: đường, muối, không hòa tan một số chất: cát, đá

 

doc2 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 438 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy học Lớp Chồi - Đề tài: “Giọt nước tí xíu”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOẠT ĐỘNG HỌC:
 “GIỌT NƯỚC TÍ XÍU”
I. Mục đích yêu cầu:
Trẻ biết được nước có từ thiên nhiên (ao, hồ, sông, suối, thác, biển mưa). Biết được vòng tuần hoàn của nước.
Trẻ hiểu được những tính chất đặc trưng của nước: là chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định
Nước có thể hòa tan một số chất: đường, muối, không hòa tan một số chất: cát, đá
II. Chuẩn bị:
Máy tính và giáo án điện tử 
Vật dụng cho thí nghiệm giúp trẻ hiểu những tính chất của nước ( ly, nước, sữa, đường, muối, cát)
Đồ dụng và vật dụng cho trẻ chơi trò chơi
III. Tiến hành :
Hoạt động 1: “Giọt nước tí xíu”
Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện về “Giọt nước tí xíu”.
Đàm thoại:
+ Câu chuyện nói về điều gì?
+ Theo con thì giọt nước từ đâu mà có?
+ Ông Mặt trời đã giải thích thế nào?
Hoạt động 2: Vòng tuần hoàn của nước
Cô cho trẻ xem “Vòng tuần hoàn của nước” và giải thích.
Giáo dục: Nước rất cần cho cuộc sống của chúng ta, nếu không có nước thì con người và mọi vật đều sẽ chết. Vì thế con phải biết giữ gìn và bảo vệ nguồn nước, giữ cho nước sạch, khi sử dụng phải thật tiết kiệm, tránh lãng phì nước
Hoạt động 3: Khám phá
Cô cho trẻ tìm hiểu những tính chất của nước: 
+ Cô đưa ra hai ly thủy tinh: 1 ly đựng nước và 1 ly đựng sữa, cho trẻ quan sát nếm thử và nêu nhận xét của mình.
+ Cô đặt câu hỏi gợi mở trẻ trả lời: Làm sao con biết đâu là nước, đâu là sữa? Nước có mùi, vị gì không?
Cô nhận xét: Nước là chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi và không vị.
Tiếp theo cô đưa ra nhiều chai lọ có hình dạng khác nhau, rót nước vào cho trẻ quan sát và nêu nhận xét của mình!
Cô làm thí nghiệm cho trẻ xem: Nước hòa tan 1 số chất
+ Chuẩn bị 3 ly chứa nước sạch như nhau
Ly 1: Cho vào 1 thìa đường
Ly 2: Cho vào 1 thìa muối
Ly 3: Cho vào 1 thìa cát
+ Khuấy đều 3 ly và cho trẻ quan sát nước bên trong.
+ Kết quả: 
Đường và muối bị hòa tan trong nước
Cát vẫn còn nguyên và lắng xuống đáy cốc
Hoạt động 4 : Ai nhanh hơn
Cách chơi:
- Trẻ về 2 đội tham gia trò chơi.
- Trẻ ở 2 đội chơi lần lượt thi đua múc nước đổ vào bình của đội mình.
- Cuối trò chơi cô cùng trẻ quan sát xem mực nước trong bình của đội nào cao hơn sẽ giành chiến thắng.
Hoạt động 5 : “Cho tôi đi làm mưa với”
- Cô cho trẻ hát và vận động theo nhạc bài hát “Cho tôi đi làm mưa với”

File đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_lop_choi_de_tai_giot_nuoc_ti_xiu.doc