Giáo án dạy học Lớp Chồi - Chủ đề: Giao thông

MỤC TIÊU

1. Phát triển thể chất

- Vận động cơ bản: + có khả năng thực hiện một số các vận động: bò, chạy, trèo lên xuống ghế một cách thành thạo.

 + có khả năng định hướng khi thực hiện các vận động.

- Vận động tinh: biết cách sử dụng kéo để cắt một số vật bằng giấy, biết sử dụng hồ dán, băng keo, băng keo hai mặt khi chơi tạo hình.

- Dinh dưỡng: biết kể tên một số món ăn có nguồn gốc từ tinh bột: hủ tiếu, bánh phở.

2.Phát triển nhận thức:

- Trẻ biết tên gọi, nơi hoạt động của một số phương tiện giao thông( đường bộ, đường hàng không, đường thủy).

- Nhận biết các đặc điểm nổi bật của các loại phương tiện giao thông.

- Nhận biết một số luật giao thông đơn giản dành cho người đi bộ và phương tiện giao thông đường bộ.

- Có khả năng so sánh, phân loại các phương tiện giao thông theo nơi hoạt động và theo tốc độ di chuyển, công dụng.

 

doc27 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 12/02/2022 | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy học Lớp Chồi - Chủ đề: Giao thông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n đi chơi được thì chúng ta đi bằng phương tiện gì ?
Bây giờ chúng ta cùng lên xe cùng đi chơi nào , các con nhớ ngồi cẩn thận nhé , nào nổ máy đi chơi nào 
Cho mỗi cháu làm phương tiện , vừa đi vừa xem tranh xung quanh lớp
Các con ơi ! Mình dừng lại ở đây nhé 
Các con có biết ôtô chạy ở đâu không?
Đúng rồi , ôtô chạy trên lòng đường nên gọi là ptgt đường bộ. Ngoài ôtô ra còn rất nhiều ptgt nữa , cô và các con cùng tìm hiểu nhé.
Cô và trẻ hát bài: Bác đưa thư vui tính
Hoạt động 2 : Hoạt động nhận thức
- Các con ơi lúc nảy các con di chuyển trên đường các con có thấy các ptgt nào?
Để biết các phương tiện đó thuộc nhóm phương tiện nào , cô và các con cùng tìm hiểu
Bây giờ cô mời nhóm trương lên chọn ptgt cho nhóm mình 
Cho trẻ về nhóm chọn phương tiện và thảo luận
Cô cho trẻ xem hình ảnh CNTT về xe đạp
 Cô đố ! cô đố !
“ Xe có hai bánh 
Mà chạy bon bon
Nó kêu kính coong
Để mọi người tránh”
Đó là xe gì?
Đúng rồi đó là xe đạp , vậy nhóm nào có tranh xe đạp đứng lên giơ tranh cho cô và các bạn xem
Các con biết gì về xe đạp ?
Đúng rồi , ngoài xe đạp ra con còn biết xe nào chạy trên đường bộ nữa?
- Trẻ kể tên cô cho trẻ xem hình ảnh trên máy tính
- Các loại xe con vừa kể có kích thước và tốc độ như thế nào ?
- Xe đạp thì nhỏ , dùng sức nên chạy chậm , ôtô thì tô chạy được nhờ nhiên liệu là xăng nên chạy rất nhanh, các xe điều được lưu thông trên đường bộ gọi là ptgt đường bộ
- Cô đố “ Xình xịch còi rút tu tu
 Khói tỏa mịt mù
 Lao nhanh vun vút
 Đó là phương tiện gì ?”
Giơ tranh cho trẻ xem
Xe lửa còn gọi là gì ?
Con biết gì về tàu hỏa 
Tàu hỏa rất dài và có nhiều toa , chở người và hàng hóa , nó chạy trên đương ray nên gọi là ptgt đường bộ
- Đúng rồi , ngoài xe đạp ra con còn biết xe nào chạy trên đường bộ nữa?
- Trẻ kể tên cô cho trẻ xem tranh
- Các loại xe con vừa kể có kích- Trẻ kể tên cô cho trẻ xem tranh
- Các loại xe con vừa kể có kích thước và tốc độ như thế nào ?
- Xe đạp thì nhỏ , dùng sức nên chạy chậm , ôtô thì to chạy được nhờ nhiên liệu là xăng nên chạy rất nhanh, các xe điều được lưu thông trên đường bộ gọi là ptgt đường bộ
- Cô đố “ Xình xịch còi rút tu tu
 Khói tỏa mịt mù
 Lao nhanh vun vút
 Đó là phương tiện gì ?”
- Cô cho trẻ xem hình ảnh?
Xe lửa còn gọi là gì ?
Con biết gì về tàu hỏa 
Tàu hỏa rất dài và có nhiều toa , chở người và hàng hóa , nó chạy trên đương ray nên gọi là ptgt đường bộ
các con ơi tất cả các ptgt có ích cho con người là chở người và hàng hóa đi khắp mọi nơi
Theo các con biết thì ptgt nào gây ô nhiễm môi trường
Khi tham gia giao thông thì các con phải biết cách bảo vệ sức khỏe của chính mình bằng cách đeo khẩu trang , đeo kính ... ngồi trên xe thì các con không nên đùa giởn , không xả rác xuống lòng đường.
- Cô cho trẻ đọc bài thơ: Giúp bà
- So sánh ô tô và tàu hoả
- Giống nhau đều là PTGT đường bộ
- Khác nhau: Ô tô chạy bằng xăng, còn tàu hoả chạy bằng than, tàu hoả có nhiều toa chạy đường ray, xe ô tô chạy trên đường.
- Cho trẻ kể tên một số PTGT đường bộ mà trẻ biết
Hoạt động 3 : Trò chơi 
Trò chơi 1 : tai ai tinh
Cô sẽ giả làm tiếng kêu của phương tiện giao thông , các con nghe và đón xem phương tiện gì nhé 
Cô kêu trẻ đón
Trò chơi : Thi ai nhanh
Cô mời 2 đội Mỗi đội 6 -7 bạn 
Đội 1 lấy ptgt đường bộ gắn vào bảng chữ cái m 
Đội 2 gắn vào bảng n
Thời gian 1 bài hát “ đường em đi”
Đội nào nhanh nhất là thắng cuộc
Cho trẻ chơi
* Kết thúc: Cô và trẻ hát bài: Đoàn tàu nhỏ xíu rồi đi ra ngoài.
 HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Khi trẻ ngủ dậy cô cho trẻ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, cô cột tóc cho trẻ nữ gọn gàng.
- Cô sắp xếp cho trẻ ngồi vào bàn ngay ngắn để cho trẻ ăn xế.
- Cô hát cho trẻ nghe bài hát: Đoàn tàu nhỏ xíu
- Cô hỏi trẻ bài hát nói về gì?
- Cô cùng trẻ trò chuyện về các loại PTGT đường bộ
- Cô hướng dẫn trẻ ôn lại các số đã học
- Cô gợi ý cho trẻ nhắc lại các góc chơi. Cô hỏi trẻ xem những góc chơi ấy sáng nay chơi những gì? Cô hướng dẫn trẻ vào các góc chơi. Cô chơi cùng trẻ động viên khuyến khích trẻ kịp thời.
- Kết thúc các góc chơi cô nhắc trẻ cất đồ chơi vào đúng nơi qui định
Đánh giá cuối ngày: 
- Hoạt động chung: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Hoạt động ngoài trời: ......................................................................................................................................................................................................................................................
- Hoạt động vui chơi: ......................................................................................................................................................................................................................................................
- Hoạt động chiều: ......................................................................................................................................................................................................................................................
 Thứ 3 ngày 14 tháng 2 năm 2012
MÔN: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
 ĐỀ TÀI: CÁC CHỮ SỐ DỄ THƯƠNG
I/MỤC ĐÍCH Y ÊU CẦU:
- Củng cố nhận biết cho trẻ các chữ số và số lượng tương ứng trong phạm vi từ 1 đến 5.
- Rèn luyện kỹ năng phán đoán, óc quan sát, chú ý, khả năng tư duy cho trẻ thông qua các trò chơi.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý người lao động và biết giữ gìn các sản phẩm của người người lao động làm ra.
II/CHUẨN B Ị:
	- Mỗi trẻ có các chữ số từ 1 đến 5 và đồ vật có số lượng tương ứng.
	- Máy vi tính, máy chiếu Projector.
	- Ti vi, băng hình, 1 số câu đố về chữ số.
	- Trò chơi : Ai nhanh nhất; Thử tài ghép số và Ai thông minh nhất
* Tích hợp: Âm nhạc, thơ
III/ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
1. Hoạt động 1: Trò chuyện và hứng thú:
Cô và trẻ hát bài hát “ Đoàn tàu nhỏ xíu” 
Cô mở màn hình chiếu cho trẻ xem trên màn hình có các con số vui nhộn từ 1 đến 5.
2. Hoạt động 2: Hoạt động trọng tâm:
* Trò chuyện và đàm thoại:
 - Các con hãy kể cho cô nghe những gì các con vừa thấy trên màn hình nào? ( Trẻ kể..)
 - Vậy để xem bạn nào nhận biết nhanh nhất các con số chúng ta đã học nào? Các bạn rất giỏi cô xin mời cả lớp mình hãy đến với trò chơi “ Thử tài ghép nét”
* Trò chơi 1: Thử tài ghép số.
- Cô cho trẻ chơi xếp các nét tạo thành chữ số theo yêu cầu của trò chơi.
Mình là số 1. Bạn hãychọn các nét để tạo thành tôi đi nào!. Các số khác tương tự
- Cô và trẻ hát bài: Đường em đi
* Trò chơi 2 “ Ai nhanh nhất”:
Cách chơi:
	- Trẻ nháy chuột vào 1 hình trẻ thích và sẽ nghe 1 câu đố về chữ số.
	- Trẻ sẽ chọn một chữ số đúng với câu đố.
* Nếu trẻ chọn đúng thì sẽ nghe một lời khen.
* Nếu trẻ chọn sai thì sẽ nghe một câu : chưa đúng và động viên trẻ chọn lại cho đúng.
	Câu đố:
Một nét xiên phải
Liền nét thẳng dài
Bạn hãy nói ngay
Đó là số mấy?
 (Số 1)
	Dáng như chú vịt
	Bơi lội dưới ao
	Nhưng không phải đâu 
Mà là số đấy 
Bạn thử đoán xem 
Đó là số mấy?
	(S ố 2)
 Thân tôi tròn trĩnh
	Có hai nét cong
	Móc ngược với nhau
	Bạn ơi có biết
 Số gì bạn ơi? (Số 3)
Một nét xiên trái
Liền nét thẳng ngang
Thêm nét thẳng dọc
Đó là số gì? ( Số 4)
	Thân tôi như một góc vuông
	Lại thêm cong phải liền ngay dưới cùng
	Đố bạn đấy là số mấy? ( Số 5)
- Ngoài ra cô tổ chức cho cả lớp chọn thẻ số thích hợp với câu đố đưa lên để kiểm tra cùng nhau.
- Cô cho trẻ đọc bài thơ: Máy cẩu
* Nhận biết các chữ số và số lượng tương ứng:
Các con đã đoán rất tài các chữ số. Vậy để nhận biết số lượng tương ứng với các chữ số , chúng mình cùng thử sức qua trò chơi “ Ai thông minh nhất”
- Cô giáo mở trò chơi “ Ai thông minh nhất” và giới thiệu:
Các con hãy kích vào một con số mình yêu thích và ô đó sẽ hiện ra một số PTGT các con đã học.Các con sẽ làm theo yêu cầu của cô nhé.
- Cô sẽ mời một bạn lên máy làm để cả lớp kiểm tra sau khi các con làm bài tập của mình trên tranh cô phát
* Trò chơi 3 : “Gọi số nào? Nhờ ai giúp?”
- Các con ạ! Trong gia đình và trong cuộc sống thường xảy ra một số sự cố. Vậy khi gặp sự cố đó chúng ta phải làm gì?
- Cô giáo mở trò chơi: Gọi số nào, nhờ ai giúp?
KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: Cô và trẻ cùng hát bài hát : Bác đưa thư vui tính
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Khi trẻ ngủ dậy cô cho trẻ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, cô cột tóc cho trẻ nữ gọn gàng.
- Cô sắp xếp cho trẻ ngồi vào bàn ngay ngắn để cho trẻ ăn xế.
- Cô đọc câu đố về các chữ số
- Cô cho trẻ lấy rổ đồ chơi và xếp các số, trẻ đếm từ 1 đến 5 và đếm ngược lại
- Cô cho trẻ xem hình ảnh đoàn tàu.
- Cô hát lần 1 bài: Đoàn tàu nhỏ xíu
- Cô dạy trẻ hát từng câu.
- Khi trẻ nhớ lời cô dạy trẻ hát cả bài và vận động cùng với nhạc.
- Cô hát cho trẻ nghe bài: Âm thanh đường phố
- Cô hướng dẫn trẻ trò chơi: Nghe tiếng hát tìm đồ vật.
 Cô gợi ý cho trẻ nhắc lại các góc chơi. Cô hỏi trẻ xem những góc chơi ấy sáng nay chơi những gì? Cô hướng dẫn trẻ vào các góc chơi. Cô chơi cùng trẻ động viên khuyến khích trẻ kịp thời.
- Kết thúc các góc chơi cô nhắc trẻ cất đồ chơi vào đúng nơi qui định
Đánh giá cuối ngày: 
Hoạt động chung: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Hoạt động ngoài trời: ......................................................................................................................................................................................................................................................
- Hoạt động vui chơi: .......................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_lop_choi_chu_de_giao_thong.doc