Giáo án Đại số 10 tiết 51 đến 56

§ 4 DẤU CỦA NHỊ THỨC BẬC NHẤT

 I/ Mục tiêu:

1/ Về kiến thức:

- Nắm vững định lí về dấu của nhị thức bậc nhất và ý nghĩa hình học của nó

- Cách xét dấu tích, thương những nhị thức bậc nhất

- Cách bỏ giá trị tuyệt đối trong biểu thức có chứa giá trị tuyệt đối của những nhị thức bậc nhất.

2/ Về kỹ năng:

- Thành thạo các bước xét dấu nhị thức bậc nhất

- Biết cách lập bảng xét dấu để giải bất phương trình tích và bất phương trình chứa ẩn ở mẫu thức.

- Biết cách lập bảng xét dấu để giải các phương trình, bất phương trình một ẩn chứa giá trị tuyệt đối

3/ Về tư duy: Hiểu được cách chứng minh định lý về dấu nhị thức bậc nhất; Biết qui lạ về quen

 4/ Về thái độ: Cẩn thận, chính xác; Bước đầu hiểu được ứng dụng của định lý vầ dấu

 

doc15 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 732 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 10 tiết 51 đến 56, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c/ ( - ; -1) U [1;4]	 d/ ( - ; -1] U [1;4]
Bài tập về nhà: Các bài tập trong phần luyện tập
Tuần 22
Tiết 52
NS:24/01/2010 
ND:25/01/2010
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu: 
	Giúp HS vận dụng được định lý về dấu của nhị thức bậc nhất để giải và biện luận các bpt qui về bậc nhất
II/ Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, kết hợp chia nhóm nhỏ học tập
III/ Tiến trình tiết học:
Kiểm tra bài cũ: Lồng vào các hoạt động học tập của giờ học
*Hoạt động 1: Luyện tập giải và biện luận các bpt đưa được về dạng ax + b >0 , ax + b < 0, 
ax + b ≥ 0, ax + b £ 0.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Kiểm tra kiến thức của học sinh về phần này
- Giao cho học sinh làm bài tập 1d
- Sửa chữa những sai sót của HS sau khi các HS cho những nhận xét
- Trả lời lý thuyết
- Trình bày lời giải trên bảng
- Các HS khác theo dòi bài giải trên bảng để cho nhận xét
* Hoạt động 2: Luyện tập giải các bpt tích và thương
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Yêu cầu HS nêu từng bước giải của 2 dạng toán này
- Yêu cầu 2 HS giải bài tập 37a, 38d
- Trong khi 2 HS lên bảng giải giáo viên kiểm tra bài cũ các HS khác
- Trả lời
- HS chuẩn bị và lên bảng trình bày lời giải
- HS cho nhận xét và sửa chữa sai sót theo giáo viên
* Hoạt động 3: Luyện tập giải pt và bpt có chứa giá trị tuyệt đối
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Gọi 2 HS khá trình bày cách giải dạng toán và lên bảng trình bày lời giải bài tập 40a, 40b
- Sửa chữa kịp thời những sai sót của HS
- Trả lời và trình bày lời giải trên bảng
- Các HS khác theo dõi bài làm của bạn và sự chuẩn bị của giáo viên
* Hoạt động 4 : Giải và biện luận bpt tích và thương có chứa tham số
Giải và biện luận hệ bpt gồm các bpt tích và thương liên quan đến nhị thứcbậc nhất
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Yêu cầu HS đọc đề bài tập 38,41
- Giáo viên gợi ý HS phải xét các trường hợp nào đối với từng bài
- Gọi 3 HS khá lên bảng trìng bày
- Sửa chữa những sai sót trong các bài giải của HS
- Đọc đề
- Lắng nghe sự gơị ý của giáo viên và chuẩn bị lời giải
- Các HS được giao nhiệm vụ lên bảng trình bày
- Các HS khác theo dõi để cho nhận xét
*Hoạt động 5: dặn dò đọc trước bài mới
Tuần 22
Tiết 53
NS: 24/01/2010
ND:25/01/2010
§ 5 BẤT PHƯƠNG TRÌNH VÀ HỆ BẤT PHƯƠNG TRÌNH
BẬC NHẤT HAI ẨN SỐ (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu khái niệm bất phương trình, hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn, nghiệm và miền nghiệm của nó. 
- Hiểu được việc xác định miền nghiệm của bất phương trình, hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn trên mặt phẳng toạ độ cũng là giải bất phương trình, hệ bất phương trình đã cho.
2. Kĩ năng
	- Biết cách xác định miền nghiệm của bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
	- Biết cách giải bài toán quy hoạch tuyến tính đơn giản.
3. Tư duy - Thái độ
- Cẩn thận, chính xác.
- Rèn luyện tính tự học.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Thước kẻ, phấn màu
2. Học sinh: Ôn tập kiến thức cũ, máy tính điện tử fx - 500MS, fx - 570 MS 
III. PHƯƠNG PHÁP: Phương pháp vấn đáp - gợi mở. Đặt vấn đề.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Giải và biện luận các bất phương trình sau:
a. (2x - )(x - m) > 0 ; b. 
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
Trình bày đạt được các ý cơ bản:
a) Bất phương trình đã cho tương đương với
b) Nếu m < thì 
S = (- ¥ ; 2m - 1) È 
Nếu m = thì 
 S = (- ¥ ; ) È ( ; + ¥)
Nếu m > thì
S = 
- Gọi hai học sinh trình bày bài giải đã chuẩn bị ở nhà.
- Gọi học sinh nhận xét bài giải của bạn.
- Củng cố:
+ Định lí về dấu của nhị thức bậc nhất.
+ Giải bất phương trình dạng tích, thương, bất phương trình có chứa ẩn ở trong dấu giá trị tuyệt đối.
- Nhận xét, sửa chữa sai sót của học sinh trong trình bày bài giải.
3. Bài mới
* Hoạt động 1: Giới thiệu định nghĩa bpt bậc nhất 2 ẩn số và miền nghiệm của nó
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
- Học sinh tiếp thu và ghi chép kiến thức mới
- Thảo luận và cho ví dụ
- Giới thiệu cho HS định nghĩa bpt bậc nhất 2 ẩn số và miền nghiệm của bpt
- Yêu cầu HS cho vài ví dụ về bpt bậc nhất 2 ẩn số và thử tìm một số nghiệm của bpt
*Hoạt động 2: Giới thiệu cách xác định miền nghiệm của bpt bậc nhất 2 ẩn số
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
- Học sinh hiểu và chép định lý
- Thảo luận và đưa ra các bước xác định miền nghiệm
- Ghi chép lại các bước sau khi giáo viên đã chỉnh sửa
- Giới thiệu HS định lý
- Yêu cầu Hs từ định lý thử rút ra các bước để xác định miền nghiệm
- Chỉnh sửa lại và cho HS chi chép các bước
- Chú ý cho HS từng trường hợp bpt có miền nghiệm là nửa mặt phẳng kể cả bờ
*Hoạt động 3: Củng cố kiến thức thông qua ví dụ
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
- HS đọc đề bài và thảo luận theo nhóm
- Đại diện 1 HS lên bảng trình bày
- Các HS khác theo dõi và cho nhận xét
- Xác định miền nghiệm của bpt sau:
 x - 2 + 2(y-1) ≥ 2x +4
- Theo dõi hoạt động của các nhóm và sửa chữa kịp thời những sai sót
- Gọi 1 HS lên bảng trình bày
- Chỉnh sửa lại bài giải của HS cho hợp lý nếu cần
* Hoạt động 4: Giới thiệu cách tìm miền nghiệm của hệ bpt bậc nhất 2 ẩn số ( như SGK) 
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- Tìm tập nghiệm.
- Tiếp nhận kiến thức về:
+ Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
+ Xác định miền nghiệm của hệ các bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
- Tìm miền nghiệm của hệ 
- Hướng dẫn học sinh thực hiện: Tìm miền nghiệm của từng bất phương trình, sau đó tìm phần giao của các tập nghiệm.
* Hoạt động 5: Củng cố thông qua ví dụ
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
- Đọc câu hỏi H2 và thảo luận
- Đại diện các HS lên tìm miền nghiệm của từng bpt
- Các HS khác nhận xét
- Chỉnh sửa nếu có sự sửa chữa của giáo viên
- Yêu cầu HS thảo luận và làm hoạt động H2
- Gọi từng Hs lên bảng xác định miền nghiệm của từng bpt từ đó có miền nghiệm của hệ
4. Dặn dò: làm bài tập sgk và đọc trước phần còn lại của bài
Tuần 22 
Tiết 54
NS: 26/01/2010
ND:27/01/2010
§5. BẤT PHƯƠNG TRÌNH VÀ HỆ BẤT PHƯƠNG TRÌNH
BẬC NHẤT HAI ẨN (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
	- Hiểu khái niệm bất phương trình, hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn, nghiệm và miền nghiệm của nó.
	- Hiểu được việc xác định miền nghiệm của bất phương trình, hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn trên mặt phẳng toạ độ cũng là giải bất phương trình, hệ bất phương trình đã cho.
2. Kĩ năng
	- Biết cách xác định miền nghiệm của bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn
	- Biết cách giải bài toán quy hoạch tuyến tính đơn giản.
3. Tư duy - Thái độ
	- Cẩn thận, chính xác.
	- Rèn luyện tính tự học.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Thước kẻ, phấn màu
2. Học sinh: Sách giáo khoa. Máy tính điện tử fx - 500MS, fx - 570 MS
III. PHƯƠNG PHÁP: Đặt vấn đề, vấn đáp - gợi mở
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
HOẠT ĐỘNG 1: Câu hỏi kiểm tra bài cũ.
 Xác định miền nghiệm của các bất phương trình hai ẩn 2x - y + - 2 ≤ 0
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 2: Một ví dụ áp dụng vào bài toán kinh tế. Sử dụng hình 4.7 trang 132 của SGK được vẽ trên giấy khổ A0, treo trên bảng.
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- Đọc, nghiên cứu và thảo luận bài toán theo nhóm được phân công.
- Trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Tiếp nhận cách giải bài toán quy hoạch.
- Tổ chức cho học sinh đọc và nghiên cứu bài toán theo nhóm học tập.
- Phát vấn kiểm tra sự đọc hiểu của học sinh.
- Cho học sinh tiếp nhận thuật toán giải bài toán quy hoạch tuyến tính.
4. Củng cố
Hướng dẫn bài tập 43 trang 132 SGK: 
Xác định miền nghiệm của các bất phương trình hai ẩn:
 Biến đổi hệ đã cho về dạng và biểu diễn được miền nghiệm trên mặt phẳng toạ độ như hình 1.
4.Bài tập về nhà: Làm các bài tập còn lại trongSGK
Tuần 23
Tiết 55
NS: 29/01/2010
ND:01/02/2010
BÀI TẬP
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Biết cách xác định miền nghiệm của bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
- Hiểu được bản chất của việc giải bất phương trình, hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn, ý nghĩa hình học của miền nghiệm của chúng trên mặt phẳng toạ độ.
- Thấy được việc áp dụng toán trong thực tiễn.
2. Kĩ năng
- Thành thạo xác định miền nghiệm của bất phương trình, hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn trên mặt phẳng toạ độ.
- Giải thành thạo được bài toán quy hoạch tuyến tính đơn giản.
3. Tư duy - Thái độ
- Cẩn thận, chính xác trong công việc xác định miền nghiệm trên mặt phẳng toạ độ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Thước kẻ, phấn màu
2. Học sinh: Ôn tập bài cũ 
III. PHƯƠNG PHÁP: Đặt vấn đề, pháp huy tính tích cực của học sinh
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới BÀI TẬP
Giáo viên: - Phát vấn
Câu hỏi 1: Nêu các bước xác định miền nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn ?
Câu hỏi 2: Nêu các bước xác định miền nghiệm của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn ?
Câu hỏi 3: Nêu các bước giải bài toán quy hoạch tuyến tính ?
Bài tập 47: Trang 135 SGK: Gọi (S) là tập các điểm trong mặt phẳng toạ độ thoả mãn hệ
a) Hãy xác định (S) để thấy rằng đó là một miền tam giác.
b) Trong (S), hãy tìm điểm có toạ độ (x ; y) làm cho biểu thức f(x ; y) = y - x có giá trị nhỏ nhất, biết rằng f(x ; y) có giá trị nhỏ nhất tại một trong các đỉnh của (S).
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Câu hỏi 1: hãy xác định miền nghiệm của hệ
Câu hỏi 2: Xác định toạ độ các đỉnh của tam giác 
Câu hỏi 3: Hãy thay các giá trị của đỉnh vào biểu thứ f(x,y) và tìm giá trị nhỏ nhất
+ Một HS lên xác định miền nghiệm
a) Miền nghiệm là miền tam giác ABC (kể cả biên) trong đó:A, B(4 ; 1) và C.
Vậy giá trị nhỏ nhất của f(x;y) là -3 đạt được tại B
.Bài tập 48:đề bài (sgk)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Câu hỏi 1: hãy xác định biểu thức của c
Câu hỏi 2:xác định hệ bất phương trình biểu diễn (S)
Câu hỏi 3: hãy biểu diễn miền nghiệm và tính chi phí mỗi ngày
HS thảo luận và trả lời các câu hỏi của giáo viên
Câu hỏi 1: c=9x+7,5y
Câu hỏi 2: 
Gợi ý trả lời câu hỏi 3
GV tự vẽ hình tại nhà và treo lên bảng.

File đính kèm:

  • docdai10t51 den 56.doc
Giáo án liên quan