Giáo án Đại số 8 - Tuần 6 - Tiết 11: Phân tích đa thức thành phân tử bằng phương pháp nhóm các hạng tử - Đỗ Thị Hằng

- Đa thức trên có mấy hạng tử ?

- Các hạng tử có nhân tử chung không ?

 có áp dụng được phương pháp đặt nhân tử chung không ?

- Đa thức này có dạng của hằng đẳng thức nào không ?

 có áp dụng được phương pháp dùng hằng đẳng thức không ?

- Như vậy ta đã biết các hạng tử của đa thức không có nhân tử chung nhưng từng nhóm các hạng tử : x2 – 3x và xy – 3y có nhân tử chung không ?

- Nếu đặt nhân tử chung cho từng nhóm : x2 – 3x và xy – 3y thì các em có nhận xét gì ? Hai nhóm này có nhân tử chung không?

 

 

doc2 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 662 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 8 - Tuần 6 - Tiết 11: Phân tích đa thức thành phân tử bằng phương pháp nhóm các hạng tử - Đỗ Thị Hằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 6
Tiết: 11
Ngày Soạn: 20 – 09 – 2014
Ngày dạy: 23 – 09 – 2014
 §8. PHÂN TÍCH ĐA THỨC THÀNH NHÂN TỬ BẰNG
 PHƯƠNG PHÁP NHĨM CÁC HẠNG TỬ
 I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
	 - HS biết phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử.
2. Kỹ năng:
	 - HS biết nhĩm các hạng tử một cách thích hợp để phân tích đa thức thành nhân tử
3. Thái đợ:	
	 - Rèn khả năng tư duy, khoa học 
 II. Chuẩn bị:
- GV: SGK, phấn màu, bảng phụ
- HS: SGK
 III. Phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận nhĩm.
 IV. Tiến trình:
1. Ổn định lớp: 	 	8A5:
	2. Kiểm tra bài cũ: ( 7’)
 	- Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:
 a) x2 – 3x
 b) x2 + 6x + 9
 - Phân tích đa thức thành nhân tử x2 – 3x + xy – 3y
 - Bằng phương pháp đặt nhân tử chung cóphân tích được không ? Vì sao?
 - Bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức cĩ phân tích được khơng ?
	3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Ví dụ: ( 15’)
- Đa thức trên có mấy hạng tử ?
- Các hạng tử có nhân tử chung không ?
có áp dụng được phương pháp đặt nhân tử chung không ?
- Đa thức này có dạng của hằng đẳng thức nào không ?
có áp dụng được phương pháp dùng hằng đẳng thức không ?
- Như vậy ta đã biết các hạng tử của đa thức không có nhân tử chung nhưng từng nhóm các hạng tử : x2 – 3x và xy – 3y có nhân tử chung không ?
- Nếu đặt nhân tử chung cho từng nhóm : x2 – 3x và xy – 3y thì các em có nhận xét gì ? Hai nhóm này có nhân tử chung không? 
- HD thực hiện ví dụ 2
- Giới thiệu cách làm như trên gọi là phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử
- Nhóm các hạng tử nào ?
- Còn cách nhóm nào khác không?
- GV chia lớp ra làm hai nhóm làm theo hai cách 
- Ở Ví dụ 1 còn cách nhóm nào khác không
 - Có 4 hạng tử
- Không có nhân tử chung cho tất cả các hạng tử.
không áp dụng được phương pháp đặt nhân tử chung
- Trả lời.
- Xuất hiện nhân tử x – 3 chung cho cả hai nhóm
(2xy + 6y) + (3z + xz)
 (2xy + xz) + (6y + 3z)
- HS trả lời, 2 HS lên bảng làm
- 1 HS lên bảng thực hiện
1. Ví dụ: 
Ví dụ 1.Phân tích đa thức sau thành nhân tử
x2 – 3x + xy – 3y
= (x2 – 3x) + (xy – 3y)
= x(x – 3) + y(x – 3)
= (x – 3)(x + y)
Ví dụ 2
x2 – y2 + 2x +1
= (x2 + 2x +1) – y2
= (x + 1 )2 – y2
=(x +1 + y)( x+1 – y )
*Nhận xét
Đối với một đa thức có thể có nhiều cách nhóm các hạng tử thích hợp	 
Hoạt động 2: Áp dụng ( 8’)
 - HD thực hiện ?1
- Nêu cách thực hiện?
- Hướng dẫn thực hiện ?2
Phân tích x4 – 9x3 + x2 – 9x thành nhân tử, sau đó phán đoán về lời giải của các bạn mà SGK nêu
- GV sử dụng bảng phụ ghi 
- GV: nhận xét bài làm của HS sửa sai nếu có 
 - Nhóm các hạng tử một cách thích hợp có dạng hằng đẳng thức hoặc xuất hiện nhân tử chung.
- HS hoạt động nhóm phân tích đa thức 
x4 – 9x3 + x2 – 9x thành nhân tử sau đó rút ra kết luận
2. Áp dụng: 
VD 3: Tính nhanh
C = 15.64 + 25.100 + 36.15 + 60.100
C = 15.64 + 36.15 + 60.100 + 25.100
C = 15(64 + 36) + 100(60 + 25)
C = 15.100 + 100.85
C = 100(15 + 85)
C = 100.100
C = 10000
?2 Phân tích x4 – 9x3 + x2 – 9x thành nhân tử:
 x4 – 9x3 + x2 – 9x 
= (x4 – 9x3) + (x2 – 9x)
= x3(x – 9) + x(x – 9)
= (x – 9)(x3 + x)= x(x2 + 1)(x – 9)
 	4. Củng Cố: ( 13’)
 	- GV cho HS làm bài tập 47, 48 SGK/ 22
	5. Hướng dẫn về nhà: ( 2’)
 	- Về nhà xem lại các VD và bài tập đã giải.
	- Làm bài tập 49, 50 SGK/ 22-23.
 6. Rút kinh nghiệm tiết dạy: 

File đính kèm:

  • docds8t11.doc