Giáo án Đại số và Giải tích 11 tiết 35: Ôn tập chương II

ÔN TẬP CHƯƠNG II

I. Mục tiêu:

 1. Về kiến thức:

• Củng cố lại các định nghĩa qui tắc đếm, hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp, biến cố, không gian mẫu và xác suất của biến cố.

• Củng cố lại công thức nhị thức Niu-Tơn

 2. Về kỹ năng:

• Học sinh rèn luyện được kĩ năng vận dụng các kiến thức tìm số kết quả trong không gian mẫu, số phần tử trong biến cố, tìm xác suất của biến cố và công thức nhị thức Niu-Tơn.

 3. Về tư duy, thái độ: Phát triển tư duy logic, sáng tạo trong qua trình ôn tập. Rèn luyện tính cẩn thận, tích cực hoạt động của học sinh, liên hệ được kiến thức vào trong thực tế.

II. Chuẩn bị của thầy và trò:

 1. Giáo viên: Giáo án, SGK, phấn.

 2. Học sinh: Xem bài trước, SGK, viết

III. Phương pháp dạy học:

 Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm giúp HS chủ động, tích cực trong phát hiện, chiếm lĩnh tri thức, trong đó phương pháp chính được sử dụng là đàm thoại, thuyết trình, giảng giải.

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 425 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số và Giải tích 11 tiết 35: Ôn tập chương II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần dạy: 12	 Ngày soạn: 31/10/2014
Tiết PPCT: 35	 Ngày dạy: 3/11/2014
ÔN TẬP CHƯƠNG II
I. Mục tiêu:
 1. Về kiến thức: 
Củng cố lại các định nghĩa qui tắc đếm, hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp, biến cố, không gian mẫu và xác suất của biến cố.
Củng cố lại công thức nhị thức Niu-Tơn
 2. Về kỹ năng:
Học sinh rèn luyện được kĩ năng vận dụng các kiến thức tìm số kết quả trong không gian mẫu, số phần tử trong biến cố, tìm xác suất của biến cố và công thức nhị thức Niu-Tơn.
 3. Về tư duy, thái độ: Phát triển tư duy logic, sáng tạo trong qua trình ôn tập. Rèn luyện tính cẩn thận, tích cực hoạt động của học sinh, liên hệ được kiến thức vào trong thực tế.
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
 1. Giáo viên: Giáo án, SGK, phấn...
 2. Học sinh: Xem bài trước, SGK, viết
III. Phương pháp dạy học:
 Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm giúp HS chủ động, tích cực trong phát hiện, chiếm lĩnh tri thức, trong đó phương pháp chính được sử dụng là đàm thoại, thuyết trình, giảng giải.
IV. Tiến trình của bài học:
 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
 2. Bài cũ: Kết hợp trong quá trình ôn tập.
 3. Bài mới:
Hoạt động giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Hệ thống hóa các kiến thức cơ bản trong chương 2.	
GV: Yêu cầu HS đứng tại chỗ nhắc lại kiến thức đã học: Quy tắc cộng, Quy tắc nhân, Công thức nhị thức NiuTơn, các công thức tính xác suất, tổ hợp, chỉnh hợp, xác suất.
HS: Nhắc lại kiến thức cũ
1. Kiến thức cần ghi nhớ:
Quy tắc cộng và quy tắc nhân ( phân biệt hai qui tắc này)
 Pn = n(n-1)(n-2)(n-3)....
 Akn = ; Ckn=;
(a+b)n =C0nanb0 +C1nan-1b1+...+ 
- Phần xác suất
 + Phép thử, không gian mẫu, biến cố.
 + A và B xung khắc thì :
 P(A B)=P(A) + P(B)
 + P() = 1 – P(A), biến cố A
 + A và B độc lập thì P(A.B) = P(A).P(B)
Hoạt động 2: Bài tập 1
GV: Yêu cầu HS làm bài tập1 sau
HS: Ghi chép bài tập
GV: Số có 4 chứ số là số ntn
HS: Là số được tạo thành từ 4 chữ số với chữ số hàng nghìn khác 0, các chứ số trong hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị có thề giống hoặc khác nhau
GV: Số có 4 chữ số khác nhau thì sao
HS: Là số có bốn chữ số những các chữ số không trùng nhau
GV: Áp dụng làm bài tập
 - Gọi HS lên bảng làm bài
HS: Làm theo hướng dẫn.
GV:Yêu câu nhận xét bài làm 
HS: Đưa ra ý kiến
GV: Chính xác hóa bài tập
Bài tập 1: Từ những số 0;1; 2 ;3; 4; 5; 6; có thể lập được bao nhiêu chữ số tự nhiên gồm 
a) Bốn chữ số
b) Bốn chữ số khác nhau
 Giải:
a) Gọi số cần tìm có dạng 
 - chữ số a có 6 cách chọn
 - chữ số b có 7 cách chọn
 - chữ số c có 7 cách chọn
- chữ số d có 7 cách chọn
Áp dụng quy tắc nhân ta có:
Số các số gồm 4 chữ số là : 6.7.7.7 = 2058
b) Gọi số cần tìm có dạng 
 - chữ số a có 6 cách chọn
 - chữ số b có 6 cách chọn
 - chữ số a có 5 cách chọn
 - chữ số a có 4 cách chọn
Áp dụng quy tắc nhân ta có:
Số các số gồm 4 chữ số khác nhau là : 6.6.5.4 = 720
Hoạt động 3 : Bài 5 trang 76, bài 6 trang 76.
GV: Nêu cách tìm số phần tử của không gian mẫu?
HS: Vì mỗi cách sắp xếp cho ta một hoán vị 
của 6 người nên 
GV: Gợi ý cách tìm và gọi hs trình bày.
GV: Sắp xếp ba bạn nam ngồi cạnh nhau có các trường hợp nào?
HS: 
GV: Mỗi trường hợp thì có bao nhiêu cách sắp xếp 3 bạn nam và 3 bạn nữ ?
HS: 3 bạn nam ngồi cạnh nhau có 3! cách, 
còn lại sắp 3 bạn nữ vào 3 vị trí có 3! Cách
GV: Hỏi kết quả bao nhiêu?
HS: 4.3! 3! = 144 (cách) 
GV: Trình bày cho hs cách khác.
GV: Hướng dẫn hs giải bài tập 6.
Giải:
Vì mỗi cách sắp xếp cho ta một hoán vị của 6 người nên 
Ta đánh số ghế theo thứ tự từ 1 đến 6
a.Gọi A là biến cố ‘’Nam nữ ngồi xen kẽ nhau’’
TH1: Xếp nam ở vị trí lẻ, nữ ở vị trí chẵn có 3!.3! cách
TH2: Xếp nữ ở vị trí lẻ, nam ở vị trí chẵn có 3!.3! cách
Theo qui tắc cộng 
Vậy 
b. C2: 
Trước tiên sắp chỗ cho 3 bạn nam ngồi cạnh 
nhau có 3! cách, ta cố định 3 vị trí này thành 1 vị trí xem là A. Ta có 4 vị trí là A và 3 vị trí còn 
lại sắp cho 3 bạn nữ, đem hoán vị 4 vị trí này ta 
được 4! cách sắp xếp A và 3 bạn nữ vào 4 vị trí
Vậy có tất cả: 3! . 4!= 144 (cách)
Gọi B là biến cố ‘’3Nam ngồi cạnh nhau’’
Hoạt động 4: Bài tập áp dụng nhị thức Niu-tơn
GV: Yêu cầu HS làm bài tập 2
HS: Ghi chép bài
GV: Gọi HS lên bảng làm bài
HS: Làm theo yêu cầu.
GV: Chính xác hóa lại bài giải
Bài Tập 2: Tìm hệ số trong khai triển
Giải
Số hạng thứ k+1 trong khai triển là :
Để có thì 4- k = 3 
Vậy hệ số của số hạng chứa trong khai triển là : 
4. Củng cố: 
 - Công thức khai triển nhị thức Niu-tơn, số hạng tổng quát.
 - Phân biệt qui tắc nhân và cộng, tổ hợp và chỉnh hợp, hoán vị
5. Dặn dò: 
 - Gợi ý bài 7,8,9 (nếu còn thời gian)
6. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docTiết 35_Ôn tập chương II.doc