Giáo án Dạy bồi dưỡng Hóa học 10 - Vấn đề 1: Cấu tạo nguyên tử

Nguyên tử được cấu tạo bởi 3 hạt cơ bản : e, p, n.

 Khối lượng hạt e là : 9,1094.10-28 (g) hay 0,55x10-3 u

Khối lượng hạt p là :1,6726.10-24 (g) hay 1 u

Khối lượng hạt n là :1,6748.10-24 (g) hay 1 u

Khối lượng nguyên tử : . Do khối lượng của cac hạt e rất nhỏ, nên coi khối lượng nguyên tử .

Khối lượng riêng của một chất : .

Thể tích khối cầu : ; r là bán kính của khối cầu.

 

doc12 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 2617 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Dạy bồi dưỡng Hóa học 10 - Vấn đề 1: Cấu tạo nguyên tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 có : 2p + n = 13 à n = 13 – 2p (*)
Đối với đồng vị bền ta có : (**) . thay (*) vào (**) ta được : 
Vậy e = p = 4. A = 4 + 5 = 9 . Ký hiệu : 
C – BÀI TẬP TỰ LUYỆN.
	* BÀI TẬP TỰ LUẬN :
1) Xác định cấu tạo hạt (tìm số e, số p, số n), viết kí hiệu nguyên tử của các nguyên tử sau, biết:
a) Tổng số hạt cơ bản là 95, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25 hạt. 
b) Tổng số hạt cơ bản là 40, số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện dương là 1 hạt.
c) Tổng số hạt cơ bản là 36, số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện.
d) Tổng số hạt cơ bản là 52, số hạt không mang điện bằng 1,06 lần số hạt mang điện âm.
e) Tổng số hạt cơ bản là 49, số hạt không mang điện bằng 53,125% số hạt mang điện.
2) Xác định cấu tạo hạt (tìm số e, số p, số n), viết kí hiệu nguyên tử của các nguyên tử sau, biết: 
a) Tổng số hạt cơ bản là 18. 
b) Tổng số hạt cơ bản là 52, số p lớn hơn 16.
c) Tổng số hạt cơ bản là 58, số khối nhỏ hơn 40.
	* BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM :
Câu 1. Nguyên tử nguyên tố X có tổng các loại hạt là 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Số khối của X là: 
A. 56 B. 40 C. 64 D. 39.
Câu2. Nguyên tử nguyên tố X có tổng các loại hạt là 34. Số khối của nguyên tử nguyên tố X là:
A. 9 B. 23 C. 39 D. 14.
Câu 3. Nguyên tử nguyên tố X có tổng số các hạt p,e,n bằng 58, số hạt prôton chênh lệch với hạt nơtron không quá 1 đơn vị. Số hiệu nguyên tử của X là: 
A. 17 B. 16 C. 19 D. 20
 Đồng Xoài, ngày  tháng . Năm 
 Duyệt của tổ chuyên môn 
CHỦ ĐỀ 3
Dạng bài tập tìm số khối, phần trăm đồng vị và khối lượng nguyên tử (nguyên tử khối) trung bình
A – LỜI DẶN : 
Hầu hết các nguyên tố hóa học là hỗn hợp của nhiều đồng vị, nên khối lượng nguyên tử của các nguyên tố đó là khối lượng nguyên tử trung bình của hỗn hợp các đồng vị.
Với 	i: 1, 2, 3, , n
	xi : số nguyên tử (hay tỉ lệ % của nguyên tử)
	Mi : nguyên tử khối (số khối)
B - BÀI TẬP MINH HỌA :
Bài 1 : Nguyên tố argon có 3 đồng vị: . Xác định nguyên tử khối trung bình của Ar.
Giải : 
Bài 2 : Đồng có 2 đồng vị và . Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Xác định thành phần % của đồng vị .
	Giải : Đặt % của đồng vị là x, ta có phương trình:
63x + 65(1 – x) = 63,54 à x = 0,73
Vậy % = 73%
Bài 3 : Đồng có 2 đồng vị và . Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Tìm tỉ lệ khối lượng của trong CuCl2 .
	Giải : Đặt % của đồng vị là x, ta có phương trình:
63x + 65(1 – x) = 63,54 à x = 0,73
Vậy % = 73%
Thành phần % của 2 đồng vị Cu trong CuCl2 : 
Thành phần % của trong CuCl2 : 
	Trong 100g CuCl2 có 47g là Cu (cả 2 đồng vị). trong hỗn hợp 2 đồng vị và thì đồng vị chiếm 73%. Vậy khối lượng trong 100g CuCl2 là : 
C – BÀI TẬP TỰ LUYỆN.
	* BÀI TẬP TỰ LUẬN :
Tính nguyên tử lượng trung bình của các nguyên tố sau, biết trong tự nhiên chúng có các đồng vị là:
ĐS: a) 58,74 ; b) 16,00 ; c) 55,97 ; d) 207,20
Clo có hai đồng vị là . Tỉ lệ số nguyên tử của hai đồng vị này là 3 : 1. Tính nguyên tử lượng trung bình của Clo.
	ĐS: 35,5 
Brom có hai đồng vị là . Tỉ lệ số nguyên tử của hai đồng vị này là 27 : 23. Tính nguyên tử lượng trung bình của Brom.
ĐS: 79,91
Bo có hai đồng vị, mỗi đồng vị đều có 5 proton. Đồng vị thứ nhất có số proton bằng số nơtron. Đồng vị thứ hai có số nơtron bằng 1,2 lần số proton. Biết nguyên tử lượng trung bình của B là 10,812. Tìm % mỗi đồng vị.
	ĐS: 18,89% ; 81,11%
Neon có hai đồng vị là 20Ne và 22Ne. Hãy tính xem ứng với 18 nguyên tử 22Ne thì có bao nhiêu nguyên tử 20Ne? Biết .
ĐS: 182
 Brom có hai đồng vị, trong đó đồng vị 79Br chiếm 54,5%. Xác định đồng vị còn lại, biết .
ĐS: 81
Cho nguyên tử lượng trung bình của Magie là 24,327. Số khối các đồng vị lần lượt là 24 , 25 và A3. Phần trăm số nguyên tử tương ứng của A1 và A2 là 78,6% và 10,9%. Tìm A3.
ĐS: 26
Nguyên tố X có hai đồng vị là X1 , X2 , . Đồng vị X2 có nhiều hơn đồng vị X1 là 2 nơtron. Tính số khối và tỉ lệ phần trăm của mỗi đồng vị , biết tỉ lệ số nguyên tử của hai đồng vị là X1 : X2 = 3 : 2.
ĐS: 24 (60%) ; 26 (40%)
Nguyên tử X của nguyên tố R có tổng số hạt cơ bản là 46. Số hạt không mang điện bằng số hạt mang điện.
	a) Xác định tên R.
	b) Y là đồng vị của X. Y có ít hơn X là 1 nơtron và Y chiếm 4% về số nguyên tử của R. Tính nguyên tử lượng trung bình của R.
ĐS: a) P ; b) 30,96
Nguyên tố A có hai đồng vị X và Y. Tỉ lệ số nguyên tử của X : Y là 45 : 455. Tổng số hạt trong nguyên tử của X bằng 32. X nhiều hơn Y là 2 nơtron. Trong Y số hạt mang điện gấp 2 lần số hạt không mang điện. Tính nguyên tử lượng trung bình của A.
ĐS: 20,1
* BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM :
Câu 1. Các bon có 2 đồng vị là chiếm 98,89% và chiếm 1,11%. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố cacbon là:
A. 12,5 ; B. 12,011 ; 
C. 12,021 ; D. 12,045
Câu 2. Một nguyên tố R có 2 đồng vị có tỉ lệ số nguyên tử là 27/23. Hạt nhân của R có 35 hạt proton. Đồng vị 1 có 44 hạt nơtron, đồng vị 2 có số khối nhiều hơn đồng vị 1 là 2.Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố R là bao nhiêu?
A. 79,2 ; B. 79,8 ; 
 C. 79,92	 ; D. 80,5
Câu 3. Nguyên tố Mg có 3 loại đồng vị có số khối lần lượt là: 24, 25, 26. Trong số 5.000 nguyên tử Mg thì có 3.930 đồng vị 24 và 505 đồng vị 25, còn lại là đồng vị 26;Khối lượng nguyên tử trung bình của Mg là;
A. 24 ; B. 24,32 ; 
 C. 24,22 ; D. 23,9
Câu 4. Trong nguyên tử X tổng số các hạt cơ bản (e, p, n) là 115. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25. Nguyên tử X là:
	A. ; B. 	; 
 C. ; D. 
Câu 5. Nguyên tố Argon có 3 loại đồng vị có số khối bằng 36; 38 và A. Phần trăm số nguyên tử tương ứng của 3 đồng vị lần lượt bằng 0,34%; 0,06% và 99,6%. Biết 125 nguyên tử Ar có khối lượng 4997,5 đvc.
a - Số khối A của đồng vị thứ 3 là:
	A. 40	 ; B. 40,5 ; 
 C. 39 ; D. 39,8
b - Khối lượng nguyên tử trung bình của Ar là:
	A. 39 ; B. 40 ; 
 C. 39,95 ; D. 39,98
Câu 6. Khối lượng nguyên tử Bo là 10,81. Bo gồm 2 đồng vị: và . % đồng vị trong axit H3BO3 là:
A. 15% ; B. 14% ; 
C. 14,51% ; D. 14,16%
Câu 7. Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 52; có số khối là 35. Điện tích hạt nhân của X là:
A. 18	 ; C. 24	; 
 B. 17 ; D. 25
 Đồng Xoài, ngày  tháng . Năm 
 Duyệt của tổ chuyên môn 
CHỦ ĐỀ 4
Dựa vào cấu hình electron xác định nguyên tố là phi kim hay kim loại và cho biết tính chất hóa học của chúng.
A – LỜI DẶN : 
1 . Trong nguyên tử các electron chiếm các mức năng lượng từ thấp đến cao theo dãy: 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s  
Để nhớ ta dùng quy tắc Klechkowsky
	1s
	2s	2p
	3s	3p	3d
	4s	4p	4d	4f
	5s	5p	5d	5f
	6s	6p	6d	6f
	7s	7p	7d	7f
Khi viết cấu hình electron trong nguyên tử của các nguyên tố.
Đối với 20 nguyên tố đầu cấu hình electron phù hợp với thứ tự mức năng lượng.
VD : 19K cấu hình electron : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1.
Đối với nguyên tử thứ 21 trở đi cấu hình electron không trùng mức năng lượng, nên mức năng lượng 3d lớn hơn 4s. Ví dụ : 26Fe.
Mức năng lượng 	: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d6.
Cấu hình electron 	: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2.
Cấu hình electron của một số nguyên tố như Cu, Cr, Pd có ngoại lệ đối với sự sắp xếp electron lớp ngoài cùng, vì để cấu hình electron bền nhất.
VD : Cu có Z = 29 : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s1.
(đáng lẽ 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d9 4s2, nhưng electron ngoài cùng nhảy vào lớp trong để có mức bão hòa và mức bán bão hòa).
2. Xác định nguyên tố là phi kim hay kim loại.
Các nguyên tử có 1, 2, 3 electron lớp ngoài cùng là kim loại (trừ nguyên tố hiđro, heli, bo).
Các nguyên tử có 5, 6, 7 electron lớp ngoài cùng là phi kim.
Các nguyên tử có 8 electron lớp ngoài cùng là khí hiếm.
Các nguyên tử có 4 electron lớp ngoài cùng nếu ở chu kỳ nhỏ là phi kim, ở chu kỳ lớn là kim loại.
B – BÀI TẬP TỰ LUYỆN: 
 	* BÀI TẬP TỰ LUẬN :
Cho biết cấu hình e của các nguyên tố sau:
	1s2 2s2 2p6 3s1 
	1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2
	1s2 2s2 2p6 3s2 3p4
1s2 2s2 2p6 3s2 3p5
a) Gọi tên các nguyên tố.
b) Nguyên tố nào là kim loại, phi kim, khí hiếm? Vì sao?
c) Đối với mỗi nguyên tử, lớp e nào liên kết với hạt nhân chặt nhất, yếu nhất?
d) Có thể xác định khối lượng nguyên tử của các nguyên tố đó được không? Vì sao?
Cho biết cấu hình e ở phân lớp ngoài cùng của các nguyên tử sau lần lượt là 3p1 ; 3d5 ; 4p3 ; 5s2 ; 4p6.
a) Viết cấu hình e đầy đủ của mỗi nguyên tử.
b) Cho biết mỗi nguyên tử có mấy lớp e, số e trên mỗi lớp là bao nhiêu? 
c) Nguyên tố nào là kim loại, phi kim, khí hiếm? Giải thích?
 Cho các nguyên tử sau:
A có điện tích hạt nhân là 36+.
B có số hiệu nguyên tử là 20.
C có 3 lớp e, lớp M chứa 6 e.
D có tổng số e trên phân lớp p là 9.
Viết cấu hình e của A, B, C, D.
Vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử.
Ở mỗi nguyên tử, lớp e nào đã chứa số e tối đa?
Cho các nguyên tử và ion sau:
Nguyên tử A có 3 e ngoài cùng thuộc phân lớp 4s và 4p.
Nguyên tử B có 12 e.
Nguyên tử C có 7 e ngoài cùng ở lớp N.
Nguyên tử D có cấu hình e lớp ngoài cùng là 6s1.
Nguyên tử E có số e trên phân lớp s bằng số e trên phân lớp p và số e trên phân lớp s kém số e trên phân lớp p là 6 hạt. 
Viết cấu hình e đầy đủ của A, B, C, D, E.
Biểu diễn cấu tạo nguyên tử.
Ở mỗi nguyên tử, lớp e nào đã chứa số e tối đa?
Tính chất hóa học cơ bản của chúng?
Ba nguyên tử A, B, C có số hiệu nguyên tử là 3 số tự nhiên liên tiếp. Tổng số e của chúng là 51. Hãy viết cấu hình e và cho biết tên của chúng.
ĐS: 16 S, 17 Cl, 18 Ar
Phân lớp e ngoài cùng của hai nguyên tử A và B lần lượt là 3p và 4s. Tổng số e của hai phân lớp là 5 và hiệu số e của hai phân lớp là 3.
	a) Viết cấu hình e của chúng, xác định số hiệu nguyên tử, tìm tên nguyên tố.
	b) Hai nguyên tử có số n hơn kém nhau 4 hạt và có tổng khối lượng nguyên tử là 71 đvC. Tính số n và số khối mỗi nguyên tử.
ĐS: 
Tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử một nguyên tố là 21.
Hãy xác định tên nguyên tố đó. 
Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó.
Tính tổng số electron trong nguyên tử của nguyên tố đó
	* BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM :
Câu 1. Cấu hình electron của Cu (cho Z = 29) là:
A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s1 	 B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d9 4s2
C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d9	 D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d

File đính kèm:

  • docgiao an day boi duong hay 10.doc