Giáo án dạy học Lớp 2 - Tuần 29

TẬP ĐỌC

 Những quả đào (Tiết 1)

I.Mục đích yêu cầu:

 - HS hiểu được nghĩa của một số từ mới trong bài : hài lòng, thơ dại, nhân hậu, . Hiểu được nội dung câu chuyện: Nhờ những quả đào, ông biết được tính nết của các cháu. Ông hài lòng về các cháu, đặc biệt khen ngợi đứa cháu nhân hậu đã nhường cho bạn quả đào.

 - Đọc trôi chảy nội dung toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Đoc phân biệt lời kể với lời các nhân vật.

- Giáo dục HS lòng nhân hậu, hiền từ.

II.Đồ dùng dạy học:

 Tranh minh hoạ nội dung bài tập đọc(SGK). Bảng phụ chép một số câu văn hướng dẫn HS đọc nghỉ hơi.

 

doc17 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 251 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy học Lớp 2 - Tuần 29, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảng.
- HS quan sát và nêu nhận xét.
- HS quan sát.
- Thực hành làm vòng đeo tay bằng giấy
- 2 đến 3 HS nhắc lại các bước làm vòng đeo tay.
 Ngày soạn:28tháng3 năm 2008
 Ngày giảng :Thứ ba ngày 1 tháng 4 năm 2008 
 kể chuyện 
 Những quả đào
I.Mục đích yêu cầu:
- Củng cố khắc sâu nội dung câu chuyện “ Những quả đào”.
- Biết tóm tắt nội dung mỗi đoạn truyện bằng một cụm từ hoặc một câu. Kể lại từng đoạn truyện dựa vào tóm tắt. Phân vai dựng lại nội dung câu chuyện. Nghe bạn kể và nhận xét được lời kể của bạn.
- Giáo dục HS lòng nhân hậu.
II.Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ viết nội dung tóm tắt của 4 đoạn trong câu chuyện.
III.Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
- GV nhận xét cho điểm.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn HS kể:
* Tóm tắt từng đoạn của câu chuyện:
- GV yêu cầu HS chủ yếu tóm tắt 2 đoạn còn lại.
- Gv chốt lại ý đúng ghi bảng.
 . Đ1: Chia đào/ Quà của ông/ ...
 . Đ2: Chuyện của Xuân/ Xuân làm gì với quả đào? Xuân ăn đào như thế nào?..
 . Đ3: Chuyện của Vân/ Cô bé ngây thơ/ ...
 . Đ4: Chuyện của Việt/ tấm lòng nhân hậu/ ...
* Kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa vào tóm tắt:
* Kể toàn bộ nội dung câu chuyện theo vai:
- GV nhận xét đánh giá.
3.Củng cố dặn dò:
? Nội dung của câu chuyện nói lên điều gì?
- GV nhận xét giờ học.
- C/dặn HS về nhà luyện kể lại nội dung câu chuyện nhiều lần. Chuẩn bị cho bài sau: Ai ngoan sẽ được thưởng.
- 2 em kể lại truyện “Kho báu”.
- 1 em nêu yêu cầu của bài(cả mẫu).
- HS thảo luận theo cặp.
- Tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
- 1 đến 2 HS kể đoạn 1
- Kể đoạn 2, 3 tương tự
- HS luyện kể từng đoạn.
- Tiếp nối nhau kể lại đoạn.
- HS nêu yêu cầu của bài tập
- Tự hình thành nhóm, mỗi nhóm 5 em dựng lại câu chuyện.
- Bình chọn bạn kể hay nhất.
- 2 đến 3 HS trả lời câu hỏi.
 toán
 Tiết 142: Các số có 3 chữ số
I.Mục tiêu:
 - Củng cố cho HS về cấu tạo số.
 - Đọc và viết thành thạo các số có 3 chữ số.
II.Đồ dùng dạy học:
 Các hình vuông to, hình chữ nhật, ô vuông nhỏ( như SGK); bảng phụ chép BT2.
III.Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
- GV nhận xét đánh giá.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Ôn cách đọc và viết số từ 11 đến 200:
* Làm việc cả lớp:
- GVđưa 2 hình vuông lớn(200 ô vuông)
4 HCN (40 ô vuông), 3 ô vuông và hỏi:
? Có tất cả bao nhiêu ô vuông?
? Có mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
? Viết và đọc số ô vuông trên như thế nào?
- GV hướng dẫn HS đọc, viết với các số :
233, 243, 235, ...
* Làm việc cá nhân:
- GV nêu tên số “Hai trăm mười ba”
- GV nêu các số khác như : 312, 132, 407, ...
c) Thực hành:
* Bài 1(147) : luyện miệng
* Bài 2(147) : luyện miệng
- GV treo bảng phụ chép bài tập
- GV nhận xét bổ sung.
* Bài 3 (147) : luyện vở
- GV chấm điểm nhận xét
3. Củng cố dặn dò:
? Các số từ 111 đến 200, mỗi số đều có mấy chữ số?
- GV nhận xét giờ học.
- C/dặn HS về nhà làm BT(vở BT Toán).
- 2 HS lên bảng làm BT 3 trang 145.
- Có 243 ô vuông.
- 2 trăm ,có 4 chục, 3 đơn vị.
- Viết:243 ; Đọc: hai trăm bốn mươi ba
- HS lấy các hình vuông, hình chữ nhật, ô vuông để được hình ảnh trực quan của số đã cho.
- HS thực hành tiếp
- HS nêu yêu cầu của bài tập
- Nêu miệng lời đọc a, b, c, d, e ứng với mỗi số nào?
- HS nêu cách nối số với mỗi lời đọc tương ứng
- HS nêu yêu cầu của bài tập
- lớp thực hành vở bài tập
- HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi.
- 2 HS trả lời câu hỏi
 Chính tả( nghe viết)
 Những quả đào
I.Mục đích yêu cầu:
- HS nắm được nội dung đoạn viết.
- Viết chính xác các từ khó, trình bày sạch đẹp đoạn tóm tắt nội dung câu chuyện “ Những quả đào”. 
- Giáo dục HS ý thức luyện chữ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ chép nội dung đoạn chép.
- Bảng lớp chép bài tập 2a,vở bài tập.
III.Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
 GV đọc cho HS viết : giếng sâu, xâu kim. xong việc, song cửa, nước sôi, gói xôi.
- GV nhận xét đánh giá.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn HS luyện viết:
- GV đọc đoạn viết
? Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa, vì sao viết hoa?
- GV đọc từ khó cho HS viết bảng
- GV treo bảng phụ chép đoạn viết
- Hướng dẫn học sinh soát lỗi.
- Chấm điểm nhận xét
c) Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài 2a: 
- GV mở màn che chép bài tập
- GV chấm điểm, chốt lời giải đúng.
3.Củng cố dặn dò:
 ? Hãy nêu nội dung của đoạn viết?
 - GV nhận xét giờ học.
 - C/dặn HS về nhà làm tiếp các BT trong vở bài tập Tiếng Việt.
 - Chuẩn bị bài sau: Nghe viết “ Hoa phượng”. 
- 2 HS lên bảng, lớp luyện bảng con
- 2 HS đọc lại
- Chữ cái đầu câu và đầu mỗi tiếng trong các tên riêng phải viết hoa.
- 2 HS lên bảng, lớp luyện bảng con: Xuân, Vân, Việt, trồng, thích làm vườn, bé dại, ...
- HS thực hành chép bài vào vở
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập
- Lớp luyện vở bài tập
- 2 HS trả lời câu hỏi.
 Ngày soạn : 28 tháng3 năm 2008
 Ngày giảng :Thứ tư ngày 2 tháng 4 năm 2008 
 Tiếng Việt
 Luyện viết chữ hoa Y, A (kiểu 2)Phần B 
I.Mục đích yêu cầu:
- HS nắm được nội dung chữ viết 
- Viết chính xác các các kiểu chữ hoa. 
- Giáo dục HS ý thức luyện chữ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ 
 -Vở tập viết 
III.Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
 GV đọc cho HS viết : Y, X 
- GV nhận xét đánh giá.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn HS luyện viết:
HS nhắc lại quy trình viết các chữ hoa Y,X.
Nhắc lại độ cao của chữ 
Nhắc lại các nét tạo nên chữ hoa Y,V
 - Gv cho học sinh viết bảng con 
- Viết câu :Ao liền ruộng cả.
- Chấm điểm nhận xét
 GV quan sát giúp đỡ học sinh yếu.
3.Củng cố dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học.
 - C/dặn HS về nhà làm tiếp các BT trong vở bài tập Tiếng Việt.
 - Chuẩn bị bài sau: 
- 2 HS lên bảng, lớp luyện bảng con
- 2 HS nhắc lại
 .
- 2 HS lên bảng, lớp luyện bảng con: 
- HS thực hành chép bài vào vở
-Hs viết vào vở.
 Tự học 
 Hoàn thành nội dung các môn trongngày 
I.Mục đích yêu cầu:
- HS tự hoàn thành nội dung kiền thức các môn học trong ngày dưới sự hướng dẫn của GV. 
- Rèn luyện kỹ năng làm bài tập Toán –TiệngViệt .
- GD học sinh ý thứctự giác trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
 Vở BT-SGK 
III.Các hoạt động dạy học:
*Gv yêu cầu HS lần lượt hoàn thành nội dung kiền thức các môn học trong ngày 
 1.Tập đọc 
Bài Cây đa quê hương 
- 
Đối với học sinh yếu GV yêu cầu học sinh tiếp tục đọc hiểu nội dung buổi sáng 
HS khá -giỏi 
GV yễcầu mở vở bài hôm sau đọc trước.
 2. Môn tập viết 
Tên bài chữ hoa A 
HS mở bài vở buổi sáng nếu còn –GV quan sát giúp đỡ HS còn lúng túng 
3.Môn toán 
HS làm vào vở bài tập toán 
4.Môn:Đạo đức
HS làm vào vở bài tập đạo đức
3.Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- C/dặn HS về nhà luyện viết vàhoàn thành nốt bài tập. 
- Chuẩn bị cho tiết sau : Ôn tập các bài tập đọc – học thuộc lòng của tuần 28.
 .
- HS đọc bài
- HS viết 
- HS viết bài vào vở.
 Ngày soạn:29tháng3 năm 2008
 Ngày giảng :Thứ năm ngày3 tháng 4 năm 2008 
 luyện từ và câU 
 Từ ngữ về cây cối . Đặt và TLCH Để làm gì? 
I.Mục đích yêu cầu:
- Mở rộng vốn từ ngữ về cây cối. Tiếp tục đặt và TLCH có cụm từ “Để làm gì ?”.
- HS trả lời đúng các câu hỏi, làm đúng các bài tập của tiết học.
II.Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh vẽ các bộ phận của cây.
- Bảng phụ viết tên các bộ phận của cây. Vở bài tập
III.Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
- Một HS viết tên các cây ăn quả, một HS viết tên cây lương thực.
? Nhà em trồng cây xoan để làm gì?
Nhà em trồng cây hoa hồng để làm gì?
- GV nhận xét đánh giá.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn HS làm bài tập:
* Bài 1: luyện miệng
- GV gắn 4 tranh lên bảng để HS quan sát.
- GV nhận xét đánh giá
* Bài 2: luyện viết.
- GV chia lớp thành 2 nhóm viết lên bảng phụ
Ví dụ:
+ Rễ cây:dài, uốn lượn, ngoằn ngoèo, cong queo, xù xì, kì dị, ...
+ Gốc cây:to,thô ráp, sần sùi, chắc lịch,.. 
+ Thân cây: to, cao, chắc mập, ram ráp, xù xì, bạc phếch, mảnh mai, ...
+ Cành cây: xum xuê, um tùm, trơ trụi, khẳng khiu, ...
+ Lá: xanh biếc, nõn nà, mơn mởn, mỡ màng, già úa, đỏ sẫm, quắt queo, héo hắt, ...
+ Quả: vàng rực, vàng tươi, đỏ ối, chín mọng, chi chít, ...
+ Ngọn: chót vót, thẳng tắp, mảnh dẻ, khoẻ khoắn, mập, ...
* Bài 3: luyện miệng
- GV nhận xét bổ sung. Ví dụ:
? Bạn nhỏ tưới nước cho cây để làm gì?
 - ...để cây luôn được tươi tốt/ cây xanh tươi/ ...
? Bạn nhỏ bắt sâu cho lá để làm gì?
- ...để diệt trừ cây ăn lá cây/ để bảo vệ cây vì sâu phá hoại cây cối/ ...
- GV chấm điểm nhận xét
3. Củng cố dặn dò:
? Hãy nêu đặc điểm của rễ, thân, cành, lá, quả, ...?
- GV nhận xét giờ học.
- Căn dặn HS về nhà làm BT trong vở BT Tiếng Việt.
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- 2 HS lên bảng nêu tên và chỉ các bộ phận của cây.
- HS nêu yêu cầu của bài tập
- Các nhóm báo cáo kết quả , lớp làm bài vào vở BT(mỗi bộ phận của cây HS viết ít nhất 5 từ)
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Quan sát từng tranh, nêu việc làm của 
hai bạn nhỏ trong tranh.
- Suy nghĩ, đặt câu hỏi Để làm gì? , các bạn khác nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. 
- 2 đến 3 HS trả lời câu hỏi.
 toán
 Tiết 144: Luyện tập
I.Mục tiêu:
- HS nắm được thứ tự các số (không quá 1000).
- Luyện tập so sánh được các số có 3 chữ số. Củng cố kĩ năng ghép hình.
- Giáo dục HS ham thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:. 
 Bộ lắp ghép hình của GV và HS ; bảng phụ chép bài tập1(149).
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV nhận xét đánh giá.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
* Ôn lại cách so sánh các số có 3 chữ số:
+ GV nêu cặp số 567 và 569
- GV nhận xét và kết luận 567 < 569
+ GV nêu tiếp cặp số 375 và 369
 - GV kết luận: 375 > 368
b) Luyện tập:
* Bài 1(149):luyện miệng 
- GV treo bảng phụ chép bài tập 
- GV nhận xét
* Bài 2(149):luyện bảng
- GV nhận xét bổ sung
* Bài 4(149): Luyện bảng con
- GV viết lên bảng các số: 875, 1000, 299, 420
- Nhận xét bổ sung.
*Bài 5(149): trò chơi tiếp sức.
- GV nêu luật chơi.
- GV đưa ra các hình tam giác vuông như SGK.
- GV nhận xét.
* Bài 3(149): luyện vở
- GV chép đề lên bảng
- Chấm điểm nhận xét.
3. Củng cố dặn dò:
? Hãy nêu cách so sánh các số có 3 chữ số?
- GV nhận xét giờ học.
- C/dặn HS về nhà làm BT(vở BT 

File đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_lop_2_tuan_29.doc
Giáo án liên quan