Giáo án dạy học Lớp 1 - Tuần 3

Thứ hai ngày tháng năm 200

Môn : Học vần

BÀI : O , C

I.Mục tiêu : Sau bài học học sinh có thể:

 -Đọc và viết được: o, c, bò, cỏ.

 -Đọc được các tiếng ứng dụng: bo, bò, bó, co, cò, cỏ và câu ứng dụng bò bê có bó cỏ.

 -Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: vó bè.

 -Nhận ra được chữ o, c trong các từ của một đoạn văn.

II.Đồ dùng dạy học:

 -Tranh minh hoạ (hoặc các mẫu vật các từ khoá: bò, cỏ và câu ứng dụng bò bê có bó cỏ).

 -Tranh minh hoạ phần luyện nói: vó bè.

 

doc27 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 363 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy học Lớp 1 - Tuần 3, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Âm c, thanh huyền đã học.
Theo dõi.
Giống chữ o.
Khác: Chữ ô có thêm dấu mũ ở trên chữ o.
Toàn lớp thực hiện.
Lắng nghe.
Quan sát GV làm mẫu, nhìn bảng, phát âm.
6 em, nhóm 1, nhóm 2.
Lắng nghe.
Thêm âm c đứng trước âm ô.
Cả lớp cài: cô.
Nhận xét một số bài làm của các bạn khác.
Lắng nghe.
1 em
Đánh vần 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm 1, nhóm 2.
2 em.
Lớp theo dõi.
Giống nhau: Đều có một nét vòng khép kín.
Khác nhau: Âm ơ có thêm “dấu”.
Lắng nghe.
2 em.
Nghỉ 5 phút.
Toàn lớp.
Hồ, hố, hổ, hộ, hỗ.
6 em, nhóm 1, nhóm 2.
1 em.
Đại diện 2 nhóm, mỗi nhóm 2 em.
6 em, nhóm 1, nhóm 2.
Lắng nghe.
Học sinh tìm âm mới học trong câu (tiếng vở).
6 em.
7 em.
“bờ hồ”.
Học sinh luyện nói theo hệ thống câu hỏi của GV.
10 em
Nghỉ 5 phút.
Toàn lớp thực hiện.
Lắng nghe.
Thứ tư ngày tháng năm 200
Môn : Học vần
BÀI: ÔN TẬP
I.Mục tiêu : Sau bài học học sinh có thể:
	-Đọc viết một cách chắc chắn các âm, chữ vừa học trong tuần: ê, v, l, h, o, c, ô, ơ.
	-Ghép được các chữ rời thành chữ ghi tiếng.
	-Ghép chữ ghi tiếng với các dấu thanh đã học để được các tiếng khác nhau có nghĩa.
	-Nghe, hiểu và kể lại theo tranh truyện kể “hổ”.
II.Đồ dùng dạy học: 	
-Sách Tiếng Việt 1, tập một.
-Bảng ôn (tr. 24 SGK).
-Tranh minh hoạ câu ứng dụng: bé vẽ cô, bé vẽ cờ.
-Tranh minh hạo cho truyện kể “hổ”.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : 
GV cho học sinh viết bảng con (2 học sinh viết bảng lớp và đọc): ô – cô, ơ – cờ.
Gọi học sinh đọc các từ ứng dụng của bài 10: hô, hồ, hổ, bơ, bờ, bở, và đọc câu ứng dụng: bé có vở vẽ.
Nhận xét, sửa lỗi cho học sinh. 
2.Bài mới:
2.1 Giới thiệu bài: Ghi tựa
Gọi học sinh nhắc lại các âm và chữ mới đã được học thêm.
GV gắn bảng ô đã đươcï phóng to và nói: Cô có bảng ghi những âm và chữ mà chúng ta học từ đầu năm đến giờ. Các em hãy nhìn xem còn thiếu chữ nào nữa không?
2.2 Ôn tập
a) Các chữ và âm đã học.	
Gọi học sinh lên bảng chỉ và đọc các chữ ở bảng ôn 1 (SGK) và thực hiện theo yêu cầu của GV.
GV đọc.
GV chỉ chữ.
b) Ghép chữ thành tiếng.
Lấy chữ b ở cột dọc và ghép với chữ e ở dòng ngang thì sẽ được tiếng gì? GV ghi bảng be.
Gọi học sinh tiếp tục ghép b với các chữ còn lại ở dòng ngang và đọc các tiếng vừa ghép được.
Tương tự, GV cho học sinh lần lượt ghép hết các chữ ở cột dọc với chữ ở dòng ngang và điền vào bảng (lưu ý không ghép c với e, ê).
GV hỏi: Trong tiếng ghép được, thì các chữ ở cột dọc đứng ở vị trí nào?
Các chữ ở dòng ngang đứng ở vị trí nào?
Néu ghép chữ ở dòng ngang đứng trước và chữ ở cột dọc đứng sau thì có được không?
GV gắn bảng ôn 2 (SGK).
Yêu cầu học sinh kết hợp lần lượt các tiếng ở cột dọc với các thanh ở dòng ngang để được các tiếng có nghĩa.
GV điền các tiếng đó vào bảng.
Giúp học sinh phân biệt nghĩa của các từ khác nhau bởi dấu thanh.
GV chỉnh sữa phát âm cho học sinh.
c) Đọc từ ngữ ứng dụng
Giải nghĩa từ ngữ ứng dụng:
+ lò cò: co một chân lên và nhảy bằng chân còn lại từng quãng ngắn một.
+ vơ cỏ: thu gom cỏ lại một chỗ.
GV chỉnh sữa phát âm cho học sinh.
d) Tập viết từ ngữ ứng dụng
Viết mẫu lên bảng lớp lò cò, vơ cỏ. Vừa viết vừa lưu ý học sinh cách viết nét nối giữa các chữ, vị trí của dấu thanh.
Yêu cầu học sinh nhận xét một số bài viết của các bạn. Bạn viết đúng chưa? Đẹp chưa? Trình bày đã hợp lí chưa?
GV chỉnh sữa chữ viết, vị trí dấu thanh cho học sinh.
3.Củng cố tiết 1: 
Đọc lại bài
NX tiết 1.
Tiết 2
Tiết 2: Luyện tập
a) Luyện đọc
Đọc lại bài học ở tiết trước.
GV chỉnh sữa phát âm cho học sinh.
*Đọc câu ứng dụng
GV gắn tranh và hỏi:
Các em thấy gì ở trong tranh?
Bạn có đẹp không?
Bạn nhỏ trong tranh đang cho chúng ta xem hai tranh đẹp mà bạn vừa vẽ về cô giáo và lá cờ Tổ quốc.
Đó chính là nội dung của câu ứng dụng hôm nay. Hãy đọc cho cô.
GV chỉnh sữa phát âm cho học sinh giúp học sinh đọc trơn tiếng .
GV đọc mẫu câu ứng dụng.
b) Luyện viết
Yêu cầu học sinh tập các từ ngữ còn lại của bài trong vở Tập viết.
c) Kể chuyện: hổ (lấy từ truyện “Mèo dạy Hổ” ).
 Xưa kia, Mèo nổi tiếng là một thầy dạy võ cao siêu. Hổ to lớn phục phịch nhưng không biết võ. Nó cậy mình có hình dáng giống Mèo liền lân la đến làm quen và cuối cùng xin Mèo truyền cho võ nghệ. Mèo nhận lời.
 Hằng ngày, Hổ đén lớp, học tập chuyên cần. Nó muốn nhanh chóng nắm hết bí quyết võ thuật của Mèo để làm chúa tể. Thấy Hổ ham học hỏi, Mèo cũng không tiếc công sức và thời gian, dạy dỗ nó rất tận tình. Thấm thoát Hổ đã theo gần hết khoá học. Nó đắc chí về khả năng vỏ nghệ của mình và nghĩ rằng vốn của thầy đã cạn rồi.
 Một lần, Hổ phục sẵn, khi thấy Mèo đi qua, nó liền nhảy ra vồ Mèo định ăn thịt. Mèo liền chống trả lại rất quyết liệt. Nhân lúc Hổ sơ ý, Mèo nhảy tót lên một cây cao. Hổ đứng dưới rất gầm gào, bất lực. Đến lúc đó Hổ mới tiếc là chưa học hết các môn võ của thầy.
 Sau trận ấy Hổ xấu hổ quá. Nó chạy thật xa vào rừng và không bao giờ dám gặp Mèo nữa.
Dựa vào nội dung trên, GV kể lại một cách diễn cảm có kèm theo tranh.
GV chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm cử 4 đại diện vừa chỉ vào tranh vừa kể đúng tình tiết thể hiện ở mỗi tranh, Nhóm nào có tất cả 4 người kể đúng là nhóm đó chiến thắng.
Qua câu chuyện này, các em thấy được Hổ là con vật như thế nào?
4.Củng cố, dặn dò: 
GV chỉ bảng ôn cho học sinh theo dõi và đọc theo.
Yêu cầu học sinh tìm chữ và tiếng trong một đoạn văn bất kì.
Về nhà học bài, xem lại bài xem trước bài 12.
Thực hiện bảng con.
Học sinh đọc.
Chỉ trên bảng lớp.
Âm ê, v, l , h, o, c, ô, ơ.
Đủ rồi.
1 học sinh lên bảng chỉ và đọc các chữ ở Bảng ôn 1
Học sinh chỉ chữ.
Học sinh đọc âm.
Be.
1 học sinh ghép: bê, bo, bô, bơ.
Thực hiện ghép các chữ ở cột dọc với chữ ở dòng ngang và điền vào bảng.
Đồng thanh đọc những tiếng ghép được trên bảng.
Đứng trước.
Đứng sau.
Không, vì không đánh vần được, không có nghĩa.
Học sinh đọc theo GV chỉ bảng, 1 học sinh lên bảng đọc toàn bộ bảng.
1 học sinh đọc các dấu thanh và bê, vo.
Cá nhân, nhóm, lớp.
Lắng nghe.
CN, nhóm, lớp đọc các từ ngữ ứng dụng viết trên bảng.
1 học sinh lên biểu diễn.
Lắng nghe.
Nghỉ 5 phút.
Viết bảng con từ ngữ: lò cò, vơ cỏ.
Học sinh nhận xét và trả lời các câu hỏi của GV.
Học sinh tập viết lò cò trong vở Tập Viết.
Đọc: co, cỏ, cò, cọ. 
Đọc toàn bộ bài trên bảng lớp (CN, nhóm, lớp).
Em bé đang giơ hình vẽ cô gái và lá cờ, trên bàn có bút vẽ màu
Đẹp.
Bé vẽ cô, bé vẽ cờ.
Nghỉ 5 phút.
Học sinh tập các từ ngữ còn lại của bài trong vở Tập viết.
Theo dõi và lắng nghe.
Lắng nghe.
Đại diện 4 nhóm 4 em để thi đua với nhau.
+Tranh 1: Hổ đến xin Mèo truyền cho võ nghệ. Mèo nhận lời.
+Tranh 2: Hằng ngày, Hổ đến lớp học tập chuyên cần.
+Tranh 3: Một lần Hổ phục sẵn, khi thấy Mèo đi qua, nó liền nhảy ra vồ Mèo định ăn thịt.
+Tranh 4: Nhân lúc Hổ sơ ý, Mèo nhảy tót lên một cây cao. Hổ đứng dưới đất gầm gào, bất lực.
Hổ là con vật vô ơn, đáng khinh bỉ.
Học sinh tìm chữ và tiếng trong một đoạn văn bất kì.
Học sinh lắng nghe, thực hành ở nhà.
Môn : TNXH
BÀI : NHẬN BIẾT CÁC VẬT XUNG QUANH.
I.Mục tiêu : Sau giờ học học sinh biết :
 	-Nhận xét, mô tả được nét chính của các vật xung quanh.
	-Hiểu được: mắt, mũi, lưỡi, tai, tay (da) là các bộ phận giúp ta nhận biết ra các vật xung quanh.
	-Có ý thức giữ gìn và bảo vệ các bộ phận của cơ thể.
II.Đồ dùng dạy học:
-Một số đồ vật: khăn (bịt mắt), bông hoa, quả bóng, quả dứa, lọ nước hoa, củ gừng, ít muối, quả chanh 
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : 
Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập môn TNXH của học sinh.
2.Bài mới:
Giới thiệu bài:
GV cầm trên tay một số vật như: quyển vở, cây thước và hỏi học sinh. Đó là vật gì? Nhờ bộ phận nào mà em biết?
Ngoài việc nhận biết bằng mắt, khi ta nhận biết các vật xung quanh như: lọ nước hoa, muối, tiếng chim hót, ta phải dùng bộ phận nào của cơ thể?
GV nêu vấn đề: Như vậy mắt, lưỡi, mũi, tai, tay (da) đều là những bộ phận giúp chúng ta nhận biết ra các vật xung quanh. Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu điều đó.
Hoạt động 1 : Quan sát vật thật: 
MĐ: Học sinh mô tả được một số vật xung quanh.
Các bước tiến hành
Bước 1:
Yêu cầu học sinh quan sát và nói về màu sắc, hình dáng, hích cỡ: to, nhỏ, nhẵn nhụi, sần sùi, tròn,của một số vật xung quanh các em như: cái bàn, cái ghế, cái bút,và một số vật các em mang theo.
Bước 2: GV thu kết quả quan sát.
GV gọi học sinh xung phong lên chỉ vào vật và nói tên một số vật mà các em quan sát được.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
MĐ: Học sinh biết được các giác quan và vai trò của nó trong việc nhận ra thế giới xung quanh.
Các bước tiến hành:
Bước 1 : 
Hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi để thảo luận nhóm.
VD:
Bạn nhận ra màu sắc của các vật bằng gì?
Bạn nhận biết mùi vị của các vật bằng gì?
Bạn nhận ra tiếng nói của các con vật như: tiếng chim hót, chó sủa bằng bộ phận nào?
Bước 2 : GV thu kết quả hoạt động .
Gọi đại diện một nhóm đứng lên nêu một trong các câu hỏi mà nhóm thảo luận và chỉ định một bạn ở nhóm oacs trả lời. Bạn đó trả lời được lại có quyền đặt câu hỏi để hỏi lại nhóm khác.
Bước 3: 
Yêu cầu học sinh hãy cùng nhau thảo luận các câu hỏi sau đây.
Điều gì sẽ xãy ra nếu mắt chúng ta bị hỏng?
Điều gì sẽ xãy ra nếu tay (da) của chúng ta không còn cảm giác gì?
Bước 4: GV thu kết quả thảo luận.
Gọi một số học sinh xung phong trả lời theo các câu hỏi đã thảo luận.
Kết luận: Nhờ có mắt, mũi, tai, lưỡi, da mà chúng ta nhận biết ra các vật xung qquanh. Nếu một trong các bộ phận đó bị hỏng thì chúng ta sẽ không nhận biết đầy đủ về thế giới xung quanh. Vì vậy, chúng ta phải bảo vệ và giỡ gìn các bộ phận của cơ thể.
4.Củng cố : 
Hỏi tên bài:
Chơi trò chơi “Đoán vật”.
MĐ: Học sinh nhận biết được đúng các vật xung quanh.
Các bước tiến hành
Bước 1: GV dùng 3 khăn bịt mắt 3 học sinh cùng một lúc và lần lượt cho các em được sờ, ngửimột số vật đã chuẩn bị. Ai đoán đúng hết tên các vật sẽ thắng cuộc.
Bước 2: Nhận xét, tuyên dương, tổng kết trò chơi.
5.Dăn dò: Học bài, xem bài mới.
Cần giữ gìn bảo vệ các bộ phận của cơ thể
Để đồ dùng học tập môn TNXH lên bàn để GV kiểm tra.
Đó là quyển vở, cây viết.
Nhờ vào mắt.
Bằng 

File đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_lop_1_tuan_3.doc