Giáo án Đại số lớp 11 nâng cao tiết 38: Phân bố xác suất của biến ngẫu nhiên rời rạc
Bài :Phân bố xác suất Của Biến Ngẫu nhiên Rời rạc
Tiết PP: 38 Tuần : 14
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:Giúp học sinh
ỉ .Hiểu thế nào là biến ngẫu nhiên rời rạc
ỉ Hiểu và đọc được nội dung bảng phân bố xác suất của biến ngẫu nhiên rời rạc
2. kĩ năng:
ỉ Biết cách thành lập bảng phân bố xác suất của một biến ngẫu nhiên rời rạc
ỉ Biết cách tính xác suất liên quan tới một biến ngẫu nhiên rời rạc từ bảng phân bố xác suất của nó
3. Tư duy: Tư duy logic, suy luận toán học
II. chuẩn bị phương tiện dạy học: Bảng phân bố xác suất rời rạc
III. Phương pháp:Phát vấn, gợi mở .
Trường PT_DTNT ĐắkHà Bài :Phân bố xác suất Của Biến Ngẫu nhiên Rời rạc Tiết PP: 38 Tuần : 14 I.Mục tiêu: Kiến thức:Giúp học sinh .Hiểu thế nào là biến ngẫu nhiên rời rạc Hiểu và đọc được nội dung bảng phân bố xác suất của biến ngẫu nhiên rời rạc kĩ năng: Biết cách thành lập bảng phân bố xác suất của một biến ngẫu nhiên rời rạc Biết cách tính xác suất liên quan tới một biến ngẫu nhiên rời rạc từ bảng phân bố xác suất của nó Tư duy: Tư duy logic, suy luận toán học II. chuẩn bị phương tiện dạy học: Bảng phân bố xác suất rời rạc III. Phương pháp:Phát vấn, gợi mở. IV. Tiến trình bài học: ổn định lớp:kiểm tra sĩ số Kiểm tra bài cũ: phát biểu quy tắt nhân xác suất Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1:Khái niệm Biến ngẫu nhiên rời rạc 1)Định nghĩa: Đại lượng X được gọi là một biến ngẫu nhiên rời rạc nếu nó nhận giá trị bằng số thuộc tập hữu hạn nào đó, và giá trị ấy là ngẫu nhiên không dự đoán trước được. 2)Phân bố xác suất của biến ngẫu nhiên rời rạc: Giả sử X là một biến ngẫu nhiên rời rạc nhận các giá trị {x1;x2;...;xn} để hiểu rõ hơn về X , ta thường quan tâm đến xác suất để X nhận giá trị xk tức là các số P(X=xk)=pkvới k=1,2,...n các thông tin về X như vậy được trình bày dưới dạng bảng sau: Ví dụ: Gieo đồng xu 5 lần liên tiếp kí hiệu X là số lần xuất hiện mặt ngửa Đại lượng X có đặt điểm sau: Giá trị của X là một số thuộc tập {0;1;2;3;4;5} Giá trị của X là ngẫu nhiên không dự đoán trước được X x1 x2 ... xn P p1 p2 ... pn Bảng trên được gọi là bảng phân bố xác suất của biến ngẫu nhiên rời rạc X Ví dụ: Số vụ vi phạm luật giao thông trên đoạn đường A vào tối thứ 7 hàng tuần là một biến ngẫu nhiên rời rạc. Giả sử X có bảng phân bố sau : X 0 1 2 3 4 5 P 0.1 0.2 0.3 0.2 0.1 0.1 Quan sát bảng trên cho ta biết xác suất để tối thứ 7 trên đoạn đường A không có vụ vi phạm luật giao thông là: 0.1 và xác suất để xảy ra nhiều nhất một vụ vi phạm luật giao thông là:0.1+0.2=0.3 Ví dụ 3: một túi đựng 6 viên bi đỏ và 4 viên bi xanh chọn hú hoạ ra 3 viên bi Gọi X là số viên bi xanh trong 3 viên bi được chọn ra rõ ràng X là biến ngẫu nhiên rời rạc nhận giá trị trong tập:X={0;1;2;3}.lập bảng phân bố xác suất của X . GV: Tính xác suất để tối thứ 7 trên đoạn đường A a)Có hai vụ vi phạm luật gaio thông b)Có nhiều hơn 3 vụ vi phạm luật giao thông HS: P(X=2)=0.3 P(X>3)=0.1+0.1=0.2 GV: Cách lập bảng phân bố xác suất của biến ngẫu nhiên rời rạc: B1:chứng tỏ X là biến ngẫu nhiên rời rạc,xác định tập gaias trị hữu hạn của X B2: Tính xác suất của tập hữu hạn vừa tìm. GV: áp dụng bài ví dụ ta cần tính gì ? HS: Cần tính: P(X=0); P(X=1); P(X=2); P(X=3) GV: Không gian mẫu của việc chọn ra 3 viên bi trong 10viên bi là bao nhiêu? HS: P(X=0); xác suất chọn ra 3 viên bi đỏ nên P(X=0)= Tương tự ta tính được: P(X=1)= P(X=2)=? P(X=3)= .Củng cố bài học:Học sinh cần nắm các vấn đề sau: *Nắm được khái niệm biến ngẫu nhiên rời rạc *Tính xác suất của biến ngẫu nhiên rời rạc để lập cho được bảng phân bố xác suất 5.Hướng dẫn về nhà :Xem bài tiếp theo và làm bài tập trang 101-102 sgk 6. Bài học kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Tieet_38.doc