Giáo án dạy học Khối 4 - Tuần 15 - Năm 2014

2. Bài mới :

HĐ 1: Giới thiệu bài.

HĐ 2: Phép chia 320 : 40 và

32000 : 400

*GV ghi 320 : 40, HS suy nghĩ và áp dụng tính chất một số chia cho một tích để thực hiện phép chia trên.

- Vậy 320 chia 40 được mấy ?

- Em có nhận xét gì về kết quả 320 : 40 và 32 : 4 ?

- HS thực hiện đặt tính 320 : 40.

- GV nhận xét và kết luận về cách đặt tính đúng.

* Phép chia 32 000 : 400 (trường hợp số chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia nhiều hơn của số chia).

- GV ghi 32000 : 400, HS suy nghĩ và áp dụng tính chất một số chia cho một tích để thực hiện phép chia trên.

- GV cho HS làm theo cách thuận tiện

32 000 : (100 x 4).

Vậy 32 000 : 400 được mấy.

- GV nêu kết luận.

 

doc38 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 25/02/2022 | Lượt xem: 335 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy học Khối 4 - Tuần 15 - Năm 2014, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
- Nhận xét tiết học. 
- HS kể & trả lời câu hỏi. 
- HS nhận xét.
- HS giới thiệu nhanh những truyện mà các em mang đến lớp. 
- HS đọc đề bài. 
- HS cùng GV phân tích đề bài. 
- Truyện có nhân vật là con vật gần gũi với trẻ em: Chú lính chì dũng cảm (An- đéc-xen), Chú Đất Nung (Nguyễn Kiên) – nhân vật là những đồ chơi của trẻ em; Võ sĩ Bọ Ngựa (Tô Hoài) – nhân vật là con vật gần gũi với trẻ em. 
- Vài HS tiếp nối nhau giới thiệu với các bạn câu chuyện của mình. Nói rõ nhân vật trong truyện là đồ chơi hay con vật. 
- HS kể chuyện theo cặp.
- HS xung phong thi kể trước lớp.
- Mỗi HS kể chuyện xong phải nói suy nghĩ của mình về tính cách nhân vật & ý nghĩa câu chuyện hoặc đối thoại với bạn về nội dung câu chuyện. 
+ Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện hấp dẫn nhất
- HS lắng nghe.
*******************************
 Ngày soạn: 14/ 12/ 2014
 Ngày dạy: Thứ tư ngày 17 / 12/ 2014
Môn: TOÁN
Tiết 73: Bài: CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ ( TIẾP THEO)
 I. Mục tiêu:
 - Thực hiện được phép chia số có bốn chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư ).
 - Bài tập cần làm: bài 1, bài 3(a). 
KNS: Tư duy, lắng nghe tích cực,
 II. Đồ dùng dạy học:
 - Sách, vở đồ dùng bộ môn.
 III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới :
HĐ1: Giới thiệu bài. 
HĐ2: Hướng dẫn thực hiện phép chia.
* Phép chia 8 192 : 64 
- GV ghi phép chia, yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính. 
- GV theo dõi HS làm bài. 
- GV hướng dẫn HS đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày. 
- Phép chia 8192: 64 là phép chia hết hay phép chia có dư ? 
* Phép chia 1 154 : 62 
- GV ghi phép chia, cho HS thực hiện đặt tính và tính. 
- GV theo dõi HS làm bài. 
 - GV hướng dẫn HS đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày. 
- Vậy 1 154 : 62 = 18 ( dư 3 )
 - Phép chia 1 154 : 62 là phép chia hết hay phép chia có dư ?
 - Trong phép chia có dư chúng cần chú ý điều gì? 
HĐ3: Luyện tập, thực hành. 
 Bài 1: - HS tự đặt tính và tính. 
 - HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng. 
 - GV chữa bài và cho điểm HS. 
 Bài 3: 
 - GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS. 
Hoạt động nối tiếp
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn dò HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- HS nghe.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp. 
- HS nêu cách tính của mình.
- Là phép chia hết.
- HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp. 
- 1 HS nêu cách tính của mình. 
- HS theo dõi.
- Là phép chia có số dư bằng 3. 
- Số dư luôn nhỏ hơn số chia. 
 - HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- HS nhận xét.
- HS đọc đề toán. 
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- HS thực hiện theo lời dặn của GV.
************************************
TẬP ĐỌC
Tiết 30: TUỔI NGỰA
 I. Mục tiêu:
 - Biết đọc với giọng vui, nhẹ nhàng; đọc đúng nhịp thơ, bước đầu biết đọc với giọng có biểu cảm một khổ thơ trong bài.
 - Hiểu ND: Cậu bé tuổi Ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng rất yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ tìm đường về với mẹ (trả lời được các câu hỏi 1; 2; 3; 4 thuộc khoảng 8 dòng thơ trong bài). 
 - KNS: Lắng nghe tích cực, tư duy, hợp tác,
 II. Đồ dùng dạy hoc:
 - Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 149/SGK.
 - Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.
 III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2HS đọc lại bài cánh diều tuổi thơ. Trả lời câu hỏi.
2. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài:
HĐ2: Luyện đọc và tìm hiểu bài.
a, Luyện đọc:
- GV đọc mẫu. 
b,Tìm hiểu bài:
- HS đọc khổ thơ 1, trao đổi và TLCH.
- HS đọc khổ 2, trao đổi và trả lời câu hỏi.
- Khổ thơ 2 kể lại chuyện gì ?
- HS đọc khổ thơ 3, trao đổi và TLCH.
- Khổ 3 tả cảnh gì?
- HS đọc khổ thơ 4, trao đổi và trả lời câu hỏi.
- Cậu bé yêu mẹ như thế nào ? 
- HS đọc câu hỏi 5, suy nghĩ trả lời.
- Ví dụ về câu trả lời có ý tưởng hay: 
- Nội dung bài thơ là gì?
c. Đọc diễn cảm:
- HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ, lớp theo dõi để tìm ra cách đọc.
-Luyện đọc diễn cảm khổ1và 2.
- Nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động nối tiếp. 
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà học thuộc lòng.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Quan sát, lắng nghe.
- Một HS đọc toàn bài.
- Đọc khổ lần 1. Luyện phát âm.
- Đọc khổ lần 2. Giải nghĩa từ.
- Đọc theo cặp.
- 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm, trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi.
-Khổ 2 của bài kể chuyện " Ngựa con " rong chơi khắp nơi cùng ngọn gió.
- 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm, trao đổi trả lời câu hỏi.
- Khổ thứ ba tả cánh đẹp của đồng hoa mà "Ngựa con" vui chơi . 
- 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm, trao đổi trả lời câu hỏi.
- Cậu bé dù đi muôn nơi vẫn tìm đường về với mẹ.
- Đọc và trả lời câu hỏi 5. 
+ Cậu bé tuổi Ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng rất yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ tìm đường về với mẹ 
- 4 HS tham gia đọc
- HS cả lớp theo dõi, tìm giọng đọc như hướng dẫn.
- 1 HS đọc
- Đọc theo cặp
- Đọc thi.
- Nhẩm HTL.
- Thi đọc thuộc lòng.
- Cả lớp lắng nghe.
***********************************
TẬP LÀM VĂN
Tiết 29: LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
 I. Mục tiêu:
 - Nắm vững cấu tạo ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả đồ vật và trình tự miêu tả ; hiểu vai trò của quan sát trong việc miêu tả những chi tiết của bài văn, sự xen kẽ của lời tả với lời kể (BT1).
 - Lập được dàn ý cho bài văn tả chiếc áo mặc đến lớp (BT2).
 - KNS: Hợp tác, thể hiện sự tự tin, lắng nghe tích cực,
 II. Đồ dùng dạy học:
 - Giấy khổ to và bút dạ.
 - Phiếu kẻ sẵn nội dung: trình tự miêu tả chếc xe đạp của chú Tư.
 III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật ?
2. Bài mới : 
HĐ1: Giới thiệu bài. 
HĐ2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1 : 
- Phần mở bài, thân bài, kết bài trong đoạn văn trên có tác dụng gì? Mở bài kết bài theo cách nào?
- Tác giả quan sát chiếc xe đạp bằng giác quan nào ?
+ Tả bao quát chiếc xe.
+ Tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật.
+ Nói về tình cảm của chú Tư đối với chiếc xe đạp.
Bài 2:
 - HS đọc đề bài.
 - GV Gợi ý: (Xem SGV).
- HS tự làm bài.
- Gọi HS đọc bài của mình. 
- GV ghi các ý chính lên bảng để có một dàn ý hoàn chỉnh.
a/ Mở bài:
- Chiếc áo em đang mặc là chiếc áo sơ mi đã cũ hay còn mới? Đã mặc được bao lâu?
b/ Thân bài:
c/ Kết bài:
- Gọi HS đọc dàn ý.
- Để quan sát kĩ đồ vật sẽ tả chúng ta cần quan sát bằng những giác quan nào?
+ Khi tả đồ vật ta cần lưu ý điều gì ?
Hoạt động nối tiếp. 
 - Nhận xét tiết học.
- Về nhà viết thành bài văn miêu tả một đồ chơi mà em thích.
- 2 HS trả lời câu hỏi. 
- Lắng nghe.
- 2HS nối tiếp đọc đề bài.
- Mở bài: Giới thiệu về chiếc xe đạp của chú Tư.
- Thân bài: Tả chiếc xe đạp và tình cảm của chú Tư với chiếc xe đạp.
- Kết bài: Nói lên niềm vui của đám con nít và chú Tư bên chiếc xe.
- Tác giả quan sát chiếc xe đạp bằng: 
 mắt, tai nghe. 
- Trao dổi, viết các câu văn thích hợp vào phiếu.
- Bao giờ dừng xe, chú cũng rút giẻ dưới yên lau, phủi, sạch sẽ.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Lắng nghe.
- Tự làm bài. 
- 3 - 5 HS đọc bài.
- Chiếc áo sơ mi em mặc hôm nay là chiếc áo đã cũ.
- Tả bao quát chiếc áo.
+ Tình cảm của em đối với chiếc áo.
- Đọc, bổ sung vào dàn ý của mình những chi tiết còn thiếu.
- Chúng ta cần quan sát bằng nhiều giác quan : mắt, tai, cảm nhận.
+ Khi tả đồ vật, ta cần lưu ý kết hợp lời kể với tình cảm của con người với đồ vật ấy.
- Cả lớp lắng nghe.
******************************
 Môn: KHOA HỌC
Tiết 29: Bài: TIẾT KIỆM NƯỚC
 I. Mục tiêu:
 - Thực hiện tiết kiệm nước.
 - HS biết những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm nước
 - KNS: 
 - Kĩ năng xác định giá trị bản thân trong việc tiết kiệm, tránh lãng phí nước.
 - Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm trong việc tiết kiệm, tránh lng phí nước.
 - Kĩ năng bình luận về việc sử dụng nước (quan điểm khác nhau về tiết kiệm nước).
 II.Đồ dùng dạy-học:
 - Giấy khổ to, bút màu cho các nhóm.
 III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
 - Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn nước?
- Nhận xét, cho điểm.
2. Dạy-học bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài.
HĐ2: Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ nguồn nước.
 - Các em hãy quan sát các hình trong SGK/60,61, thảo luận nhóm đôi chỉ ra những việc nên làm và những việc không nên làm để tiết kiệm nước.
- Gọi một số hs trình bày kết quả.
- Kết luận: Nước sạch không phải tự nhiên mà có, chúng ta nên làm theo những việc làm tiết kiệm nước, phê phán những việc làm sai để tránh gây lãng phí nước.
HĐ3: Tại sao phải thực hiện tiết kiệm nước
- Y/c hs quan sát hình 7; 8 SGK/ 61.
- Em nhìn thấy những gì trong hình 7; 8
- Theo em, bạn nam ở hình 7a nên làm gì? Vì sao? 
- Vì sao chúng ta cần phải tiết kiệm nước? 
( HS khá, giỏi )
- GV kết luận.
HĐ4: Vẽ tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước
- Các em hãy thảo luận nhóm 6 xây dựng bản cam kết tiết kiệm nước, tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền cổ động mọi người cùng tiết kiệm nước, phân công từng thành viên vẽ hoặc viết từng phần của bức tranh.
- Gọi các nhóm dán và trình bày sản phẩm của mình, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- Tuyên dương các sáng kiến tuyên truyền cổ động mọi người cùng tiết kiệm nước. 
Hoạt động nối tiếp. 
- Gọi hs đọc ghi nhớ.
- Vận động mọi người tiết kiệm nước.
- Nhận xét tiết học. 
- 3 hs lần lượt lên bảng trả lời.
- Lắng nghe.
- Quan sát hình vẽ, thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trình bày (mỗi nhóm nêu 1 việc).
* Những việc không nên làm để tránh lãng phí nước:
* Những việc nên làm để tiết kiệm nguồn nước:
- Lắng nghe.
- Quan sát
- Chúng ta cần tiết kiệm nước vì: Phải tốn nhiều tiền của, công sức mới có đủ nước sạch để dùng. Tiết kiệm nước là dành tiền cho mình và cũng là để có nước cho người khác được dùng. 
- Lắng nghe. 
- Thảo luận nhóm 6.
- Trình bày 
****************************
 Ngày soạn: 14/ 12/ 2014
 Ngày dạy: Thứ hai ngày 18 / 12/ 2014
Môn: TOÁN
 Tiết 

File đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_khoi_4_tuan_15_nam_2014.doc
Giáo án liên quan