Giáo án Đại số 8 - Tiết 1, 2, 3 - Nguyễn Thị Kim Nhung

Cho HS thực hiện ?1 ở SGK.

Yêu cầu mỗi HS viết một đơn thức và một đa thức tùy ý .

GV: Nếu ta xem 5x là một số, và đa thức ( 3x2 - 4x +1) là một tổng. Hãy dựa vào quy tắc nhân một số với một tổng để thực hiện phép tính?

GV: Ta nói đơn thức 15x3 - 20x2+ 5x là tích của đơn thức 5x và đa thức

3x2- 4x +1

? Vậy em nào có thể phát biểu quy tắc nhân đơn thức với đa thức.

GV đưa trường hợp tổng quát.

 

doc7 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 606 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 8 - Tiết 1, 2, 3 - Nguyễn Thị Kim Nhung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :5 tháng 9 năm 2013
Ngày dạy :7 tháng 9 năm 2013
Tiết 1
NHÂN ĐƠN THỨC VỚI ĐA THỨC
I. MỤC TIÊU:
 - Giúp HS nắm được quy tắc nhân đơn thức với đa thức.
 - Biết vận dụng linh hoạt quy tắc để giải toán.
 - HS vận dụng được tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng để 
 thực hiện thành thạo phép nhân đơn thức với đa thức
 - Phát triển tư duy, và hình thành tính cẩn thận cho học sinh.
II. CHUẨN BỊ
 GV: Phấn màu, bảng phụ .
 HS: b¶ng con, phiếu học tập	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: KIỂM TRA BÀI CŨ (6')
? Phát biểu quy tắc nhân đơn thức với đơn thức
? Thực hiện phép tính 
a) 	
b) 	
? Hãy nhận xét bài làm của bạn	
HS trả lời và làm bài tập	
a) 
b) 
Hoạt động 2: QUY TẮC (10')
Cho HS thực hiện ?1 ở SGK.
Yêu cầu mỗi HS viết một đơn thức và một đa thức tùy ý .
GV: Nếu ta xem 5x là một số, và đa thức ( 3x2 - 4x +1) là một tổng. Hãy dựa vào quy tắc nhân một số với một tổng để thực hiện phép tính?
GV: Ta nói đơn thức 15x3 - 20x2+ 5x là tích của đơn thức 5x và đa thức 
3x2- 4x +1 
? Vậy em nào có thể phát biểu quy tắc nhân đơn thức với đa thức.
GV đưa trường hợp tổng quát.
HS: thưc hiện trên bảng con đã chuẩn bị sẵn.
?1
Đơn thức: 5x
Đa thức: ( 3x2 - 4x +1)
 5x( 3x2 - 4x +1) 
= 5x.3x2- 5x.4x+ 5x.1 
= 15x3- 20x2 + 5x 
HS: Muốn nhân một đơn thức với một đa thức, ta nhân đơn thức với từng hạng tử của đa rồi cộng các tích với nhau.
Tổng quát: A . (B + C) = A.B +A.C 
Hoạt đông 3: VẬN DỤNG QUY TẮC (17') )
GV đưa ví dụ
? Hãy áp dụng quy tắc trên để thực hiện phép tính?
GV gọi học sinh đứng tại chổ trả lời và nhận xét.
Cho học sinh thức hiện tiếp ? 2
? Nhận xét bài làm của học sinh.
Yêu cầu học sinh làm ? 3
? Hãy xác định: Đáy bé, đáy lớn,chiều cao của hình thang?
? Nêu công thức tính diện tích hình thang?
Ví dụ: (-2x3).(x2 + 5x - )
 = (-2x3).x2 +(-2x3).5x+(-2x3).(-)
 = 2x5 - 10x4 + x3
?2 (3x3y - x2 + xy).6xy3
 = 3x3y.6xy3- x2.6xy3+ xy.6xy3
 = 18x4y4 -3x3y3 + x2y4.
?3 
- Đáy bé: 
- Đáy lớn: 
- Chiều cao: 2y
S = 
 = = 
Khi x = 3 ; y = 2 thì diện tích mảnh vườn là : 
S = 8.3.2 + 3.2 + 22 = 58(m2)
Hoạt động 4: CŨNG CỐ VÀ LUYỆN TẬP ( 10’)
? Nêu quy tắc nhân đơn thức với đa thức.
? Tính: a) (3xy - x2 + y). x2y 
 b) x( x - y) + y(x + y)
? Tìm x biết: 
 3x(12x - 4) - 9x(4x - 3) = 30
HS đứng tại chổ nhắc lại quy tắc
HS lên bảng làm bài tập
Kết quả: a) x3y2 - x4y + x2y2
 b) x2 + y2
 x = 2
Hoạt động 5: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ ( 2’)
Học và nắm vững quy tắc nhân đơn thức với đa thức.
Xem lại quy tắc nhân một tổng với một tổng.
Bài tập về nhà: 2, 3, 4, 5, 6 (SGK- trang 6)
Xem trước bài 2: Nhân đa thức với đa thức
Ngày soạn : 7 tháng 9 năm 2013
Ngày dạy : 9 tháng 9 năm 2013
Tiết 2
NHÂN ĐA THỨC VỚI ĐA THỨC
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh nắm vững quy tắc nhân đa thức với đa thức.
- Học sinh biết trình bày phép nhân đa thức theo các cách khác nhau.
- Hình thành cho học sinh tính cẩn thận, và khả năng lựa chọn linh động phương pháp phù hợp để nhân đa thức với đa thức. 
II. CHUẨN BỊ
 GV: Phấn màu, bảng phụ .
 HS: b¶ng con, phiếu học tập	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: KIỂM TRA BÀI CŨ (6')
? Phát biểu quy tắc nhân đơn thức với đa thức.
? Chứng tỏ giá trị của biểu thức sau không phụ thuộc vào giá trị của biến:
ĐVĐ: Như ta đã biết được quy tắc nhân đơn thức với đa thức.Vậy để thực hiện phép nhân trên hai đa thức ta làm thế nào? Đó là nội dung bài học hôm nay.
HS lên bảng trả lời và làm bài tập
a) 
Hoạt động 2: QUY TẮC (12')
GV: Cho hai đa thức x-2 và 6x2- 5x +1 ? Hãy nhân mỗi hạng tử của đa thức x- 2 với đa thức 6x2- 5x +1
? Hãy cộng các hạng tử vừa tìm được.
HS: Làm vào bảng con.
 Gọi HS lên bảng làm .
GV: Ta nói đa thức 6x3 - 17x2+ 11x - 2 là tích của đa thức x - 2 và 6x2- 5x +1 
? Vậy em nào có thể phát biểu quy tắc nhân đa thức với đa thức.
HS: Phát biểu quy tắc trong SGK.
? Tích của hai đa thức là gì ?
HS: Phát biểu nhận xét.
GV: Yêu cầu HS làm ?1
HS: 
(x - 2)( 6x2 - 5x +1) 
= x.( 6x2 - 5x +1) - 2.( 6x2 - 5x +1) 
= 6x3 - 5x2 + x - 12x2 + 10x - 2 
= 6x3 - 17x2+ 11x - 2
* Quy tắc: (Sgk)
HS: Tích của hai đa thức là một đa thức.
?1 (xy - 1)( x3-2x-6) 
= x4y -x2y -3xy -x3 + 2x + 6 
HS: Lên bảng thực hiện.
GV: Đưa cách giải thứ hai lên bảng phụ 
HS: Quan sát và rút ra cách nhân thứ hai.
Cách nhân thứ hai: (SGK)
Hoạt đông 3: ÁP DỤNG (25')
GV:Đưa đề bài tập ?2 và ? 3 lên bảng phụ cho HS quan sát.
HS: Hoạt động trên bảng con.
GV: Thu bảng con của vài HS và cùng học sinh nhận xét.
GV: Yêu cầu học sinh là bài tập 7a và 8a trong SGK.
HS: Lên bảng thực hiện, dưới lớp làm vào vở.
GV: Nhận xét và sửa sai.
GV: viết đề bài tập 9 lên bảng phụ
Giá trị của x và y
Giá trị của biểu thức
(x- y)(x2 + xy +y2)
x= -10; y = 2
x = -1; y = 0
x = 2; y = -1
Yêu cầu HS đứng tại chổ điền vào ô trống về giá trị của biểu thức.
?2 Làm tính nhân.
a) (x+3)(x2 + 3x - 5)=
=x(x2 + 3x - 5) + 3(x2 + 3x - 5) 
=x3 +3x2 -5x + 3x2+ 9x -15 
=x3 + 6x2 + 4x - 15
b) (xy - 1)(xy + 5) 
 =xy(xy + 5) - 1(xy + 5) 
 =x2y2 + 5xy -xy -5 = x2y2 + 4xy – 5
? 3 Diện tích hình chữ nhật là:
(2x + y)(2x - y) = (2x)2 - y2 = 4x2 - y2
Áp dụng. x=2,5 ; y = 1
 S = 4.(2,5)2 - 12 = 5 
Bài (7a) 
 (x2 - 2x + 1)(x - 1) = x3 - x2 +3x - 1
Bài ( 8a) 
 (x2y2 - xy + 2y)(x - 2y) 
x3y3 - x2y + 2xy =2x2y3 + xy2 - 4y2
Bài 9 
Giá trị của x và y
Giá trị của biểu thức
(x- y)(x2 + xy +y2)
x= -10; y = 2
-992
x = -1; y = 0
-1
x = 2; y = -1
9
Hoạt động 4: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ ( 2’)
Hiểu và vận dụng thành thạo quy tắc nhân đa thức với đa thức.
Bài tập về nhà: 7b; 8b 10; 11 (SGK).
 - Làm bài tập 7,8,9(SBT).
- Hướng dẫn bài 11:
 + Thực hiện phép nhân đa thức với đa thức, chú ý dấu.
 + Thu gọn, kết quả cuối cùng không còn x là biểu thức không phụ thuộc vào biến x.
Ngày soạn :10 tháng 9 năm 2013
Ngày dạy :12 tháng 9 năm 2013
Tiết 3
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
 - Giúp HS củng cố và nắm chắc quy tắc nhân đa thức với đa thức.
 - Rèn kỹ năng thực hiện thành thạo nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức.
 - Rèn khả năng thực hiện nhanh nhẹn, chính xác .
II. CHUẨN BỊ
 GV: Phấn màu, bảng phụ .
 HS: b¶ng con, phiếu học tập	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: KIỂM TRA BÀI CŨ (6')
? Phát biểu quy tắc nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức. viết công thức tổng quát ? 
HS: Phát biểu quy tắc 
Tổng quát: A.(B + C) = A.B + A.C
(A + B).(C + D) = AC + AD + BC + BD
Hoạt động 2: LUYỆN TẬP (37')
Dạng 1 : Thực hiện phép tính.
Bài 10 .(SGK)
a)(x2 - 2x + 3)(x - 5)
b) (x2 - 2xy + y2)(x - y)
GV: Gọi hai HS thực hiện 
HS dưới lớp làm vào bảng con 
Dạng 2 :Chứng minh rằng giá trị của biểu thức sau không phụ thuộc vào biến x.
Bài 11 (SGK)
(x - 5)(2x + 3) - 2x(x - 3) + x + 7
? Với yêu cầu của bài toán ta phải làm gì?
? Khi nào một biểu thức không phụ thuộc vào giá trị của biến?
Bài 10 .
Thực hiện phép tính.
a) (x2 - 2x + 3)(x - 5) 
= x(x2 - 2x + 3) - 5(x2 - 2x + 3) 
=x3 - x2 +x - 5x2 + 10x - 15 
=x3 - 6x2 + x - 15
b) (x2 - 2xy + y2)(x - y) 
= x(x2 - 2xy + y2) - y(x2 - 2xy + y2) 
= x3 - 2x2y + xy2 - yx2 + 2xy2 - y3 
= x3 - 3x2y + 3xy2 - y3
Bài 11
HS: Thực hiện các phép tính trên đa thức và rút gọn.
Ta có:
(x - 5)(2x + 3) - 2x(x - 3) + x + 7 
= 2x2 + 3x - 10x - 15 - 2x2 + 6x +x+7 
GV:Yêu cầu HS lên bảng thực hiện
GV: Muốn chứng minh một biểu thức không phụ thuộc giá trị của biến ta biến đổi sau cho kết quả cuối cùng không còn biến đó
Dạng 3 : Tính giá trị của biểu thức .
Bài 12 (SGK)
P = (x2 - 5)(x + 3) + (x + 4)(x - x2) trong các trường hợp sau.
a) x = 0 ; b) x= 15
c) x = -15 ; d) x = 0,15
GV: Cho học sinh hoạt động theo nhóm 
HS: Thực hành trên bảng con
GV: thu vài bảng con và nhận xét.,
Dạng 4 : Tìm x biết
Bài 13 (SGK)
(12x - 5)(4x - 1) + (3x - 7)(1 - 16x) = 81
? Để tím xem x bằng bao nhiêu ta thực hiện như thế nào?
GV: Yêu cầu HS lên thực hiện.
GV:Nhận xét và sửa sai.
Bài 14 (SGK)
Tìm ba số tự nhiên liên tiếp,biết tích hai số sau lớn hơn tích hai số đầu là 192.
? Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
? Nếu gọi số thứ nhất là n - 1, thì số thứ hai, thứ ba là gì?
? Theo đề bài ta có điều gì?
GV: Đây là bài toán tìm n thỏa điều kiện cho trước.
Gọi một học sinh lên bảng giải.
? Hãy nhận xét bài làm của bạn.
= -15 +7 = -8
Vậy biểu thức không phụ thuộc vào biến x.
Bài 12
Ta có: P = (x2 - 5)(x+3) + (x+4)(x-x2) 
 = x3 - 5x + 3x2 - 15 +x2 - x3 + 4x - 4x2
 = -x - 15
a) x = 0 thì P = 15
b) x=15 thì P = -30
c) x= -15 thì P = 0
d) x = 0,15 thì P = - 15,15
Bài 13
Tìm x biết :
(12x - 5)(4x - 1) + (3x - 7)(1 - 16x) = 81
Û48x2-12x- 20x+5 +3x -48x2-7 +112x =81
Û 83x = 83 
Û x = 1.
Bài 14.
Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị?
3 số tự nhiên liên tiếp là: n-1, n, n+1
Ta có: n(n+1) - n(n-1) = 192
Þ n = 96
Vậy ba số cần tìm là : 95; 96;97
Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ ( 2’)
Xem lại các bài tập đã làm.
Ôn lại các quy tắc: Nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức.
 - Làm bài tập 15(Sgk) và 10(SBT).
 - Tính các tích sau: a) (a + b)(a + b). b) (a - b)(a - b).
 c) (a - b)(a + b).

File đính kèm:

  • doc1,2,3.doc