Giáo án dạy học Lớp Chồi - Chủ đề chính: Thực vật - Chủ đề nhánh: Tết nguyên đán

CHỦ ĐỀ NHÁNH: TẾT NGUYÊN ĐÁN

 HOẠT ĐỘNG HỌC: Khám phá khoa học

 ĐỀ TÀI: TẾT VÀ MÙA XUÂN QUÊ BÉ

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Dạy trẻ biết tết nguyên đáng là tết cổ truyền của dân tộc ta.

- Biết trang trí dọn vệ sinh để đón tết.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện trẻ phát âm đúng từ ngữ về ngày tết.

- Biết quan sát, nhận xét tranh ảnh về ngày tết.

3. Thái độ:

- Biết kính trọng người lớn.

- Giáo dục trẻ có người lớn cho quà đón nhận bằng 2 tay và cảm ơn.

II. CHUẨN BỊ:

- Tranh chuẩn bị đón tết. Đi chơi tết. Chúc tết ông bà.

- Bài hát, bài thơ, câu đố.

 

doc13 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 15/02/2022 | Lượt xem: 535 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy học Lớp Chồi - Chủ đề chính: Thực vật - Chủ đề nhánh: Tết nguyên đán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 chơi tết.
+ Gợi hỏi trẻ nội dung từng bức tranh:
- Trong ngày tết thường gia đình các con thường trưng bày những loại hoa gì? (Hoa đào, hoa mai, hoa cúc...)
- Phong tục của chúng ta trên bàn thờ cúng ông bà, tổ tiên thường trưng những gì?( trái cây, bánh kẹo, hoa)
- Ngày tết có những loại bánh kẹo gì? (Bánh chưng, bánh tét, các loại kẹo)
- Ngày tết có rất nhiều loại thức ăn, vì vậy để đảm bảo vệ sinh và không bị đau bụng các con không ăn quá nhiều thức ăn, bánh kẹo.
- Cho trẻ nêu cảm nhận không khí chuẩn bị đón Tết ở trong gia đình, ngoài đường phố (Gia đình bố mẹ, ông bà dọn dẹp nhà cửa, mua sắm đồ dùng, dọn dẹp nhà cửa, bàn thờ... đường phố tập nập người xe qua lại, nhộn nhịp, tấp nập, phố xá bày bán các loại hoa, cây cảnh rất đẹp, mọi người đi mua hoa...)
- Trước Tết con thường được bố mẹ dẫn đi mua sắm ở đâu? (siêu thị, chợ hoa, cửa hàng...)
- Trong ngày tết bố mẹ thường đưa con đi đâu?
- Ngày tết các con cháu thường đi chúc tết ông bà, cha mẹ. Đó là lòng hiếu thảo của con cháu
- Ngày tết các con được người lớn mừng tuổi, các con phải như thế nào?
- Bố mẹ thường đưa các con đi chơi ở đâu? Giáo dục trẻ không chơi những trò chơi nguy hiểm, không ra trời nắng nhiều đổ mồ hôi.
- Giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh thân thể, bảo vệ sức khoẻ.
+ Trò chơi luyện tập:
- Trò chơi : "Chuyền quả"
- Cách chơi: Trẻ dứng vừa hát bài hát (Thuộc chủ đề) vùa chuyền quả khi bài hát kết thúc đến chỗ bạn nào bạn đó tự nguyện kể tên một món ăn của ngày tết ở nhà nhà mà trẻ biết.
- Để cho cơ thể luôn được khỏe mạnh ngày tết các con phải ăn uống thế nào?
- Giáo dục: Ăn uống điều độ, không được ăn những thức ăn để nguội.
- Hát bài: "Sắp đến tết rồi" chuyễn ra ngoài.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ ba ngày 10 tháng 01 năm 2012
CHỦ ĐỀ NHÁNH: TẾT NGUYÊN ĐÁN
HOẠT ĐỘNG HỌC: Tạo hình
 ĐỀ TÀI: DÁN HOA NGÀY TẾT
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Cháu biết cách bôi hồ bông hoa để dán vào vở, biết vẽ tô điểm thêm những đường nét như: Cành, lá... 
 2. Kỹ năng:
- Có sáng tạo khi thực hiện.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết quan tâm đến bạn trong khi thực hành, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. 
II. CHUẨN BỊ:
- Không gian tổ chức: Trong lớp.
- Đồ dùng, phương tiện:
- Tranh mẫu của cô, các cành, hoa và lá rời, mỗi trẻ 1 rổ đựng đồ dùng, hồ dán, 1 tờ giấy A/4, bút màu, bút chì.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
- Hoạt động 1
- Hoạt động 2
a. Xem tranh, đàm thoại
b. Trẻ thực hiện
c. Giáo dục
- Hoạt động 3
- Cho trẻ chơi trò chơi “Bốn mùa”
- Hỏi trẻ bây giờ là mùa gì? Trò chuyện về một số loại hoa mùa xuân: Hoa mai, hoa đào, hoa hồng... nhận xét về đặc điểm, màu sắc của hoa.
+ Xem tranh- đàm thoại
Tranh 1: Cho trẻ xem tranh dán hoa mai.
- Hỏi trẻ: Hoa gì? Màu gì? Hoa mai có cánh như thế nào? (tròn và mỏng) lá hoa có màu gì? Cành mai như thế nào? (có nhiều nhánh)
* Tranh 2: Hoa cúc
- Các con nhìn xem hoa cúc có cánh như thế nào? (dài, nhọn) màu gì? Cánh hoa cúc được xếp như thế nào? (dày, nhiều tầng)
- Cô hướng dẫn trẻ cách đặt lên tờ giấy cân đối, bôi hồ và dán cành, hoa, lá.
- Cô và trẻ cùng đàm thoại về cách cắt dán một lần nữa.
+ Trẻ thực hành:
- Cô theo dõi, hướng dẫn giúp đỡ trẻ hoàn thành sản phẩm.
- Gợi ý trẻ sáng tạo thêm một số chi tiết: vẽ thêm ông mặt trời.
+ Trưng bày nhận xét sản phẩm:
- Thể dục chống mỏi, "Ồ sao bé không lắc".
- Cô nhận xét khen chung cả lớp.
- Cho trẻ nhận xét sản phẩm mình và bạn về màu sắc, bố cục cân đối, kỹ thuật dán ....
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, tự hào sản phẩm do mình làm ra.
- Hát và vận động bài: “Màu hoa”
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ ba ngày 10 tháng 01 năm 2012
CHỦ ĐỀ NHÁNH: TẾT NGUYÊN ĐÁN 
HOẠT ĐỘNG HỌC: Thể dục
 ĐỀ TÀI: CHẠY NHẤT CAO ĐÙI
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết thực hiện chạy nhất cao đùi
2. Kỹ năng:
- Rèn tính nhanh nhẹn. Phát triển cơ tay, chân.
3. Thái độ:
- Trẻ thích học thể dục. 
II. CHUẨN BỊ:
*Không gian tổ chức : Ngoài sân. 
* Đồ dùng phương tiện :
- Sân tập thoáng mát, rộng rãi.
- 6- 10 Quả bóng.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
- Hoạt động 1
a. Khởi động
b. Trọng động
- Hoạt động 2 
a. Vận động cơ bản
b. Trò chơi
- Hoạt động 3
- Cô làm người dẫn đầu cho trẻ đi thành vòng tròn, đi các kiểu chân (kiểng gót, đi bằng mũi bàn chân, đi nâng cao đùi, chạy nhanh, chạy chậm) 
Trọng động : Bài tập phảt triển chung:
Tay vai 2: Tay đưa ra trước lên cao
 - Bụng lườn 1: Cúi gập người về phía trước tay chạm ngón chân.
- Chân 2: Ngồi khuỵu gối (tay đưa cao, ra trước)
Bật 2: Bật tách khép chân
- Cô giới thiệu bài học: Chạy nhất cao đùi.
+ Vận động cơ bản: Chạy nhất cao đùi.
- Lần 1 cô thực hiện không phân tích.
- Lần 2 cô vừa thực hiện vừa phân tích.
- Cô đi đến vạch xuất phát để chạy, cô đứng thẳng người 2 tay chống hông. Khi có hiệu lệnh cô chạy nâng cao đùi tiến về phía trước, tay vẫn chống hông đầu không cúi, lưng thẳng. Sau khi chạy đến vạch trên kia cô chạy ngược về cũng thực hiện như trên 
- Mời 2 trẻ khá thực hiện cho cả lớp xem.
- Trẻ thực hiện: Cho mỗi trẻ thực hiện 2- 3 lần
 => Trong quá trình trẻ thực hiện cô vừa hướng dẫn vừa quan sát sửa sai cho trẻ, khích lệ trẻ.
- Cho 2 đội chạy thi đua.
- Cho 2 trẻ lên thực hiện lại.
+ Trò chơi: "Mèo và chim sẽ"
- Cách chơi: Cô cho một trẻ làm mèo ngồi ở góc lớp, cách tổ chim 3m, các trẻ còn lại làm chim sẻ vừa nhảy đi kiếm mồi vừa kêu “chípchípchíp”, thỉnh thoảng ngồi gõ hai tay xuống sàn giả mổ thóc, khoảng 30giây, mèo xuất hiện kêu “meomeomeo”, lập tức các chú chim sẻ bay nhanh về tổ (về vòng tròn), nếu chim sẻ nào chậm thì bị mèo bắt (bị ra ngoài một lần chơi).
- Cho lớp chơi 3-4 lần. Sau một lần chơi đổi vai mèo.
- Cho trẻ đi hít thở nhẹ nhàng đội hình 1 vòng tròn.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ tư ngày11tháng 01 năm 2012
CHỦ ĐỀ NHÁNH: TẾT NGUYÊN ĐÁN
HOẠT ĐỘNG HỌC: Âm nhạc
 ĐỀ TÀI: SẮP ĐẾN TẾT RỒI
(Vỗ tay theo nhịp)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ hát thuộc và hiểu nội dung bài hát, biết vỗ tay theo nhịp đúng nhịp.
- Biết một số hoạt động chuẩn bị cho ngày tết cổ truyền
2. Kỹ năng:
- Hát, vỗ tay đúng nhịp, hát rõ lời. Thể hiện sự vui tươi, hồn nhiên khi mùa xuân đến.
3. Thái độ:
- Trẻ biết một số phong tục tập quán trong ngày tết, giáo dục lễ giáo cho trẻ trong những ngày tết.Trẻ tham gia tích cực vào hoạt động cùng cô và các bạn
II. CHUẨN BỊ:
+ Không gian tổ chức: Trong lớp
+ Đồ dùng, phương tiện:
Máy catsest, băng nhạc.
Tranh ảnh về mùa xuân, Tết nguyên đán
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
- Hoạt động 1
- Hoạt động 2
a. Dạy vận động
b. Nghe hát
c. Trò chơi
- Hoạt động 3
- Cô cùng trẻ chơi trò chơi: “Bốn mùa”
- Có một bài hát rất hay nói về niềm vui khi tết đến, chúng ta cùng hát để chào mừng ngày tết sắp đến nhé.
- Cô mở nhạc: "Sắp đến tết rồi”. Trẻ hát với đội hình tự do 1 lần
- Hát lần 2 chuyển đội hình 2 hàng dọc.
- Để đón tết mọi người tất bật chuẩn bị rất nhiều thứ nhưng ai cũng vui, cũng rất hạnh phúc, tâm trạng của các con thế nào khi tết đến?
+ Dạy vỗ tay theo nhịp.
- Cô hát vỗ tay lần 1, 2.
- Cô hướng dẫn cách vỗ.
- Tập cho trẻ vỗ từng câu đến hết bài. (Số lần vận động tùy tình hình lớp).
- Ngày tết thường có bánh gì?
- Hát: “Bánh chưng xanh” di chuyển đội hình chữ u.
- Hát vận động lại bài: “Sắp đến tết rồi”.
- Mời cá nhân, nhóm bạn trai, bạn gái lên hát.
+ Cô hát Cháu nghe bài hát: “Lý cây bông”
- Cô hát trẻ nghe lần1
- Tóm tắc nội dung bài hát:
- Ca ngợi hương sắc của các loài hoa ở đất nước ta.
- Lần 2 cô mở máy hát cô múa minh họa theo bài hát.
+ Trò chơi:"Ai nhanh hơn"
- Cách chơi: Cô đặt 3 - 4 vòng tròn cách nhau. Gọi 4 - 5 trẻ lên chơi, lúc chơi 4 - 5 trẻ đi ngoài vòng nhẹ nhàng theo tiếng xắc xô nhỏ, chậm của cô. Khi nghe tiếng xắc xô gõ to và nhanh lên thì mỗi cháu chạy nhanh vào đứng ở một vòng tròn, cháu nào chậm chân không có vòng đứng phải nhảy lò cò và chơi lại lần 2.
- Tổ chức cho trẻ chơi. (Trẻ chơi 3 - 4 lần)
- Sau mỗi lần chơi đổi trẻ.
+ Hát “Sắp đến tết rồi”. Chuyễn ra ngoài
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ năm ngày 12 tháng 01 năm 2012
CHỦ ĐỀ NHÁNH: TẾT NGUYÊN ĐÁN
HOẠT ĐỘNG HỌC: Làm quen với toán
 ĐỀ TÀI: ÔN NHẬN BIẾT: 
CAO HƠN, THẤP HƠN, DÀI HƠN, NGẮN HƠN
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết phân biệt được sự khác biệt giữa các cặp đồ dùng như: Cây cao hơn, cây thấp hơn, lọ hoa cao hơn, lọ hoa thấp hơn.
- Trẻ phân biệt được sự khác biệt dài hơn, ngắn hơn giữa các đồ dùng.
2. Kỹ năng:
- So sánh, phân biệt.
- Phân biệt cao hơn, thấp hơn, dài hơn, ngắn hơn.
3. Thái độ:
- Trẻ thích thú khi học.
- Hứng thú tham gia học cùng bạn.
II. CHUẨN BỊ:
- Một số lọ hoa, cây xanh cao, thấp.
- Một số dây hoa dài, ngắn.
- Hai ngôi nhà.
- Các bài hát thuộc chủ đề thực vật.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
- Hoạt động 1
- Hoạt động 2
a. Ôn nhận biết cao hơn, thấp hơn
b. Ôn nhận biết dài hơn, ngắn hơn
c. Trò chơi
- Hoạt động 3
- Cho lớp hát bài: "Sắp đến tết rồi".
- Cô hỏi: Các con vừa hát bài gì? Trò chuyện cùng trẻ.
+ Ôn nhận biết cao hơn, thấp hơn:
- Cô giới thiệu 2 lọ hoa, cao hơn và thấp hơn.
- Cô hỏi: Con có nhận xét gì về 2 lọ hoa này?
- Cô đặt 2 lọ hoa sát lại nhau cho trẻ so sánh. (Một lọ cao hơn, 1 lọ thấp hơn).
- Cô nói: Cô mời 1 bạn đại diện cho lớp lên bế lọ cao hơn tặng cho cô, lọ thấp hơn tặng cho lớp.
+ Trò chơi: Ai nhanh hơn.
- Cách chơi: Mỗi con có cái rổ có cây xanh cao hơn và cây xanh thấp hơn cô yêu cầu con chọn loại cây nào, thì con chọn cây đó đưa lên. Tổ chức cho trẻ chơi 2- 3 lần. Sau mỗi lần chơi nhận xét khen trẻ.
+ Ôn nhận biết dài hơn, ngắn hơn:
- Cô gắn một dây hoa dài hơn, một dây hoa ngắn hơn. Con có nhận xét gì về 2 dây hoa này. (Trẻ nhận xét).
- Cho trẻ so sánh dài hơn, ngắn hơn.
- Mời 1 cháu lên nhặt dây hoa dài hơn tặng cho cô và dây hoa ngắn hơn tặng cho lớp.
+ Trò chơi: Ai thông minh hơn
- Cách chơi: Mỗi con có cái rổ có 2 đoạn dây 1 đoạn dây dài và 1 đoạn dây ngắn, con chọn theo yêu cầu của cô, đưa lên và đọc to. Tổ chức cho trẻ chơi, nhận xét khen trẻ.
+ Trò chơi:Bạn nào nhanh hơn
- Cách chơi: Cô chia lớp ra làm 2 độ

File đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_lop_choi_chu_de_chinh_thuc_vat_chu_de_nhanh.doc