Giáo án Đại số Lớp 7 - Chương III: Thống kê - Năm học 2013-2014
THU THẬP SỐ LIỆU THỐNG KÊ, TẦN SỐ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Làm quen với bảng (đơn giản) về thu thập số liệu thống kê khi điều tra (về cấu tạo, nội dung); biết xác định và diễn tả được dấu hiệu điều tra, hiểu được ý nghĩa các cụm từ: “so các giá trị của dấu hiệu” và “số các giá trị khác nhau của dấu hiệu”, làm quen với khái niệm tần số của một giá trị.
2. Kĩ năng:
- Biết các kí hiệu đối với một dấu hiệu, giá trị của nó và tần số của một giá trị. Biết lập các bảng đơn giản để ghi lại được các số liệu thu thập được qua điều tra.
3. Thái độ:
- Thấy được ứng dụng của bài học trong thực tế cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ:
GV : Thước thẳng, bảng số liệu thống kê ban đầu.
HS : Thước thẳng.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Phương pháp diễn giải, vấn đáp, học tập theo nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới :
Giới thiệu chương: (2’) Chương này có mục đích bước đầu hệ thống lại một số kiến thức và kĩ năng mà các em đã biết ở tiểu học và lớp 6 như thu thập số liệu, dãy số, số trung bình cộng, biểu đồ, đồng thời giới thiệu một số khái niệm cơ bản, quy tắc tính toán đơn giản để qua đó cho HS làm quen với thống kê mô tả, một bộ phận của khoa học thống kê.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
Hoạt động 1 : Thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu
GV treo bảng phụ ghi ghi bảng 1 SGK và nêu ví dụ.
GV: Việc làm trên của người điều tra là thu thập số liệu về vấn đề được quan tâm. Các số liệu được ghi vào một bảng gọi là bảng số liệu thống kê ban đầu
? Em hãy cho biết bảng đó gồm mấy cột, nội dung từng cột là gì?
HS: Bảng 1 gồm 3 cột, các cột lần lượt chỉ số thứ tự, lớp và số cây trồng được của mỗi lớp.
GV cho HS hoạt động nhóm làm bài tập sau: Em hãy thống kê điểm kiểm tra toán học kì 1 của tất cả các thành viên trong tổ của mình.
HS hoạt động nhóm vài phút với bài thống kê điểm của tất cả trong tổ của mình qua bài kiểm tra toán học kì 1
Gọi đại diện các tổ lên bảng ghi kết quả.
Các nhóm HS nhận xét lẫn nhau.
GV kiểm tra, nhận xét bài các nhóm
GV: Tùy theo yêu cầu của mỗi cuộc điều tra mà các bảng số liệu thống kê ban đầu có thể khác nhau
GV treo bảng phụ ghi bảng 2/5 SGK để minh họa.
Hoạt động 2 : Dấu hiệu (20’)
GV cho HS làm ?2
Gọi 1 HS trả lời
Các HS khác nhận xét.
? Số cây trồng được của mỗi lớp là dấu hiệu điều tra. Vậy dấu hiệu của cuộc điều tra là gì?
GV: Dấu hiệu X ở bảng 1 là số cây trồng được của mỗi lớp, còn mỗi lớp là một đơn vị điều tra.
GV: Nêu các khái niệm về dấu hiệu, đơn vị điều tra và kí hiệu.
GV cho HS làm ?3
Gọi 1 HS trả lời
Các HS khác nhận xét.
GV: Trở lại bảng 1 các giá trị ở cột thứ 3 của bảng gọi là một dãy giá trị của dấu hiệu X
GV cho HS làm ?4
Gọi 1 HS trả lời
Các HS khác nhận xét. 1. Thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu :
VD: Bảng điểm kiểm tra học kỳ một của học sinh trong cùng một nhóm.
STT Họ và tên Điểm
1
2
3
4
5
6
Nguyễn Anh Tuấn
Nguyễn Thị Hoa
Trần Thị Hiền
Trần Trung Hiếu
Kiều Văn Toan
Nguyễn Thị Thuỷ
. 9
4
8
5
7
8
2. Dấu hiệu :
a) Dấu hiệu, đơn vị điều tra:
?2
?3
b) Giá trị của dấu hiệu; dãy giá trị của dấu hiệu
?4
m nhất: 17.6 giây - Số bạn chạy 17 giây chiếm tỉ lệ cao. Bài tập 3 Bảng dọc Giá trị (x) Tần số (n) 37 6 38 8 39 10 40 6 N = 30 Bài tập 4: a) Dấu hiệu: số tiền trợ cấp hằng tháng của mỗi học sinh. b) Bảng”tần số” Số tiền (x) Tần số (n) 85000 87000 90000 92000 95000 2 2 5 2 1 N = 12 Nhận xét: - Số tiền nhận được cao nhất là 95000. - Số tiền nhận được thấp nhất là 85000 - Số tiền nhận chủ yếu là 90000 4. Củng cố : (3’) * Nêu cấu trúc chung của bảng tần số: Bảng tần số gồm hai dòng với k + 2 cột trong đó: - Cột đầu tiên biểu thị giá trị(x) và tần số tương ứng (n); cột cuối cùng biểu thị số các giá trị của dấu hiệu - k cột còn lại tương ứng với k giá trị khác nhau của dấu hiệu. * Có mấy dạng bảng tần số: - Có hai dạng bảng tần số: bảng ngang và bảng dọc 5. Hướng dẫn về nhà: (1’) - Xem lại các bài đã giải - Điều tra các vấn đề liên quan tới các sinh hoạt hằng ngày. Lập bảng số liệu ban đầu, bảng tần số và nêu nhận xét. - Chuẩn bị tiết sau luyện tập tiếp --------------- ? & @ --------------- Tuần 23 Ngày soạn: 18/ 01/ 2014 Tiết 85 Ngày dạy : 20/ 01/ 2014 LUYỆN TẬP 3 I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: - Tiếp tục củng cố cho HS khái niệm giá trị của dấu hiệu và tần số tương ứng, cách lập bảng tần số và nêu một số nhận xét ban đầu. 2. Kĩ năng: - Củng cố kĩ năng lập bảng “tần số” từ bảng số liệu ban đầu. - Biết cách từ bảng “tần số” viết lại một bảng số liệu ban đầu và ngược lại. 3. Thái độ: - Lập luận chính xác, tính toán cẩn thận II. CHUẨN BỊ: GV : Thước thẳng. HS : Thước thẳng. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Phương pháp diễn giải, vấn đáp, học tập theo nhóm IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong luyện tập 3. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1 : (10’) Đề bài: Theo dõi vị trí xếp loại hàng tuần của lớp 7 trong học kì I lớp trưởng ghi lại bảng sau: 2 3 4 5 4 3 2 4 3 1 3 4 2 1 3 2 3 4 a) Dấu hiệu ở đây là gì? b) Lập bảng tần số và nêu nhận xét. c) Hỏi trường đó có bao nhiêu lớp biết rằng lớp 7 đều đạt tất cả các vị trí trong trường? Gọi 1 HS khác lên bảng Các HS khác làm tại chỗ và nhận xét Hoạt động 2 : (10’) Đề bài: Theo dõi thời gian thức dậy buổi sáng của học sinh nội trú lớp trưởng ghi lại bảng sau: (kết quả được làm tròn) 5h30 5h45 6h 6h15 5h 5h15 5h 5h30 5h15 5h45 5h30 6h 6h15 5h45 5h30 5h 6h 6h15 5h30 5h45 6h 5h15 6h15 6h a) Dấu hiệu ở đây là gì? Số các giá trị của dấu hiệu. b) Lập bảng tần số và nêu nhận xét HS trả lời tại chỗ câu a Gọi 1 HS khác lên bảng lập bảng tần số Các HS khác làm tại chỗ và nhận xét Hoạt động 3 : (10’) Đề bài: Liên đội tổ chức sưu tầm các bài thơ về Bác Hồ để hưởng ứng phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Người theo dõi ghi tóm tắt kết quả sưu tầm như sau: 4 5 1 2 2 6 3 3 2 3 4 4 a) Nếu để tuyên dương thành tích của các lớp thì theo em chỉ với bảng này đã đủ chưa? Nếu chưa thì cần một bảng thống kê như thế nào? b) Dấu hiệu ở đây là gì? c) Lập bảng tần số của dấu hiệu. Gọi 1 HS lên bảng giải Các HS khác làm tại chỗ và nhận xét Hoạt động 4 : (10’) GV treo bảng phụ ghi đề bài tập : Để khảo sát kết quả học tập toán của lớp 7A, người ta kiểm tra 10 HS của lớp. Điểm kiểm tra được ghi lại như sau: 4; 4; 5; 6; 6; 6; 8; 8; 8; 10. a) Dấu hiệu là gì? Số các giá trị khác nhau là bao nhiêu? b) Lập bảng “tần số” theo hàng ngang và theo cột dọc. Nêu nhận xét (giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất) GV gọi lần lượt các HS lên bảng giải Các HS khác làm tại chỗ và nhận xét Bài tập 1: a) Dấu hiệu: Vị trí xếp loại mỗi tuần của lớp 7 trong học kì I b) Bảng “tần số” Vị trí (x) Tần số (n) 1 2 3 4 5 2 4 6 5 1 N = 18 Nhận xét : - Điểm số thấp nhất: 7. - Điểm số cao nhất: 10. - Số điểm 8 và 9 chiếm tỉ lệ cao. Bài tập 2 a) Dấu hiệu: Thời gian thức dậy buổi sáng của mỗi học sinh. Số các giá trị: 24. b) Bảng “tần số”. Thời gian(x) Tần số (n) 5h 3 5h15 3 5h30 5 5h45 4 6h 5 6h15 4 N = 24 c) Nhận xét: - Thời gian thức dậy sớm nhất là 5h15 - Thời gian thức dậy muộn nhất là 6h15 - Tổng số học sinh của lớp là 24 hs - Số học sinh thức dậy được phân bố tương đối đồng đều giữa các giờ Bài tập 3 a) Với bảng đã cho thì chưa đủ mà cần ghi đầy đủ tên từng chi đội cùng với số bài thơ mà chi đội đó sưu tầm được.\ b) Dấu hiệu: Số bài thơ mà mỗi chi đội sưu tầm được. c) Bảng tần số: Số bài thơ (x) Tần số (n) 1 1 2 3 3 3 4 3 5 1 6 1 N = 12 Bài tập 4: a) Dấu hiệu: Điểm kiểm tra toán . Số các giá trị khác nhau là5. b) Bảng”tần số” theo hàng ngang Điểm kiểm tra Toán 4 5 6 8 10 Tần số (n) 2 1 3 3 1 N = 10 Bảng “tần số” theo cột dọc: Điểm kiểm tra toán Tần số (n) 4 5 6 8 10 2 1 3 3 1 N = 10 Nhận xét: - Điểm kiểm tra cao nhất là 10. - Điểm kiểm tra thấp nhất là 4 - Tỉ lệ điểm trung bình trở lên chiếm 4. Củng cố : (3’) Dựa vào bảng số liệu thống kê tìm dấu hiệu, biết lập bảng “tần số” theo hàng ngang cũng như theo cột dọc và từ đó rút ra nhận xét. Dựa vào bảng “tần số” viết lại bảng số liệu thống kê ban đầu 5. Hướng dẫn về nhà: (1’) - Xem lại các bài đã giải - Xem trước bài “biểu đồ” --------------- ? & @ --------------- Tuần 23 Ngày soạn : 20/01/2014 Tiết 86 Ngày dạy : 22/01/2014 LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: - Tiếp tục củng cố cho HS khái niệm giá trị của dấu hiệu và tần số tương ứng, cách lập bảng tần số và nêu một số nhận xét ban đầu. 2. Kĩ năng: - Củng cố kĩ năng tìm dấu hiệu, lập bảng “tần số” từ bảng số liệu ban đầu và nêu những nhận xét cơ bản. - Biết cách từ bảng “tần số” viết lại một bảng số liệu ban đầu và ngược lại. 3. Thái độ: - Lập luận chính xác, tính toán cẩn thận III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Phương pháp diễn giải, vấn đáp, học tập theo nhóm IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp : (1’) 2. Kiểm tra bài cũ : (6’) Hãy lập một bảng tần số từ bảng số liệu ban đầu mà em tự điều tra 3. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1 : (8’) Đề bài: Theo dõi số người trực phòng ở của các thành viên của phòng trong một tháng của trường nội trú, trưởng phòng ghi lại bảng sau: 2 3 2 4 1 2 2 3 2 2 1 2 2 3 2 1 2 2 3 1 2 2 3 2 1 2 2 3 2 1 a) Dấu hiệu ở đây là gì? Số các giá trị của dấu hiệu. b) Lập bảng tần số và nêu nhận xét GV gọi 1 HS lên bảng làm câu a Các HS khác làm tại chỗ và nhận xét GV gọi tiếp 1 HS lên bảng làm câu b Các HS khác làm tại chỗ và nhận xét. Hoạt động 2 : (9’) Đề bài: Cho bảng tần số sau: Giá trị (x) 13 14 15 16 17 Tần số (n) 3 4 2 7 4 N = 20 a) Hãy lập bảng số liệu ban đầu, b) Có thể lập được bao nhiêu bảng khác nhau, các bảng đó cần phải đảm bảo yếu tố nào? GV cho HS hoạt động nhóm làm bài tập Gọi đại diện lần lượt các nhóm lên bảng giải Các nhóm khác nhận xét Hoạt động 3: (7’) Đề bài: Trong hội thao dân tộc thiểu số toàn huyện, ở môn bắn nỏ trọng tài ghi lại kết quả của một vận động viên sau 10 lần bắn như sau: 7 8 9 8 10 9 8 8 8 7 a) Dấu hiệu ở đây là gì? b) Lập bảng tần số hàng ngang và nêu nhận xét. c) Chuyển bảng tần số ngang thành bảng dọc GV cho HS hoạt động nhóm làm bài tập Gọi đại diện lần lượt các nhóm lên bảng giải Các nhóm khác nhận xét Hoạt động 4: (8’) Đề bài: Hãy lập một bảng số liệu thống kê ban đầu về vấn đề mà em quan tâm GV cho hs thực hành tại lớp GV có thể gợi ý một số vấn đề liên quan như: số ngày nghỉ, thời gian thức dậy buổi sáng, màu yêu thích, môn thể thao yêu thích, bài hát yêu thích . Bài tập 1 a) Dấu hiệu: Là số người trực phòng ở mỗi ngày b) Bảng tần số: Số người (x) 1 2 3 4 Tần số (n) 6 17 6 1 N = 30 Nhận xét: - Có tất cả 30 giá trị, trong dod có 4 giá trị khac nhau - Số người trực trong một ngày ít nhất là 1 và nhiều nhất là 4 - Số ngày có 2 người trực chiếm tỉ lệ cao nhất. Bài tập 2 a) Bảng số liệu ban đầu: 13 13 14 16 13 15 14 16 16 14 14 16 17 16 15 17 17 16 17 16 b) Có thể lập rất nhiều bảng khác nhau tùy theo vị trí của các giá trị nhưng phải đảm bảo tần số của các giá trị đó Bài tập 3: a) Dâu hiệu: Số điểm sau mỗi lần bắn của vận động viên bắn nỏ. b) Bảng tấn số Số điểm (x) 7 8 9 10 Tần số (n) 2 5 2 1 N = 10 Nhận xét: - Số điểm thấp nhất là 7, số điểm cao nhất là 10 - Số lần bắn đạt 8 điểm chiếm tỉ lệ cao. c) Bảng tần số dọc Số điểm (x) Tần số (n) 7 2 8 5 9 2 10 1 N = 10 Bài tập 4 4. Củng cố : (3’) - Thế nào là dấu hiệu? Số các giá trị cỉa dấu hiệu? Số các giá trị khác nhau? - Thế nào là tần số? Có nhận xét gì về tổng các tần số - Nêu các kí hiệu đã học mà em biết 5. Hướng dẫn về nhà : (3’) - Ôn lại bài. Làm bài tập sau : Điểm thi học kì I môn Toán của lớp 7B được cho như sau: 7,5; 5; 5; 8; 7; 4,5; 6,5; 8; 8; 7; 8,5; 6; 5; 6,5; 8; 9; 5,5; 6; 4,5; 6; 7; 8; 6; 5; 7,5; 7; 6; 8; 7; 6,5 a) Dấu hiệu cần quan tâm là gì? Dấu hiệu đó có tất cả bao nhiêu giá trị. b) Có bao nhiêu giá trị khác nhau trong dãy giá trị của dấu hiệu đó. c) Lập bảng “tần số” và bảng “tần suất” của dấu hiệu. d) Hãy biểu diễn bằng biểu đồ đoạn thẳng. --------------- ? & @ --------------- Tuần 24 Ngày soạn : 08/ 02/ 2014 Tiết 87 Ngày dạy : 10/ 02/ 2014 BIỂU ĐỒ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu được ý nghĩa minh hoạ của biểu đồ về giá trị của dấu hiệu và tần số tương ứng. 2. Kĩ năng: - Biết cách dựng biểu đồ đoạn thẳng từ bảng “tần số’ và bảng ghi số biến thiên theo thời gian - Biết đọc các biểu đồ đơn giản. 3. Thái độ: - Thấy được ứng dụng thực tế của biểu đồ qua các bài học thực tiễn. II. CHUẨN BỊ : GV : Thước thẳng có chia khoảng, phấn màu, bảng phụ HS : Thước thẳng có chia khoảng, sưu tầm một số biểu đồ các loại. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Phương pháp diễn giải, vấn đáp, học tập theo nhóm IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp : (1’) 2. Kiểm tra bài cũ : (9’) - Từ bảng số liệu ban đầu có thể lập được bảng nào? - Nêu tác dụng của bảng đó. 3. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Biểu đồ đoạn thẳng (15’)
File đính kèm:
- Dai so chuong 3 noi tru.doc