Giáo án dạy học Lớp Chồi - Chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên xung quanh bé - Đề tài: Truyện: Hồ nước và Mây

I.Mục tiêu :

1.Mục tiêu chung:

a, Kiến thức:

- Trẻ nhớ được tên truyện “Hồ nước và Mây”, tên các nhân vật chính trong truyện :chị Mây và Hồ nước.

- Trẻ nhớ nội dung câu chuyện : Vào một ngày cuối xuân, mặt hồ đang lung linh rạng rỡ dưới ánh mặt trời, bỗng trời nổi gió, chị Mây đen sà xuống mặt hồ. Lúc này Hồ nước không biết được sự cần thiết của chị Mây nên đã làm chị Mây giận để rồi trời không mưa, Hồ nước bị ánh mặt trời mùa hè nung nóng bốc hơi dần đến mức hồ nước cạn, tôm cá cũng hết nước, lúc này Hồ nước mới biết lỗi. Khi chị Mây mang nước về cho Hồ nước đầy lên và rồi mùa thu, mùa đông không có ánh mặt trời Hồ nước không bốc hơi được nên chị Mây cũng nhỏ bé dần đi và rồi chị Mây cũng phải sà xuống cầu cứu mặt hồ. Cuối cùng ông mặt trời tốt bụng cũng đã rọi những tia nắng để hồ nước bốc hơi, chị Mây lớn dần lên. Từ đó Hồ nước và Mây đã hiểu được sự cần thiết của nhau và rút ra bài học “Ở đời không ai sống được một mình”.

 

doc6 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 1353 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy học Lớp Chồi - Chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên xung quanh bé - Đề tài: Truyện: Hồ nước và Mây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNG
KHOA GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT
Chủ đề: Nước và hiện tượng 
 tự nhiên xung quanh bé
Môn: Làm quen với tác phẩm văn học
Đề tài: Truyện : Hồ nước và Mây 
Lớp: Mẫu giáo nhỡ B3
Giáo viên hướng dẫn: Chu Thị Hằng
Người soạn và dạy: Vũ Thị Đào
N¨m häc: 2012 – 2013
Chủ đề : Nước và hiện tượng 
 tự nhiên xung quanh bé
Đề tài : Truyện: Hồ nước và Mây
Loại bài: Kể chuyện cho trẻ nghe
Đối tượng : Mẫu giáo nhỡ 
Trẻ Thanh An : Tăng động giảm chú ý
Số lượng : 20 - 25 trẻ
Thời gian : 20 - 25 phút
Ngày soạn : 4/4/2012
Ngày day : 9/4/2012
Người soạn và dạy : Vũ Thị Đào 
 I.Mục tiêu :
1.Mục tiêu chung:
a, Kiến thức:
- Trẻ nhớ được tên truyện “Hồ nước và Mây”, tên các nhân vật chính trong truyện :chị Mây và Hồ nước.
- Trẻ nhớ nội dung câu chuyện : Vào một ngày cuối xuân, mặt hồ đang lung linh rạng rỡ dưới ánh mặt trời, bỗng trời nổi gió, chị Mây đen sà xuống mặt hồ. Lúc này Hồ nước không biết được sự cần thiết của chị Mây nên đã làm chị Mây giận để rồi trời không mưa, Hồ nước bị ánh mặt trời mùa hè nung nóng bốc hơi dần đến mức hồ nước cạn, tôm cá cũng hết nước, lúc này Hồ nước mới biết lỗi. Khi chị Mây mang nước về cho Hồ nước đầy lên và rồi mùa thu, mùa đông không có ánh mặt trời Hồ nước không bốc hơi được nên chị Mây cũng nhỏ bé dần đi và rồi chị Mây cũng phải sà xuống cầu cứu mặt hồ. Cuối cùng ông mặt trời tốt bụng cũng đã rọi những tia nắng để hồ nước bốc hơi, chị Mây lớn dần lên. Từ đó Hồ nước và Mây đã hiểu được sự cần thiết của nhau và rút ra bài học “Ở đời không ai sống được một mình”.
- Qua nội dung câu chuyện trẻ biết được sự chuyển hoá của nước: Khi những tia nắng chiếu xuống mặt hồ, ao thì hơi nước sẽ bốc lên tạo thành những đám mây đen dần, khi đám mây đen kịt thì là lúc trời sắp mưa, những hạt mưa rơi xuống đất rồi lại chảy ra sông, hồ, ao làm cho nước ở sông, hồ, ao đầy lên.
b, Kỹ năng :
- Trẻ chú ý lắng nghe và hiểu nội dung câu chuyện.
- Trẻ tập trung suy nghĩ và trả lời đầy đủ câu hỏi của cô.
c, Thái độ:
- Trẻ chú ý lắng nghe chuyện
- Qua nội dung câu chuyện trẻ biết mình phải sống yêu thương, giúp đỡ lẫn .nhau không ai sống được một mình.
 2, Mục tiêu riêng:
 *Thái độ :
Trẻ tập trung, chú ý trong giờ học.
Trẻ hợp tác với cô, trả lời một số câu hỏi của cô.
II. Chuẩn bị
1,Giáo viên:
- Thuộc truyện.
- Xác định giọng kể
	+ Người kể : giọng nhẹ nhàng, vừa phải.
	+ Chị Mây : nhẹ nhàng , dịu dàng.
	+ Hồ nước : cao , thanh , có lúc chậm lại.
 2, Đồ dùng dạy học:
 - Que chỉ, rối dẹt
 - Sa bàn
 - Sân khấu
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Trẻ Thanh An
HĐ 1: Ổn định, gây hứng thú và trò chuyện với trẻ.
Giới thiệu với cả lớp, hôm nay có các cô tới thăm giờ học của chúng mình, cả lớp cùng vỗ tay chào đón các cô nào. Các con phải học thật ngoan và chăm nhé !
Cô cho trẻ hát bài : “Cho tôi đi làm mưa với” sáng tác : Hoàng Hà.
+ Các con vừa hát bài gì ?
+ Trong bài hát có nhắc đến ai ?
+ Chị gió đã làm những gì nhỉ ?
 - Trẻ vỗ tay
- Trẻ hát và nhún nhảy theo nhạc
Bài : Cho tôi đi làm mưa với.
- Bài hát có nhắc tới chị gió và mưa
- Chị gió đi làm mưa , tưới nước cho cây cối.
- Trẻ vỗ tay cùng bạn
- Trẻ hát và nhún nhảy theo nhạc
Bài : Cho tôi đi làm mưa với.
- Trẻ lắng nghe bạn trả lời.
HĐ 2: Nội dung chính
* Giới thiệu về truyện : “Hồ nước và Mây”
- Mưa rơi xuống tưới tốt cho cây, làm mát đồng ruộng, mưa rơi xuống sân, mưa rơi xuống đường, nước chảy xuống ao hồ  
- Các con có muốn biết mối quan hệ giữa hồ nước và những cơn mưa như thế nào không? 
- Vậy thì các con cùng chú ý lắng nghe xem câu chuyện có tên là “Hồ nước và Mây” thì sẽ biết nhé!
- Trẻ chú ý lắng nghe
-Trẻ chú ý lắng nghe
* Cô kể chuyện cho trẻ nghe 
- Cô kể diễn cảm lần 1, kết hợp cử chỉ nét mặt.
+ Cô vừa kể chuyện gì ?
+ Trong truyện có những nhân vật nào?
Cô kể lần 2 kết hợp với tranh minh họa nội dung truyện.
* Đàm thoại trích dẫn giúp trẻ hiểu nội dung câu chuyện.
+ Cô vừa kể câu chuyện gì?
+ Trong truyện có những nhân vật nào ?
+ Mặt hồ ngày cuối xuân đẹp như thế nào?
+ Khi chi mây sà xuống mặt hồ. Hồ nước đã nói gì với chị mây? 
+ Chị Mây đã nói gì với Hồ nước ?
+ Hồ nước đã trả lời chị mây như thế nào? 
 + Sau khi nghe hồ nước trả lời chị Mây đã làm gì?
+ Vào những ngày hè hồ nước như thế nào?
(Giải thích từ khó : tít là ở trên cao)
+ Hồ nước và bầy tôm cá đã cầu cứu chị Mây như thế nào?
+ Chị Mây đã làm gì khi nghe tiếng cầu cứu đó?
+ Sau khi được chị Mây tưới nước, Hồ nước như thế nào?
+ Khi Hồ nước im lặng cả mùa thu và mùa đông thì chuyện gì đến với chị Mây?
+ Và chị Mây đã phải sà xuống nói gì với hồ nước?
+ Ai là người giúp Hồ nước bốc hơi để chị Mây lớn dần?
+ Từ đó Hồ nước và Mây đã hiểu ra điều gì?
Qua câu chuyện “Hồ nước và Mây” các con biết được điều gì?
+ Khi bầu trời nổi gió và kết hợp những đám mây đen đó là hiện tượng gì?
+ Khi những hạt mưa rơi xuống thì nước sẽ chảy đi những đâu?
+ Để có những đám mây đen làm mưa thì phải cần có ai giúp đỡ?
Vậy các con đã hiểu quan hệ giữa mưa và hồ nước như thế nào ?
* Giáo dục: Trong cuộc sống có những việc phải cần có sự giúp đỡ lẫn nhau mới có thể thành công được, để cuộc sống luôn vui vẻ hạnh phúc thì các con hãy cùng quan tâm chia sẻ lẫn nhau thì cô tin mọi việc sẽ đều tốt.
- Cô kể lại lần 3 kết hợp sử dụng Sa bàn
Trẻ lắng nghe
- Truyện “Hồ nước và Mây’(2-3 trẻ trả lời )
- Trong truyện có chị Mây, Hồ nước và bày cá tôm.(2-3 trẻ trả lời )
- Câu chuyện Hồ nước và Mây ạ.(2-3 trẻ trả lời - Trong truyện có: chị Mây, Hồ nước, bầy cá tôm.(2-3 trẻ trả lời )
- Mặt hồ ngày cuối xuân lung linh rạng rỡ dưới ánh mặt trời.
- Hồ nước cuộn sóng nói với chị Mây :”Khi có ánh nắng tôi lóng lánh đẹp hẳn lên, thế mà chị lại che nắng của tôi”
- Chị Mây tung tà áo đen kịt và nói : “Cô bé ơi ! Nếu không có tôi làm sao có cô?”
- Hồ nước lớn tiếng nói: “Tôi cần gì chị”
- Lúc đó chị Mây bỏ mặc Hồ nước và bay tận lên trời xanh.
- Hồ nước cảm thấy như bị nung nóng và ngày càng bé lại.
- Hồ nước cầu cứu : “Chị mây ơi ! không có chị tưới nước xuống tôi chết mất.” Còn bày cá tôm trong hồ than vãn :”Chúng tôi chết mất vì thiếu nước”
- Nghe tiếng cầu cứu đó Chị Mây đã bay về tưới nước xuống cho hồ nước.
- Hồ nước lớn dần lên.
- Tà áo của chị Mây chỉ còn bằng dải lụa.
- chị Mây đã nói với Hồ nước :”Không có cô bé, tôi cũng teo tóp dần không sống nổi đâu.
- Ông mặt trời tốt bụng đã giúp cho Hồ nước bốc hơi và chị Mây lớn dần lên.
- Mây và Hồ nước hiểu ra là:” Ở đời không ai có thể sống môt mình.”
- Khi bầu trời nổi gió và có nhiều mây đen thì lúc đó có nghĩa là trời sắp có mưa rồi đó.
- Và khi mưa rơi xuống nước mưa sẽ chảy về các ao hồ , sông suối, và cây côi được tươi mát.
- Khi nước mưa chảy về sông suối , ao hồ và ông mặt trời giúp cho bốc hơi và ngưng tụ thành mây đen.
- Mưa chảy xuống sông, hồ rồi ông mặt trời chiếu những tia nắng làm nước bốc hơi tạo thành những đám mây đen 
- Trẻ lắng nghe cô
Trẻ lắng nghe
- Truyện Hồ nước và Mây.
- Trẻ lắng nghe các bạn trả lời.
- Câu chuyện Hồ nước và Mây ạ.
- Trẻ lắng nghe.
-Trẻ chú ý nghe bạn trả lời.
- Trẻ chú ý nghe bạn trả lời.
- Trẻ chú ý nghe bạn trả lời.
- Trẻ chú ý nghe bạn trả lời.
- Nghe tiếng cầu cứu đó Chị Mây đã bay về tưới nước xuống cho hồ nước.
- Trẻ lắng nghe bạn trả lời.
 - Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý nghe bạn trả lời.
- Trẻ lắng nghe cô
HĐ 3: Kết thức tiết học
Giáo viên nhận xét tiết học .
TC: Trời nắng - trời mưa.
- Trẻ chú ý nghe cô
- Trẻ tham gia
-Trẻ chú ý nghe cô
- Trẻ tham gia

File đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_lop_choi_chu_de_nuoc_va_hien_tuong_tu_nhien.doc