Giáo án Đại số 7 tiết 60- Đa thức một biến
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS biết ký hiệu đa thức 1 biến và biết sắp xếp đa thức theo luỹ thừa giảm, tăng của biến.
2. Kĩ năng: Tìm bạc hệ số, hệ số cao nhất, hệ số tự đồng dạng của đa thức 1 biến.
3. Thái độ: Biết kí hiệu giá trị của đa thức tại một giá trị cụ thể của biến.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: bảng phụ.
2. HS: ôn kiến thức cũ.
Tuần 28 Tiết 60 Ngày soạn: 28/3/08 Ngày dạy: 31/3/08 ĐA THỨC MỘT BIẾN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: HS biết ký hiệu đa thức 1 biến và biết sắp xếp đa thức theo luỹ thừa giảm, tăng của biến. 2. Kĩ năng: Tìm bạâc hệ số, hệ số cao nhất, hệ số tự đồng dạng của đa thức 1 biến. 3. Thái độ: Biết kí hiệu giá trị của đa thức tại một giá trị cụ thể của biến. II. CHUẨN BỊ 1. GV: bảng phụ. 2. HS: ôn kiến thức cũ. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ GHI BẢNG Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’) - Cho 2 HS lên bảng làm bài tập. Tìm bậc của đa thức tổng. - GV quan sát HS cả lớp làm bài - Cho HS dưới lớp nhận xét. a/ Tính tổng của 2 đa thức. (5x2y-5xy2+xy)+(xy-x2y2+5xy2) = 5x2y-5xy2+xy + xy-x2y2+5xy2 = 5x2y+2xy- x2y2 -> Đa thức có bậc là 4 b/ (x2+y2+z2)+(x2-y2+z2)= x2+y2+z2 + x2-y2+z2 =2x2+2z2 -> Đa thức có bậc là 2 Hoạt động 2: Đa thức một biến (15’) - Hãy cho biết mỗi đa thức sau có mấy biến ? - Tìm bậc của mỗi đa thức ? - GV treo bảng phụ ghi đề bài: Viết các đa thức của biến x ? - GV cho HS nắm cách viết đa thức 1 biến. - Giá trị của đa thức tại 1 giá trị cụ thể của 1 biến: Tính A(-1); B(2) - Yêu cầu HS làm Bài ?2 Tìm bậc của đa thức A(x); B(x) ở trên? - GV cho HS nắm lại khái niệm bậc của đa thức một biến - Đa thức 5x2y-5xy2+xy có 2 biến x và y. bậc 3. - Đa thức xy-x2y2+5xy2 có 2 biến x và y; bậc 4. - HS cho ví dụ. - 2 HS lên bảng, cả lớp cùng làm. A(x) có bậc 2 B(x) có bậc 6 - HS đọc khái niệm. 1. Đa thức một biến : Ví dụ : A= 7y2 -3y+ là đa thức của biến y. B = 2x5-3x+4x6+ là đa thức của biến x. ?1 A(-1) = 7(-1)2-3.(-1)+ = 10 B(2) =2. 25-3. 22+4. 26+= 242 * Khái niệm bậc của đa thức 1 biến: là số mũ lớn nhất của biến trong đa thức đó. Hoạt động 3: Sắp xếp một đa thức (10’) - Yêu cầu HS tự đọc SGK và thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau. + Để sắp xếp các hạng tử của 1 đa thức trước hết ta làm gì ? + Có mấy cách sắp xếp? - Yêu cầu HS thực hiện ?3 - Yêu cầu HS thực hiện ?4 - GV cho HS nắm chú ý - HS đọc SGK - HS thảo luận nhóm và ghi câu trả lời vào bảng nhóm. - HS thực hiện ?3 và 2 HS lên sắp xếp đa thức B(x) theo 2 cách . - HS thực hiện ?4 2 HS lên sắp xếp 1 đa thức. 2. Sắp xếp một đa thức: Vd : P(x)= 6x+3-6x2+x3+2x4 Sắp xếp P(x) theo luỹ thừa giảm dần của biến. P(x)=2x4+x3-6x2+6x+3 Sắp xếp P(x) theo luỹ thừa tăng dần của biến. P(x)=3+6x-6x2+x3+2x4 Chú ý : SGK/42 Hoạt động 4: Hệ số (5’) - GV giới thiệu hệ số của đa thức. - GV cho HS nắm chú ý. - HS lắng nghe và ghi bài. 3. Hệ số: Ví dụ: P(x)=2x4+x3-6x2+6x+3 - Có 2 là hệ số của luỹ thừa bậc cao nhất của biến -> 2 là hệ số cao nhất. - Số 3 là hệ số của luỹ thừa bậc 0 còn gọi là hệ số tự do. Chú ý: SGK/ 43 Hoạt động 5: Củng cố (7’) - Cho HS làm bài 39/ 43 SGK - Quan sát cả lớp làm bài. - 1 HS lên bảng, cả lớp cùng làm vào vở. - HS nhận xét, sửa bài. Bài 39/43 SGK: P(x) = 2 + 5x2 – 3x3 + 4x2 – 2x–x3+6x5 a/ Thu gọn: P(x) = 6x5 – 4x3 + 9x2 – 2x + 2 b/ Các hệ số tương ứng: Hệ số của luỹ thừa bậc 5 là 6 Hệ số của luỹ thừa bậc 3 là -4 Hệ số của luỹ thừa bậc 2 là 9 Hệ số của luỹ thừa bậc 1 là -2 Hệ số tự do là 2. Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà (3’) - Nắm vững cách sắp xếp, kí hiệu đa thức - Biết tìm bậc và hệ số của đa thức. - BTVN: 40, 41, 42, 43/ 43 SGK.
File đính kèm:
- TIET60.doc