Giáo án dạy học Lớp 1 (Bản mới)

I-Mục tiêu:

1.HS đọc trơn cả bài: Chuyện ở lớp. Luyện đọc các tiếng, từ ngữ: Đứng dậy, trêu, bôi bẩn,vuốt tóc. biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ.

2. Ôn các vần: uôt,uôc.

-Tìm tiếng trong bài có vần uôt.

-Tìm tiếng ngoài bài có vần uôt,uôc.

3. Hiểu nội dung bài:

-Em bé kể cho mẹ nghe nhiều chuyện không ngoan của các bạn trong lớp. Mẹ em gạt đi. Mẹ muốn nghe kể ở lớp con ngoan thế nào?

II-Đồ dùng:

-Tranh minh hoạ SGK

-Bộ dạy học vần.

 

doc118 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 344 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy học Lớp 1 (Bản mới), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời.
thế nào?
- GV giải thích từ: khẳng khiu
- Vào mùa xuân cây bàng thay đổi như
thế nào?
- Vào mùa hè cây bàng có đặc điểm gì?
- Vào mùa thu cây bàng có đặc điểm gì? - HS trả lời.
 - HS khác nhận xét.
- Bài văn này tả gì? ở mỗi mùa cây bàng - HS trả lời. 
có đặc điểm giống nhau không?
* Hoạt động 2: ( 15 phút) Luyện nói 
Kể tên những cây trồng ở sân trường em.
- GV cho HS quan sát tranh và khai thác - HS quan sát tranh và nhận xét.
nội dung tranh trong SGK.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi kể cho - HS thảo luận nhóm đôi.
 nhau nghe những cây trồng ở sân trường.
 - Các nhóm trình bày.
 - Nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương.
* Hoạt động nối tiếp: ( 1 phút)
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà luyện đọc lại bài.
Đạo đức Đi bộ an toàn trên đường
I/ Mục tiêu:
1. HS biết :
- Đi bộ phải đi trên vỉa hè, nếu không có vỉa hè phải đi sát lề đường
- Sang đường phải đi theo đèn tín hiệu và đi vào vạch quy định
- Sang đường phải nắm tay người lớn.
2. HS thực hiện đi bộ đúng quy định.
II/ Đồ dùng:
- Sách an toàn giao thông.
III/ Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: ( 20 phút) Quan sát tranh
- GV cho HS quan sát tranh 1 trong sách - HS quan sát tranh.
- ở thành phố đi bộ phải đi ở phần đường - HS trả lời.
 nào?
- ở nông thôn, khi đi bộ đi ở phần đường
 nào? Tại sao?
* GVKL: ở nông thôn cần đi sát lề đường
 ở thành phố cần đi sát vỉa hè.
- GV cho HS quan sát tranh 2,3 và trả 
 lời câu hỏi sau:
- Nơi vỉa hè có vật cản, ta phải đi như thế - Phải nắm tay người lớn đi sát lề
 nào? đường.
- Nơi không có vỉa hè ta phải đi như thế
 nào? 
- Khi đi bộ sang đường ta phải đi như - HS trả lời. 
 thế nào?
* GVKL: Đường không có vỉa hè phải đi
 sát lề đường.
 Sang đường theo tín hiệu đèn nơi có vạch
 đi bộ qua đường. Sang đường phải nắm 
 tay người lớn.
* Hoạt động 2: ( 15 phút)
 Trò chơi: Qua đường
- GV vẽ sơ đồ ngã tư có vạch quy định cho - HS lắng nghe.
người đi bộ và chọn HS vào các nhóm:
người đi bộ, người đi xe đạp, đi xe máy, đi
ô tô.
- GV phổ biến luật chơi: 4 nhóm nhỏ đứng 
ở bốn phần đường. Khi người điều khiển 
giơ đèn đỏ cho tuyến đường nào thì xe và 
người đi bộ phải dừng lại trước vạch, còn 
người và xe ở tuyến đường xanh được đi.
những người phạm luật sẽ bị phạt. 
 - HS tiến hành chơi.
 - Cả lớp nhận xét khen những bạn
 đi đúng quy định.
- GV nhận xét.
* Hoạt động nối tiếp: ( 1 phút)
- Nhận xét tiết học.
 Thứ 3
Tập viết: Tô chữ hoa: U Ư
I/ Mục tiêu:
- HS tập tô chữ hoa: u, ư
- Tập viết chữ thường, cỡ vừa, đúng mẫu chữ, đều nét các vần: oang, oac, các từ ngữ: khoảng trời, áo khoác.
II/ Đồ dùng: 
- Chữ mầu: u, ư
- Bảng phụ viết: oang, oac, khoảng trời, áo khoác.
III/ Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: ( 5 phút) Ôn kiến thức cũ
- GV cho HS viết bảng con: chữ hoa T, - HS viết bảng con.
 từ: con yểng.
- GV nhận xét, cho điểm.
* Giới thiệu bài: GT trực tiếp
* Hoạt động 2: ( 8 phút) hướng dẫn tô
chữ hoa.
- GV gắn chữ mầu: U lên bảng. - HS quan sát, nhận xét. 
- Chữ hoa U cao mấy ô ly? - HS trả lời.
- Chữ hoa U gồm những nét nào? - HS trả lời.
 - Cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét.
- GV gắn chữ hoa: Ư lên bảng. - HS quan sát, nhận xét.
- Chữ hoa Ư giống chữ hoa U ở điểm nào? - HS trả lời. 
- GV viết mẫu, vừa viết vừa hướng dẫn quy - HS quan sát.
trình viết.
- GV cho HS viết vào bảng con. - HS viết bảng con.
- GV nhận xét, sửa chữa.
* Hoạt động 3: ( 7 phút) Hướng dẫn viết
vần, từ ứng dụng.
- GV treo bảng phụ viết: oang, oac, khoảng - 2 HS đọc
trời, áo khoác.
. - GV cho học sinh quan sát và nhận xét về - HS quan sát và nhận xét 
độ cao của các con chữ, khoảng cách giữa
chữ này với chữ kia, từ này với từ kia.	
- GV viết mẫu, vừa viết vừa hướng dẫn - HS quan sát.
quy trình viết	 	 
- GV cho học sinh viết bảng con. - HS viết bảng con
- GV nhận xét, sửa chữa
* Hoạt động 4: ( 15 phút)HD viết vở
- GVHD học sinh viết vào VTV. - HS viết vào vở. 
- GV cho HS nhắc lại tư thế ngồi, cách cầm bút - HS nhắc lại. 
- GV chấm một số bài, nhận xét.
* Hoạt động nối tiếp:( 1 phút)
- Nhận xét tiết học.
-Về nhà viết tiếp phần B. 
 Thứ 3 
Chính tả: Cây bàng 
I/ Mục tiêu:
- HS chép lại chính xác đoạn cuối bài: Cây bàng từ “ xuân sang đến hết bài”
- Điền đúng vần oang hoặc oac, chữ g hoặc gh.
II/ Đồ dùng:
- Bảng phụ 
- Tranh trong SGK.
III/ Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: ( 5 phút) Ôn kiến thức cũ
Điền dấu hỏi hay dấu ngã:
Ngày mai ca lớp được nghi học.
Bà đưa vong ru bé ngu ngon.
- GV gọi HS lên bảng làm bài tập trên. - 1 HS lên bảng làm. 
- GV nhận xét, cho điểm.
* Giới thiệu bài: GT trực tiếp
* Hoạt động 2: ( 20 phút) Hướng dẫn tâp
 chép.
- GV treo bảng phụ có chép đoạn cuối bài - 2 HS đọc 
cây bàng.
- GV cho HS viết vào bảng con những - HS viết bảng con.
tiếng các em hay viết sai: sừng sững,
khẳng khiu, khoảng, kẽ, sân trường.
- GV nhận xét, sửa chữa.
- Khi viết một đoạn văn ta trình bày như - HS trả lời. 
thế nào?
- GV cho HS nhắc lại tư thế ngồi, cách 
cầm bút.
- GV cho HS nhìn bảng chép lại bài. - HS chép bài vào vở.
- GV đọc bài cho HS soát lỗi. - HS soát lỗi.
 - HS đổi chéo vở soát lỗi.
- GV chấm một số bài, nhận xét.
* Hoạt động 3: ( 10 phút) Hướng dẫn HS
làm bài tập.
- GV cho HS nêu yêu cầu bài tập 1 - 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
 1. Điền vần: oang hay oac.
Cửa sổ mở t...........
Bố mặc áo kh.........
- GV cho HS quan sát và làm bài tập trên. - HS làm vào vở 
 - 1 HS lên bảng làm.
 - Cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét, cho điểm.
 2.Điền chữ g hay gh: - 1 HS nêu yêu cầu bài tập. 
.......õ trống
chơi đàn........i ta.
* Trò chơi: Ai nhanh ai đúng
- GV cho đại diện 2 nhóm lên chơi trò - Đại diện 2 nhóm lên chơi.
chơi này.	
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Em hãy nêu quy tắc chính tả: gh +.....? - Vài HS nêu: gh + i, e, ê
 - GV nhận xét.
 * Hoạt động nối tiếp: ( 1 phút)
- Nhận xét tiết học. 
- Về nhà chép lại bài cho sạch, đẹp hơn. 
 Luyện tiếng việt: Tuần 32
I/ Mục tiêu:
- Củng cố các bài tập đọc: Luỹ tre, Sau cơn mưa, Cây bàng.
- HS làm được các bài tập trong VBTBTVNC.
- Rèn kĩ năng viết đẹp, đúng, nhanh.
II/ Đồ dùng:
- VBTBTVNC
III/ Các hoạt động dạy học: 
* Hoạt động 1: Củng cố các bài tập đọc
- GV gọi HS đọc thuộc lòng bài: Luỹ tre - HS đọc thuộc lòng.
- GV nhận xét, cho điểm.
- Bài thơ tả gì? Em hãy đọc những câu - HS trả lời.
thơ tả luỹ tre vào buổi trưa?
- GV cho HS thi đọc bài: Sau cơn mưa - HS thi đọc cá nhân với nhau.
và bài: Cây bàng.
 - Cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét, cho điểm.
- Sau trận mưa rào mọi vật thay đổi như - HS trả lời.
thế nào?
- Vào mỗi mùa cây bàng có đặc điểm gì? - HS trả lời.
- GV nhận xét.
- GVHD học sinh làm các bài tập trong - HS làm bài.
VBTBTVNC. 
 - HS trình bày bài.
 - Cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét, sửa chữa.
* Hoạt động 2: Luyện viết
- GV đọc bài: Luỹ tre cho HS chép - HS chép bài vào vở.
- GV cho HS nhìn bảng chép bài: 
Sau cơn mưa.
- GV chấm một số bài, nhận xét.
* Hoạt động nối tiếp: 
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà luyện đọc và viết thêm.
 Thứ 4 
Tập đọc: Đi học
Mục tiêu:
HS đọc trơn cả bài. Luyện đọc các, tiếng, từ ngữ: tre trẻ, xoè, hương rừng, nước suối. Luyện nghỉ hơi khi hết dòng thơ, khổ thơ.
Ôn các vần ăn, ăng.
- Tìm tiếng trong bài có vần ăng.
- Tìm tiếng ngoài bài có vần ăn, ăng
3. Hiểu nội dung bài:
Bạn nhỏ tự đến trường một mình, không có mẹ dắt tay. Đường từ nhà đến trường rất đẹp. Bạn yêu mái trường xinh, yêu cô giáo bạn hát rất hay.
II/ Đồ dùng:
- Bộ dạy học vần.
- Tranh trong SGK
III/ Các hoạt động dạy học:
 Tiết 1
* Hoạt động 1: ( 5 phút)Củng cố đọc, hiểu
- GV gọi HS đọc bài: Cây bàng - 1 HS đọc bài.
- Mùa xuân cây bàng có đặc điểm gì? - HS trả lời.
- GV nhận xét, cho điểm.
* Giới thiệu bài: GT bằng tranh trong SGK.
* Hoạt động 2: ( 20 phút) HDHS đọc 
- GV đọc mẫu.
* Luyện đọc tiếng, từ:
- GV viết các tiếng, từ sau lên bảng:
 tre trẻ, hương rừng, xoè, nước suối.
- GV cho HS ghép các từ trên - HS thực hành ghép.
- GV cài bảng.
- GV cho HS đọc những từ trên. - HS đọc( cá nhân, lớp)
- GV nhận xét, sửa chữa.
* Luyện đọc câu:
- GV cho HS đọc nối tiếp từng câu cho - HS đọc nối tiếp. 
 đến hết bài.
- GV nhận xét.
* Luyện đọc đoạn, bài:
- GV cho HS đọc nối tiếp từng khổ thơ - HS đọc nối tiếp từng khổ thơ.
- GV cho HS thi đọc cả bài với nhau. - HS thi đọc cá nhân.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV cho cả lớp đọc đồng thanh cả bài - Cả lớp đọc đồng thanh.
* Hoạt động 3:( 10 phút) Ôn cần ăn, ăng
- Tìm tiếng trong bài có vần ăng? - lặng, vắng, nắng - HS phân tích.
- Tìm tiếng ngoài bài có vần ăn, ăng?
* Trò chơi: Tiếp sức
- GV cho các dãy bàn chơi thi với nhau - Các dãy bàn chơi với nhau.
 - Cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương.
 Tiết 2
* Hoạt động 1:( 15 phút) Tìm hiểu bài
- GV cho HS đọc lại cả bài thơ - 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm.
- GV cho HS đọc khổ thơ 1 - 2 HS đọc 
- Hôm nay bạn nhỏ tới lớp cùng với ai?
- GV cho HS đọc khổ thơ 2 và 3 - 2 HS đọc. Cả lớp đọc thầm.
- Đường tới trường có những gì đẹp? - HS trả lời.
* Hoạt động 2:( 15 phút) Luyện nói
- GV cho HS quan sát tranh trong SGK và - HS quan sát tranh và thảo luận 
thảo luận nhóm đôi: Đọc các câu thơ trong nhóm đôi. 
 bài ứng với nội dung mỗi tranh.
 - Đại diện nhóm trình bày.
 - Nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét.
* Hoạt động 3: ( 5 phút) Hát bài: Đi học
- GV cho cả lớp hát bài: Đi học - Cả lớp hát
 Hoạt động nối tiếp: ( 1 phút)
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà HTL bài thơ.
Sinh hoạt tập thể: Hoà bình và hữu nghị
I/ Mục tiêu:
- HS kể được những việc làm thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ đối với các nước bạn .
- HS hát được những bài hát về hoà bình và hữu nghị.
II/ Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: ( 20 phút) HS kể những
việc làm thể hiện tình hữu nghị.
- Em hãy kể những nước trên thế giới mà - HS trả lời. 
em biết?
-Trong số những nước đó nước nào là nước
giáp với Việt Nam?
- Em hãy kể những việc làm thể hiện tình
hữu nghị đối với các nước trên thế giới?
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi để trả - HS thảo luận nhóm đôi.
lời câu hỏi trên.
 - Đại diện nhóm trình bày.
 - Nhóm 

File đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_lop_1_ban_moi.doc
Giáo án liên quan