Giáo án Đại số 7 tiết 33: Luyện tập §6, §7

ĐẠI SỐ 7 :

TIẾT 33 LUYỆN TẬP §6 , §7

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức :

+ Khắc sâu kiến thức về mặt phẳng tọa độ , đồ thị hàm số y = ax ( a ≠ 0 )

2. Kĩ năng :

+ Biểu diễn điểm trên mặt phẳng tọa độ

+ Vẽ đồ thị hàm số y = ax ( a ≠ 0 )

+ Thu thập thông tin qua đồ thi hàm số

3. Thái độ và năng lực :

 + Phát triển năng lực tự học , học hợp tác , năng lực ngôn ngữ , năng lực làm việc cá nhân

 

docx6 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 721 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 7 tiết 33: Luyện tập §6, §7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI SỐ 7 : 
TIẾT 33 	LUYỆN TẬP §6 , §7
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : 
+ Khắc sâu kiến thức về mặt phẳng tọa độ , đồ thị hàm số y = ax ( a ≠ 0 )
2. Kĩ năng :
+ Biểu diễn điểm trên mặt phẳng tọa độ 
+ Vẽ đồ thị hàm số y = ax ( a ≠ 0 )
+ Thu thập thông tin qua đồ thi hàm số 
3. Thái độ và năng lực :
	+ Phát triển năng lực tự học , học hợp tác , năng lực ngôn ngữ , năng lực làm việc cá nhân 
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Giáo viên: Máy tính , máy chiếu , phiếu học tập 
2. Học sinh: Bảng phụ , bút , 
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
-Phối hợp các phương pháp dạy học như : vấn đáp , luyện tập thực hành , dạy học phát triển năng lực học sinh
IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
A/ KTBC : ( 7 phút ) 
GV: Yêu cầu HS thực hiện các nội dung : 
Câu 1 : Trên mặt phẳng tọa độ Oxy ( hình vẽ ) có các điểm M, N , P . 
a/ Viết tọa độ các điểm M , N , P ?
b/ Nêu cách biểu diễn điểm K(3 ; 4) trên mặt phẳng tọa độ Oxy ?
HS1: Lên bảng thực hiện yêu cầu 1a .
HS2 : Lên trình bày và chỉ trên màn hình yêu cầu 1b . 
HS: Dưới lớp nhận xét , bổ sung nếu có . 
GV: Đưa tiếp câu 2 : 
? : Nêu các bước vẽ đồ thị hàm số y = ax ( a ≠ 0 )
HS: Đứng tại chỗ trình bày , HS khác nhận xét .
GV: Nhắc lại các bước vẽ đồ thị và trình chiếu một ví dụ minh họa cụ thể 
*/ Các bước vẽ đồ thị hàm số :
y = ax ( a ≠ 0 )
Bước 1 : Trên mặt phẳng tọa độ . Xác định một điểm thuộc đồ thị hàm số khác gốc tọa độ O .
Bước 2 : Vẽ đường thẳng đi qua gốc tọa độ O và điểm vừa xác định trên mặt phẳng tọa độ.
Ví dụ minh họa: Vẽ đồ thị hàm số y = 23 x
Cho x = 3 => y = 2 ta có D(3 ; 2) thuộc đồ thị hàm số y = 23 x
Vậy đường thẳng OD là đồ thị hàm số y = 23 x
ĐVĐ : Qua phần trên ta đã nhắc lại một số kiến thức của các bài §6 , §7 
Để hiểu kỹ hơn về các kiến thức trên thầy và trò chúng ta hôm nay sẽ cùng nhau luyện tập ở hai bài học này .
GV : Ghi đầu bài và tiêu đề phần 1 
B/ BÀI MỚI : 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1 : KIẾN THỨC CẦN NHỚ ( 1 phút )
GV: Ghi tiêu đề của mục và yêu cầu HS xem trong SGK 
Sgk
Hoạt động 2 : LUYỆN TẬP ( 32 phút )
GV : Để phát triển năng lực làm việc độc lập , kỹ năng tính toán , giáo viên đưa ra bài tập 1 .
Bài tập 1 : 
Đường thẳng OA trong hình vẽ là đồ thị hàm số 
y = f(x) = ax .
a/ Hãy xác định hệ số a 
HS: Đọc đề bài ( tự đọc ) và yêu cầu a của GV .
? : Bài toán cho biết gì ? Yêu cầu làm gì ?
? : Để xác định hệ số a của hàm số ta làm như thế nào ?
Trường hợp HS chưa phát hiện ra cách làm thì gợi ý :
? : Từ công thức y = ax muốn tìm a ta cần xác định được những giá trị nào ?
? : Nhận xét vị trí của điểm A với đồ thị hàm số ?
? : Điểm A thuộc đồ thị hàm số ta có điều gì ?
? : Vậy muốn tìm hệ số a ta làm như thế nào ? 
GV: Chốt lại cách làm :
B1: Xác định tọa độ điểm A thuộc đồ thị hàm số 
B2: Thay tọa độ điểm A vào công thức của hàm số để tìm a .
HS: Thực hiện ra vở , HS lên bảng trình bày .
GV: Sau khi HS hoàn thành phần a thì đưa tiếp phần b , c
HS: Lên bảng trình bày và chỉ trên hình . Nếu học sinh không thực hiện được GV hướng dẫn câu b , HS làm tương tự câu c .
GV: Nhấn mạnh lại qua hiệu ứng trên máy 
GV: Giới thiệu về giá trị hàm số tại giá trị của biến thông qua hiệu ứng trên máy từ đó định hướng để học sinh về nhà làm bài tập 44/SGK .
GV: Chốt kiến thức và chuyển ý : 
+ Qua bài tập 1 ta thấy nếu biết đồ thị của hàm số y = ax thì xác định được công thức của nó . 
+ Việc xác định hệ số a cần thực hiện rõ hai bước như trên đã nói .
GV:Vậy ngược lại biết công thức ta vẽ đồ thị như thế nào . Các em sang bài tập số 2 
GV: Viết đề bài lên bảng đồng thời đưa lại các bước vẽ và ví dụ minh họa (ở phần KTBC) lên máy chiếu .
HS: Quan sát để hình dung lại các bước vẽ 
Bài tập 2 : 
a/ Vẽ đồ thị hàm số y = -0,5x . 
b/ Vẽ đồ thị hàm số y = 43 x
GV: Yêu cầu HS dưới lớp hoạt động cá nhân , chia làm hai dãy để thực hiện :
+ Dãy ngoài làm phần a trước b sau , dãy trong làm phần b trước a sau .
GV: Gọi 2 HS đại diện hai dãy lên bảng vẽ trên bảng phụ có lưới ô vuông .
GV: Sau khi HS hoàn thành vẽ đồ thị , GV cho HS dưới lớp nhận xét bài .
GV : Chốt kiến thức : 
+ Khi vẽ đồ thị cần chú ý thực hiện đủ hai bước như trên
+ Lưu ý khi xác định điểm thuộc đồ thị ta nên chọn giá trị của x hợp lý để tính y là số nguyên => thuận tiện cho việc biểu diễn điểm trên mặt phẳng tọa độ .
GV: Nhằm phát triển năng lực làm việc theo nhóm, kỹ năng khai thác thông tin từ các đồ thị , năng lực ngôn ngữ và tích hợp kiến thức liên môn ,giáo viên đưa bài tập 3 : 
Bài tập 3 : 
Đoạn thẳng OA là đồ thị biểu diễn chuyển động của người đi bộ và đoạn thẳng OB là đồ thị biểu diễn chuyển động của người đi xe đạp . Mỗi đơn vị trên trục Ot biểu thị một giờ , mỗi đơn vị trên trục OS biểu thị 10 ki lô mét . Qua đồ thị em hãy cho biết :
a/ Thời gian chuyển động của người đi bộ , của người đi xe đạp .
b/ Quãng đường của người đi bộ , của người đi xe đạp .
c/ Vận tốc (km/h ) của người đi bộ , của người đi xe đạp .
HS : Thảo luận theo nhóm , trình bày ra bảng nhóm 
GV: Sau khi học sinh thao luận làm ra bảng nhóm , yêu cầu HS treo kết quả trên bảng và GV cho HS tập trung nhận xét một nhóm , các nhóm còng lại thì HS nhóm này nhận xét nhóm kia .
HS: Các nhóm khác theo dõi , nhận xét , bổ sung ý kiến 
GV: Giới thiệu đây là một ứng dụng thực tế của đồ thị hàm số , giới thiệu thêm một vài hình ảnh khác 
GV : Chốt kiến thức : Ứng dụng thực tế của đồ thị hàm số :
+ Từ các hình ảnh về đồ thị đơn giản có thể cung cấp cho ta nhiều thông tin chính xác 
+ Có thể truyền tải nhiều thông tin chỉ qua một đồ thị rất đơn giản 
Bài tập 1 : (42/SGK)
Ta có : A(2;1) thuộc đồ thị hàm số 
Thay x = 2 , y = 1 vào công thức hàm số ta được :
1 = a.2 => a = 12 
Bài 2 : 
a/ Hàm số y = - 0,5 x
Cho x = 2 => y = -1 ta có A(2;-1) thuộc đồ thị hàm số
Vậy đường thẳng OA là đò thị hàm số .
b/ Hàm số y = 43 x
Cho x = 3 => y = 4 ta có B(3;4) thuộc đồ thị hàm số
Vậy đường thẳng OB là đồ thị hàm số
Bài 3 ( 43/SGK)
Hoạt động 3 : CỦNG CỐ ( 2 phút )
GV: Qua bài học hôm nay thầy và trò chúng ta đã củng cố lại các vấn đề như :
*/Cách xác định hệ số a của hàm số y = ax ( a ≠ 0) :
*/Cách vẽ đồ thị hàm số y = ax ( a ≠ 0 )
*/Thấy được ứng dụng rất hữu ích của đồ thị hàm số trong cuộc sống .
C/ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC : ( 3 phút )
Vận dụng bài tập 1 làm bài 54/SBT/77
Vận dụng bài tập 2 làm bài tập 53/SBT/77
Vận dụng bài tập còn lại là các bài 56,57/SBT/79
Ôn tập các câu hỏi ôn tập chương II ( Từ câu 1 đến câu 4 )
- Nghiên cứu bài và chuẩn bị trước các bài trong phần ôn tập .
D/ RÚT KINH NGHIỆM :

File đính kèm:

  • docxTiet 33 Luyen tap Dai 7 Thi GVG TP.docx
Giáo án liên quan