Giáo án dạy học Lớp 4 - Tuần 14 (Bản đẹp)

TẬP ĐỌC

Tiết 27 : CHÚ ĐẤT NUNG

I. MỤC TIÊU :

- Đọc l¬ưu loát , trôi chảy toàn bài . Biết đọc với giọng kể chậm rãi , bước đầu biết đọc nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả , gợi cảm và phân biệt lời người kể với lời của các nhân vật (chàng kị sĩ , ông Hòn Rấm , chú bé Đất ) .

- Hiểu ND câu chuyện : Chú bé Đất can đảm , muốn trở thành người khoẻ mạnh , làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ ( trả lời được các câu hỏi trong SGK ) .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ nội dung bài đọc trong SGK .

 

doc32 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 24/02/2022 | Lượt xem: 319 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy học Lớp 4 - Tuần 14 (Bản đẹp), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h biệt quá xa ?
- HS đại diện các nhóm trả lời , GV và các bạn khác nhận xét bổ sung .
* Củng cố ,dặn dò (1/)
 Thứ tư , ngày 2 tháng 12 năm 2009
TOÁN
Tiết 68 : LUYỆNTẬP
I.MỤC TIÊU 
-Thực hiện được phép chia một số có nhiều chữ số cho số có một chữ số .
- Biết vận dụng chia một tổng (hoặc một hiệu )cho một số .
II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Giới thiệu bài (1/)
2. Hướng dẫn HS làm bài tập : (33/)
* Bài 1: HS đọc bài rồi làm vào vở sau đó GV chấm , chữa bài
67494 : 7 = 9642 
 42789 : 5 = 8557 (dư 4)
359361 : 9 = 39929 
238057 : 8 = 29757 (dư1)
* Bài 2a : HS đọc bài rồi làm vào vở sau đó GV chấm , chữabài
* Bài 3: HS khá , giỏi đọc bài rồi làm vào vở sau đó chấm chữa bài
* Bài 4a : HS đọc bài rồi làm vào vở sau đó GVchấm , chữa bài
a) (33164 + 28528 ) : 4 
Cách 1: Cách 2 : 
(33164 + 28528 ) : 4 (33164 + 28528 ) : 4 = 61692 : 4 = 15423 = 33164 : 4 + 28528 : 4 
 = 8291 + 7132 = 15423 
3. Củng cố , dặn dò (1/)
 ________________________
KỂ CHUYỆN 
Tiết 14 : BÚP BÊ CỦA AI ?
I.MỤC TIÊU :
- Dựa vào lời kể của giáo viên , nói được lời thuyết minh cho từng tranh minh hoạ trong truyện (BT1), bước đầu kể lại được câu chuyện bằng lời của búp bê và kể được phần kết của câu chuyện với tình huống cho trước (BT3)
- Hiểu lời khuyên qua câu chuyện : phải biết gìn giữ , yêu quý đồ chơi .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Tranh minh hoạ trong truyện .
III .HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Bài cũ : (5/)
 Hai bạn kể lại câu chuyện em đã chứng kiến .
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài (1/)
2 . Hoạt động 1 : GV kể chuyện Búp bê của ai (6/)
- GV kể chuyện “ Búp bê của ai ” lần 1. 
- GVkể chuyện “ Búp bê của ai ” lần 2 (vừa kể ,vừa chỉ vào tranh minh hoạ). 
3. Hoạt động 2 : HS thực hiện các yêu cầu sau (21/)
* Bài 1 : HS đọc yêu cầu của đề 
- HS xem 6 tranh minh hoạ ,tìm lời thuyết minh cho mỗi tranh 
Tranh 1 : Búp bê nỏ quên trên nóc tủ cùng với các đồ chơi khác 
Tranh2 : Mùa đông ,không có váy áo ,búp bê bị lạnh cóng,tủi thân khóc 
Tranh3 : Đêm tối ,búp bê bỏ cô chủ đi ra phố 
Tranh4 : Một cô bé tốt bụng nhìn thấy búp bê nằm trong đống lá cây khô 
Tranh 5 : Cô bé may váy áo mới cho búp bê 
* Bài 2 : Kể lại câu chuyện bằng lời kể của búp bê 
- HS đọc yêu cầu d của bài 
- GV mời một HS kể mẫu đoạn đầu câu chuyện .
- Từng cặp HS thực hành kể chuyện. 
- HS thi kể trước lớp 
- Cả lớp và GV nhận xét 
* Bài 3: Kể lại phần kết của câu chuyện theo tình huống mới 
- HS đọc yêu cầu của bài 
- HS thi kể phần kết câu chuyện 
4. Củng cố ,dặn dò : (5/)
- Câu chuyện muốn nói với các em điều gì ? (Phải biết yêu quý và giữ gìn đồ chơi )
- Nhận xét tiết học.
 _________________________
TẬP ĐỌC 
Tiết 28: CHÚ ĐẤT NUNG ( Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU :
- Đọc lưu loát,trôi chảy toàn bài .Biết đọc với giọng kể chậm rãi , phân biệt được lời người kể với lời các nhân vật ( chàng kị sĩ , nàng công chúa , chú Đất Nung )
- Hiểu ND câu chuyện : Chú Đất Nung nhờ dám nung mình trong lửa đã trở thành người hữu ích ,cứu sống được người khác (trả lời được các câu hỏi 1,2 , 4 trong SGK)
- HS khá , giỏi trả lời được CH3 trong SGK .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Tranh minh hoạ nội dung bài đọc trong SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A.Bài cũ : (5/)
- HS đọc nối tiếp nhau đọc bài : Chú Đất Nung phần 1 
B.Bài mới .
1. Giới thiệu bài (1/)
2. Hoạt động 1 : Luyện đọc (10/)
- HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài Chú Đất Nung 
Đoạn 1: Từ đầu đến vào cống tìm công chúa 
Đoạn 2: Tiếp theo đến chạy trốn 
Đoạn 3: Tiếp theo đến vớt lên bờ phơi nắng cho se bột lại 
Đoạn 4 : Phần còn lại
- GV kết hợp với đọc hiêủ các từ ngữ chú giải 
- HS luyện đọc theo cặp .
- Hai HS đọc cả bài 
- GV đọc diễn cảm 
3. Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài (12/)
*Đọc đoạn văn :Từ đầu đến cả hai bị ngấm nước ,nhũn cả chân tay 
- Kể lại tai nạn của hai người bột ?
* Đọc đoạn văn còn lại 
- Đất nung đã làm gì khi thấy hai người bột gặp nạn ?
- Vì sao Đất Nung có thể nhảy xuống nước cứu hai người bột ?
- Câu nói cộc tuếch của Đất Nung ở cuối truyện có ý nghĩa gì ?
- Tự đặt tên câu chuyện ( Hãy tôi luyện trong lửa đỏ) .
4 . Hoạt động 3 : HS đọc diễn cảm (5/)
- HS đọc diễn cảm theo cách phân vai .
- Cả lớp thi đọc diễn cảm theo cách phân vai .
5. Củng cố ,dặn dò (5/)
- Câu chuyện muốn nói với em điều gì ? ( Muốn trở thành người cứng rắn , mạnh mẽ , có ích , phải dám chịu thử thách , gian nan ).
- Nhận xét tiết học và dặn dò.
 _________________________________
Buổi 2 : ĐỊA LÍ
Tiết 14: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 
I. MỤC TIÊU: 
- Nêu được một số hoạt động SX chủ yếu của người dân đồng bằng Bắc Bộ :
+ Trồng lúa , là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước .
+ Trồng nhiều ngô , khoai , cây ăn quả , rau xứ lạnh , nuôi nhiều lợn , gia cầm .
- Nhận xét nhiệt độ của Hà Nội : tháng lạnh , tháng 1,2,3 nhiệt độ dưới 200C , từ đó biết đồng bằng Bắc Bộ có mùa đông lạnh .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Các hình trong SGK.
- Sưu tầm tranh ảnh về cây trồng, vật nuôi ở ĐBBB.
- Bản đồ ĐBBB.
- Phiếu học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Bài cũ : (5/)
- Nêu đặc điểm nhà ở của người dân ở ĐBBB ? ( Nhà thường xây bằng gạch, vững chắc; xung quanh nhà thường có sân, vườn, ao; nhà thường quay về hướng nam; ngày nay, nhà ở của người dân ĐBBB thường có thêm các đồ dùng tiện nghi )
- Kể tên một số lễ hội nỗi tiếng của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ ?( Hội Lim ở Bắc Ninh- ngày 11 tháng giêng; Hội Đền Hùng ở Phú Thọ- ngày 10 tháng 3 âm lịch; ...)
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài (1/)
2. Phát triển bài :
a. ĐBBB - Vựa lúa lớn thứ hai của cả nước (10/)
- Treo bản đồ ĐBBB, chỉ bản đồ và giảng: vùng ĐBBB với nhiều lợi thế đã trở thành vựa lúa thứ 2 của cả nước ( sau ĐB Nam Bộ).
- HS đọc SGK ( mục 1) - Thảo luận theo nhóm 4 và hoàn thành BT2 ở VBT.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
 Đất phù sa màu mỡ
 ĐBBB Nguồn nước dồi dào
 Vựa lúa thứ hai 
 Người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa nước
- GV kết luận : Nhờ có phù sa màu mỡ và nguồn nước dồi dào, người dân ĐBBB đã biết trồng lúa nước từ xa xưa và có rất nhiều kinh nghiệm về trồng lúa nước nên người dân ĐBBB trở thành vựa lúa thứ 2 của cả nước.
+ Hãy kể tên 1 số câu tục ngữ ca dao nói về kinh nghiệm trồng lúa của người dân ĐBBB mà em biết ? 
( Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.)
- Giới thiệu : Công việc trồng lúa rất nhiều công đoạn . Chúng ta cùng xem đó là những công đoạn gì ? ( HS thảo luận theo cặp và làm BT 3 ở VBT).
- Đại diện 1 số cặp nêu kết quả : 
Làm đất - Gieo mạ - Nhổ mạ - Cấy lúa - Chăm sóc lúa - Gặt lúa - Tuốt lúa - Phơi thóc.
+ Em có nhận xét gì về công việc sản xuất lúa gạo của người dân ở ĐBBB ? ( Vất vả, nhiều công đoạn.)
- GV chốt lại : Người dân ở ĐBBB tần tảo1 nắng 2 sương để sản xuất ra lúa gạo, chúng ta cần quý trọng sức lao động và kết quả lao động của họ.
b. Cây trồng và vật nuôi thường gặp ở ĐBBB (7/)
- HS đưa tranh ảnh sưu tầm được ra giới thiệu cùng bạn bên cạnh của mình về cây trồng vật nuôi ở ĐBBB trong tranh ảnh.
- Kể tên các cây trồng vật nuôi thường gặp ở ĐBBB ?
+ Cây trồng : ngô , khoai, lạc , đỗ, cây ăn quả.
+ Vật nuôi : trâu , bò, lợn( gia súc) , vịt , gà ( gia cầm), nuôi đánh bắt cá .
- GV chốt lại : Ngoài lúa gạo , người dân ĐBBB còn trồng nhiều ngô khoai, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm, tôm cá. Đây là nơi nuôi lợn, gà , vịt vào loại nhiều nhất nước ta.
+ Ở đây có điều kiện thuận lợi gì để phát triển chăn nuôi lợn, gà, vịt , tôm, cá? ( Do là vựa lúa thư 2 nên có sẵn nguồn thức ăn lúa gạo cho lợn, gà, vịt, cá, đồng thời cũng có các sản phẩm như ngô, khoai làm thức ăn).
- GV kết luận 
* GV đặt vấn đề : Điều kiện đất đai nguồn nước giúp người dân ở ĐBBB sản xuất được nhiều lúa gạo, chăn nuôi nhiều lợn , gà. Còn điều kiện thời tiết lại giúp ĐBBB trở thành vùng trồng nhiều rau xứ lạnh. Ta đi tìm hiểu:
c. ĐBBB - Vùng trồng rau xứ lạnh (8/)
- GV treo bảng nhiệt độ của Hà Nội lên bảng. Giới thiệu với HS : bảng về nhiệt độ trung bình của HN ở các tháng trong 1 năm. Nhiệt độ ở HN cũng phần nào thể hiện nhiệt độ của ĐBBB.
- Yêu cầu HS quan sát bảng đo nhiệt độ và điền vào bảng sau:( phát phiếu học tập cho các nhóm)
+ Hà Nội có.... tháng có nhiệt độ nhỏ hơn 20C. (3 tháng)
+ Đó là các tháng..... (1, 2, 3 )
+ Đó là thời gian của mùa.... ( mùa đông)
- Mùa đông ở ĐBBB kéo dài mấy tháng? ( 3 - 4 tháng)
- Vào mùa đông nhiệt độ thường giảm nhanh khi nào? ( Mỗi khi có đợt gió mùa đông bắc thổi về)
- Thời tiết ở ĐBBB thích hợp trồng loại cây gì ? ( ..các loại rau xứ lạnh)
- HS thảo luận theo cặp kể tên các loại rau xứ lạnh có trồng ở ĐBBB ? ( bắp cải, hoa lơ, xà lách, cà rốt...)
- GV chốt : Nguồn rau xứ lạnh này làm cho thực phẩm của người dân ĐBBB thêm phong phú và mang lại giá trị kinh tế cao.
- Yêu cầu HS kể 1 số biện pháp bảo vệ cây trồng, vật nuôi.
3. Củng cố, dặn dò: (5/)
- Vài HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
- Khắc sâu kiến thức và nhận xét tiết học.
 Thứ năm , ngày 3 tháng 12 năm 2009
TẬP LÀM VĂN
Tiết 27: THẾ NÀO LÀ VĂN MIÊU TẢ ?
I. MỤC TIÊU: 
- Hiểu được thế nào là văn miêu tả ( nội dung ghi nhớ ). 
- Nhận biết được câu văn miêu tả trong truyện “ Chú Đất Nung” ( BT 1 , mục III) ; bước đầu viết được 1, 2 câu văn miêu tảmột trong những hình ảnh yêu thích trong bài thơ “ Mưa”(BT2) 
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Bài cũ : (5/)
- Một HS kể một câu chuyện theo một trong 4 đề bài đã nêu ở bài tập 2 ( tiết trước).
B. Bài mới :
1 . Giới thiệu bài (1/)
2 . Phần nhận xét (10/)
* Bài 1 : - Một HS đọc yêu cầu của bài .
- Cả lớp đọc thầm ,tìm tên những sự vật miêu tả trong đoạn văn :
+ Các sự vật đó là : Cây sồi , cây cơm nguội , lạch nước .
* Bài 2: Một HS đọc yêu cầu ,cả lớp đọc thầm sau đó làm vào vở 
TT
Tên sự vật 
 Hình dáng 
 Màu sắc 
 Chuyển động 
Tiếng động 
1
Cây sồi 
Cao lớn 
Lá đỏ chói lọi 
Lá rập rình lay động như đốm lửa đỏ 
2
Cây cơm nguội 
Lá vàng rực rỡ 
Lá rập rình lay động như những đốm lửa vàng 
3
Lạch nước 
Trờn trên mấy tảng đá ,luồn dưới mấy gốc cây ẩm mục 
Róc rách 
* Bài 3 : HS đọc yêu cầu của bài 
- Quan sát bằng mắt 
- Quan sát bằng mắt 
- Quan sát bằng mắt ,bằng ta

File đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_lop_4_tuan_14_ban_dep.doc