Giáo án dạy học Khối 4 - Tuần 14

III. Hoạt động dạy học

A. Bài cũ :4’

 HS nối tiếp nhau đọc bài : Văn hay chữ tốt; nêu ý nghĩa câu chuyện.

B. Bài mới .

1. Giới thiệu chủ điểm và bài học: 2’

 Cho HS quan sát tranh giới thiệu chủ điểm Tiếng sáo diều và bài tập đọc Chú Đất Nung

 2. Luyện đọc và tìm hiểu bài

 HĐ1. Luyện đọc 10’

 GV chia bài ra làm 3 đoạn: ( Bốn dòng đầu - Sáu dòng tiếp theo - Phần còn lại )

 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài. GV kết hợp với luyện đọc và tìm hiêủ các từ ngữ ở phần chú giải . Luyện đọc câu dài:

 Chắt còn một đồ chơi nữa là chú bé bằng đất / em nặn lúc đi chăn trâu.

 Chú bé Đất ngạc nhiên / hỏi lại.

 HS luyện đọc theo cặp .

 Hai HS đọc cả bài.

 GV đọc bài: giọng hồn nhiên, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

 HĐ2. Tìm hiểu bài:10’

 Học sinh đọc thầm đoạn 1, trả lời : - Cu Chắt có những đồ chơi nào ?

- Chúng khác nhau như thế nào ?

- Đoạn này cho em biết gì ?

 

doc34 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 658 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy học Khối 4 - Tuần 14, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 vật trong nhà với các bạn nhỏ)
- Các phần mở bài, kết bài đó giống các kiểu mở bài, kết bài nào trong văn kể chuyện ? (mở bài trực tiếp, kết bài mở rộng) 
- Phần thân bài tả cái cối theo trình tự như thế nào ? (bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ, từ ngoài vào trong, từ phần chính đến phần phụ. Tả công dụng của cái cối)
Bài tập 2 : Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài, trả lời:
- Khi tả một đồ vật ta cần tả như thế nào ? (Khi tả đồ vật tá cần tả bao quát toàn bộ đồ vật,sau đó đi vào tả những bộ phận có đặc điểm riêng nổi bật, kết hợp tình cảm với đồ vật.) 
HĐ2. Phần Ghi nhớ 5’
HS đọc phần ghi nhớ SGK. 
HĐ3. Phần Luyện tập 12’
Bài1: HS đọc thầm bài văn tả cái trông thực hiện yêu cầu SGK:
 Kết quả:
 Câu văn tả bao quát cái trống: Anh chàng trống này tròn phòng bảo vệ .
 Tên các bộ phận: Mình trống, ngang lưng trống, hai đầu trống. 
 Hình dáng: Tròn như cái chum, mình được ghép bởi những tấm gỗ đều chằn chằn, nở ở giữa, khum nhỏ lại ở hai đầu, ngang lưng quấn ...., hai đầu bịt kín rất phẳng.
 Âm thanh : Tiếng trống ồm ồm dục giã “ Tùng ! Tùng !Tùng !.........”giục trẻ rảo bước tới trường
 HS viết phần mở bài, thân bài theo yêu cầu của đề vào vở, chữa bài. 
3. Củng cố, dặn dò 1’
 HS nhắc lại ghi nhớ
 GV nhận xét tiết học
 --------------------------------------------------------------
Toán
CHIA MỘT TÍCH CHO MỘT SỐ
I. Mục tiêu 
- Thực hiện đượcphép chia một tích cho một số. 
Bài tập cần đạt : Bài 1,bài 2 
II. Hoạt động dạy học 
A. Bài cũ 4’
- Khi chia một số cho một tích ta làm như thế nào ?
 Tính: 80 : 16 90 : 15
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:1’
2. Các hoạt động:28’
HĐ1. Tính và so sánh giá trị của ba biểu thức 
 GV ghi bảng: (9 x15) : 3 ; 9 x (15 : 3) ; (9 : 3) x 15
Ba HS lên bảng tính, lớp làm vào vở nháp . HS nêu nhận xét về kết quả.
 (9 x15) : 3 = 135 : 3 = 45
 9 x (15 : 3) = 9 x 5 = 45
 (9 : 3) x 15 = 3 x 15 = 45
Vậy ba biểu thức đó bằng nhau .
 (9 x15) : 3 = 9 x (15 : 3) = (9 : 3) x 15 = 45.
 HĐ2. Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức 
(7 x 15) : 3 và 7 x (15 : 3)
 Hai hs lên bảng tính các bạn khác làm vào nháp rồi so sánh kết quả. 
(7 x 15) : 3 = 105 : 3 = 35 
7 x (15 : 3) = 7 x 5 = 35 
Giá trị của hai biểu thức đó đều bằng 35. 
GV :Vậy hai biểu thức đó bằng nhau. 
(7 x 15) : 3 = 7 x (15 : 3) = 35.
- Vì sao ta không tính ( 7 : 3 ) x 15 ? (vì 7 không chia hết cho 3) 
- Khi chia một tích cho một số ta làm thế nào ?
 Kết luận: SGK
 HS nhắc lại.
HĐ3.Thực hành 
Bài 1: HS làm bài vào vở. Chữa bài
Bài2 : HD mẫu:
(25 x 36 ) : 9 = 25 x (36 : 9) = 25 x 4 = 100
 HS làm những bài còn lại rồi chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò:2’
HS nhác lại ghi nhớ
GV nhận xét tiết học 
----------------------------------------------------
Hoạt động dạy học
 SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu
Giúp HS tổng kết đánh giá kết quả tuần 14.
Đề ra kế hoạch hoạt động tuần 15
II. Hoạt động dạy học
GV nêu yêu cầu của tiết sinh hoạt
Các tổ trưởng nhận xét kết quả của tổ 
Lớp trưởng nhận xét chung và xếp loại tổ
Lớp thảo luận phát biểu ý kiến
GV nhận xét, thống nhất các ý kiến:
 Ưu điểm:
 Đi học đầy đủ, đúng giờ, nền nếp lớp học khá tốt, đồng phục đầy đủ
 Vệ sinh trực nhật sạch sẽ
 Một số bạn được tuyên dương trong tuần là: Về tập thể khen tổ hai đã chăm ngoan, tích cực phát biểu xây dựng bài.
 Tồn tại:
 Học bài cũ và chuẩn bị trước bài chưa tốt, một số em cần chú ý khắc phục như ........
 Bảng nhân,chia còn chưa thạo có các em: .......
 Chăm sóc vườn cây thuốc nam chưa tốt
 GV nêu kế hoạch tuần 15
-Thực hiện dạy học theo TKB
-Chăm sóc cây cảnh,vệ sinh trực nhật theo qui định
 Nhận xét , dặn dò
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Chiều:
Lịch sử
NHÀ TRẦN THÀNH LẬP
I. Mục tiêu 
Biết rằng sau khi nhà Lý là nhà Trần, kinh đô là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt:
Đến cuối thế kỉ XII nhà Lý ngày càng suy yếu, đầu năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, nhà Lý được thành lập.
Nhà Trần vẫn đặt tên kinh đôlà Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt.
HSKG: Biết những việc làm của nhà Trần nhằm cũng cố, xây dựng đất nước : chú ý xây dựng lực lượng quân đội, chăm lo bảo vệ đê điều, khuyến khíchnông dân sản xuất.
II. Đồ dùng dạy học
Phiếu học tập .
III. Hoạt động dạy học
 A. Bài cũ:5’
 - Lý Thường Kiệt đã có chủ trương gì khi đem quan sang đất Tống ?
 - Nêu diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai ?
 B. Bài mới 
 1.Giới thiệu bài :1’
 2. Các hoạt động:27’
 GV trình bày tóm tắt sự ra đời của nhà Trần: Cuối thế kỉ XII, nhà Lý suy yếu. Triều đình lục đục, nhân dân cơ cực, nạn ngoại xâm đe dọa nhà lý phải dựa vào họ Trần. Lý Chiêu Hoàng lên ngôi lúc 7 tuổi, Nhà Trần tìm cách để Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh rồi nhường ngôi cho chồng năm 1226. Nhà Trần được thành lập 
HĐ1: Làm việc cá nhân
 Yêu cầu HS sau khi đọc SGK, điền dấu nhân vào sau ô trống chỉ chính sách của nhà Trần thực hiện để hoàn thành phiếu bài tập sau: 
+ Đứng đầu nhà nước là vua. 
+ Vua đặt lệ nhường ngôi sớm cho con. 
+ Lập Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ. 
+ Đặt chuông trước cung điện để nhân dân đến đánh chuông khi có điều oan ức hoặc cầu xin .
+ Cả nước chia thành các lộ,phủ,châu,huyện,xã .
+ Trai tráng mạnh khoẻ được tuyển vào bộ đội, thời bình thì sản xuất, khi có chiến tranh thì tham gia chiến đấu. 
 Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
 Kết luận: GV tóm tắt lại các chính sách mà nhà Trần đã thực hiện
HĐ2: Làm việc cả lớp 
 - Những sự việc nào trong chứng tỏ rằng giữa vua với quan và vua với dân chúng dưới thời Trần chưa có sự cách biệt quá xa
 Kết luận: Nhà Trần đã cho đặt chuông ở thềm cung điện cho dândeens đánh khi có điều gì cầu xin, oan ức. Trong triều sau các buổi yến tiệc, vua và các quan có lúc nắm tay nhau, ca hát vui vẻ. 
3. Củng cố, dặn dò:2’
 HS nhắc lại nội dung ghi nhớ
GV nhận xét tiết học
----------------------------------------------------------
Đạo đức:
BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO ( TIẾT 1).
I. Mục tiêu: 
- Biết được công lao của các thầy cô giáo.
 - Nêu đựoc những việc làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo.
- Lễ phép vâng lời thầy giáo, cô giáo.
Ghi chú : Nhắc nhở các bạn thực hiện kính trọng,biết ơn đối với các thầy giáo cô giáo đã và đang dạy mình.
II.Đồ dùng dạy học
 Các băng chữ để phục vụ cho hoạt động 3.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:1’
2. Các hoạt động:32’
HĐ1: Xử lí tình huống
- HS làm việc theo nhóm: Các nhóm đọc tình huống và thảo luận.
. Đoán xem các bạn nhỏ trong tình huống sẽ làm gì?(đến thăm bé dịu nhà cô giáo).
.Nếu em là các bạn, em sẽ làm gì?
.Hãy đóng vai thể hện cách xử lí của nhóm em.
-Đối với thầy giáo, cô giáo chúng ta phải có thái độ như thế nào? (tôn trọng, biết ơn).
-Tại sao phải biết ơn, kính trọng thầy, cô giáo? (vì thầy cô giáo đã không quản khó nhọc, tận tình dạy dỗ chỉ bảo các em nên người)
HĐ2: Thảo luận theo nhóm đôi( BT1, SGK).
Những bức tranh nào thể hiện lòng kính trọng, biết ơn thầy, cô giáo? vì sao? 
HS: Tranh 1;2;4 vì các bạn nhỏ biết chào lễ phép, giúp đỡ thầy, cô giáo những việc phù hợp, chúc mừng, cảm ơn các thầy cô khi cần thiết.
- Nếu em có mặt trong bức tranh 3, em sẽ nói gì với các bạn HS đó?( em sẽ khuyên và giải thích cho các bạn: Cần phải lễ phép với tất cả các thầy cô giáo mặc dù cô không dạy mình.
HĐ3: Thảo luận nhóm ( BT2, SGK).
Chia lớp thành 7 nhóm. Mỗi nhóm nhận băng chữ viết tên.thảo luận và lên dán trên bảng: a;b;d;đ;e;g.
- Vài em đọc phần ghi nhớ trong SGK.
3.Củng cố-dặn dò:2’. viết vẽ, dựng tiểu phẩm về chủ đề bài học(BT4, SGK). 
Chuẩn bị BT5.
Tự học
Tự hoàn thành kiến thức
I. Mục tiêu
Rèn kĩ năng tính toán khi chia một số cho một tích. áp dụng để giải bài toán bằng nhiều cách.
II.Hoạt động dạy học:
Giới thiệu bài 3’
Giáo viên nêu mục tiêu tiết học
Chia nhóm đối tượng
2. Luyện tập: 30’
 GV hướng dẫ HS làm một số bài tập sau:
Bài 1: Tính bằng hai cách:
 50 : ( 5 x 2) 28 : (2 x 4)
 Bài 2: Khoanh vào chữ trước câu trả lời đúng:
 Giá trị của biểu thức 24 : (3x 2) bằng giá trị của biểu thức nào dưới đây:
A. 24 : 3 x 2 B. 24 : 2 x3 C. 24 :3 : 2 D. 24 : 3 x 24 : 2
Bài 3: Có 2 bạn học sinh, mỗi bạn mua 4 quyển vở cùng loại và tất cả phải trả 9600 đồng. Tính giá tiền mỗi quyển vở. (Giải bằng hai cách)
 Bài 4: Đặt tính rồi tính
 454 545 : 9
 HS K, G: làm thêm bài:Tìm y: 72: (3 x y) = 4 ; 400 : (y x 5) = 8
 GV nhận xét tiết học:2’
Luyện toán
LUYỆN CHIA CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
Mục tiêu
Rèn kĩ năng chia số có nhiều chữ số cho số có một chữ số. HS tính toán nhanh
II. Hoạt động dạy học
 GV hướng dẫn HS làm một số bài tập sau:30’
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
 256075 : 5 ; 369090 : 6 ; 498479 : 7
Bài 2: Tìm y
 y x 5 = 106570 ; 450906 : y = 6
Bài 3: Một kho thóc chứa 305080 kg thóc. Người ta đã lấy ra 1 số thóc ở kho đó. Hỏi trong kho còn lại bao nhiêu ki-lô-gam thóc ? 
GV nhận xét tiết học: 5’
TUẦN 15
Thứ hai ngày 16 tháng 12 năm 2013
CHÀO CỜ
 SINH HOẠT ĐẦU TUẦN
 ------------------------------------------------
Tập đọc
CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
I. Mục tiêu 
- Biết đọc với giọng vui,hồn nhiên,bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
- Hiểu nội dung : Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ.( trả lời các câu hỏi trong SGK)
II. Đồ dùng dạy học 
 Tranh minh hoạ nội dung bài đọc 
III. Hoạt động dạy học 
A. Bài cũ 4’
 HS đọc bài tập đọc “ Chú Đất Nung”. Nêu nội dung bài.
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài 1’
 Cho HS quan sát tranh, giới thiệu bài.
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài 
HĐ1. Luyện đọc 10’
 GV chia bài làm hai đoạn: (5 dòng đầu- Còn lại)
HS tiếp nối nhau đọc 2 đoạn của bài. Kết hợp với đọc hiểu các từ ngữ chú giải. Chú ý HS nghỉ hơi sau dấu ba chấm, biết đọc liền mạch các cụm từ trong câu dài:
 + Tôi đã ngửa sổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời / và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: ''Bay đi diều ơi ! Bay đi''
 HS luyện đọc theo cặp .
 Hai HS đọc cả bài .
 GV đọc diễn cảm: giọng vui tha thiết. 
HĐ2. Tìm hiểu bài :10’

File đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_khoi_4_tuan_14.doc
Giáo án liên quan