Giáo án Đại số 7 tiết 55 Bài 4- Đơn thức đồng dạng

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS hiểu thế nào là 2 đơn thức đồng dạng.

2. Kĩ năng: Biết cộng trừ các đơn thức đồng dạng.

3. Thái độ: HS có ý thức quan sát đặc điểm của các đơn thức.

II. CHUẨN BỊ

1. GV: bảng phụ.

2. HS: bảng nhóm.

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2499 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 7 tiết 55 Bài 4- Đơn thức đồng dạng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
Tiết 55
Ngày soạn: 14/3/08 
Ngày dạy: 17/3/08
Bài 4
ĐƠN THỨC ĐỒNG DẠNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS hiểu thế nào là 2 đơn thức đồng dạng.
2. Kĩ năng: Biết cộng trừ các đơn thức đồng dạng.
3. Thái độ: HS có ý thức quan sát đặc điểm của các đơn thức.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: bảng phụ.
2. HS: bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- HS 1 : thế nào là 2 đơn thức?
Cho ví dụ về 1 đơn thức bậc 4 có biến x, y, z.
Làm 18a/12 SBT.
- HS 2 : thế nào là bậc của đơn thức có hệ số khác 0 ?
Muốn nhân 2 đơn thức ta làm thế nào ?
Làm 17/12 SBT
- GV nhận xét, cho điểm.
- Dẫn vào bài mới.
- HS trả lời và cho VD
Bài 18a/12 SBT :
5x2y2=5.(-1)2.()2= =1
- HS 2 :trả lời
Bài 17/12 SBT :
- xy2z . (-3x2y)2= - xy2z. 9x4y2= -6x5y4z
Hoạt động 2: Đơn thức đồng dạng (12’)
- GV treo bảng phụ ghi ?1
Yêu cầu HS thực hiện theo yêu cầu bài ?1 hoạt động theo nhóm.
- GV các đơn thức viết theo yêu cầu a là đơn thức đồng dạng.
- Vậy 2 đơn thức như thế nào được gọi là đồng dạng ?
- GV cho HS nắm chú ý
Hai đơn thức sau có đồng dạng hay không ? vì sao ?
a/ 5x2y và 5xy2
b/ (xy)2 và xy2
- GV nêu phần chú ý cho HS nắm.
- HS hoạt động theo nhóm.
- Đại diện của 1 nhóm trình bày.
- Hai đơn thức có hệ số khác 0 và có phần biến giống nhau.
- Các đơn thức này không đồng dạng, vì phần biến khác nhau.
1. Đơn thức đồng dạng :
a/ Khái niệm :Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác 0 và có cùng phần biến.
b/ Ví dụ :
2x3y2 ; -5x3y2 ; x3y2 là các đơn thức đồng dạng.
c/ Chú ý : Các số khác 0 được coi là những đơn thức đồng dạng.
Hoạt động 3: Cộng, trừ đơn thức đồng dạng (18’)
- Aùp dụng tính chất giao hoán, kết hợp phân phối của phép nhân đối với phép cộng, trừ hãy tính :
5x+3x= ? 5x-3x= ?
 5x và 3x là 2 đơn thức như thế nào ?
- Từ đó hãy dự đoán cộng, trừ 2 đơn thức đồng dạng ?
- Yêu cầu tính tổng hoặc hiệu của các đơn thức sau :
2x2y + x2y 
3xy2 – 7xy2
- GV yêu cầu HS làm bài 16 SGK
5x+3x=(5+3)x=8x
5x-3x = (5-3)x=2x
5x và 3x là 2 đơn thức đồng dạng
- HS trả lời
- HS tự làm và lần lượt trình bày trên bảng.
- 1 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở
2. Cộng trừ các đơn thức đồng dạng:
a/ Ví dụ :
5x+3x=(5+3)x=8x
5x-3x = (5-3)x =2x
b/ Quy tắc : SGK/34
c/ Aùp dụng : Tính
2x2y+x2y=(2+1)x2y= 3x2y
3xy2-7xy2=(3-7)xy2= -4xy2
25xy2 + 55xy2 + 75xy2
= (25 + 55 + 75)xy2 = 155xy2
Hoạt động 4: Củng cố (7’)
- GV treo bảng phụ bài 18/ 35 SGK, cử mỗi dãy 4 HS lên bảng làm toán thi. 
- HS nhận xét, cùng HS đánh giá, tuyên dương đội thắng.
- Mỗi dãy cử 4 HS lên làm toán nhanh. Mỗi đội chỉ có 1 viên phấn, sau khi người thứ nhất làm xong thì người thứ 2 mới lên và tiếp tục cho đến hết. Đội nào tìm ra ô chữ trước được cộng 1 điểm, mỗi câu đúng được 1 điểm, đọc đúng tên tác giả được 1 điểm.
Ô chữ: LÊ VĂN HƯU 
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà (3’)
- Học thuộc bài, xem lại các ví dụ.
- BTVN : 19, 20, 21, 22, 23/36 SGK

File đính kèm:

  • docTIET55.doc
Giáo án liên quan