Giáo án: Đại số 10 - Nâng cao tiết 58, 59: Bất phương trình bậc hai

Tiết: 58, 59

§7. BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI - TIẾT 1

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

 - Nắm vững cách giải bất phương trình bậc hai một ẩn, bất phương trình dạng tích, bất phương trình có chứa ẩn ở mẫu và hệ bất phương trình bậc hai.

2. Kĩ năng

 - Giải thành thạo các bất phương trình bậc hai, hệ bất phương trình bậc hai.

 - Giải thành thạo bất phương trình dạng tích, bất phương trình có chứa ẩn ở mẫu. Giải được một số bất phương trình có chứa tham số đơn giản.

 - Thành thạo trong việc tìm giao các tập nghiệm.

 - Hiểu và vận dụng được định lí về dấu của tam thức bậc hai trong bài toán giải bất phương trình.

 - Viết chính xác được tập nghiệm của bất phương trình.

2. Thái độ

 - Cẩn thận trong giải toán và trong trình bày bài giải.

 - Tích cực trong học tập.

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 712 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án: Đại số 10 - Nâng cao tiết 58, 59: Bất phương trình bậc hai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/01/2010
Tiết: 58, 59
§7. BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI - TIẾT 1
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
	- Nắm vững cách giải bất phương trình bậc hai một ẩn, bất phương trình dạng tích, bất phương trình có chứa ẩn ở mẫu và hệ bất phương trình bậc hai.
2. Kĩ năng
	- Giải thành thạo các bất phương trình bậc hai, hệ bất phương trình bậc hai.
	- Giải thành thạo bất phương trình dạng tích, bất phương trình có chứa ẩn ở mẫu. Giải được một số bất phương trình có chứa tham số đơn giản.	
	- Thành thạo trong việc tìm giao các tập nghiệm.
	- Hiểu và vận dụng được định lí về dấu của tam thức bậc hai trong bài toán giải bất phương trình.
	- Viết chính xác được tập nghiệm của bất phương trình.
2. Thái độ
	- Cẩn thận trong giải toán và trong trình bày bài giải.
	- Tích cực trong học tập.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Thước kẻ, phấn màu.
2. Học sinh: Ôn tập bài cũ, máy tính điện tử fx - 500MS, fx - 570 MS 
III. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp - gợi mở, đặt vấn đề
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Xét dấu các tam thức bậc hai sau:
	a. f(x) = 3x2 - 2x + 1 ; b. g(x) = - x2 + 4x - 1 ;
	c. h(x) = x2 - x + ; d. p(x) = (1 - )x2 - 2x + 1 + . 
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: Định nghĩa và cách giải
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- Tiếp nhận kiến thức về bất phương trình bậc hai (định nghĩa và cách giải).
- Thực hiện giải bài tập cho ở ví dụ 1 và hoạt động 1 trang 141, 142 của SGK.
- Thuyết trình định nghĩa và cách giải bất phương trình bậc hai một ẩn dạng:
 ax2 + bx + c > 0; ax2 + bx + c < 0 ;
 ax2 + bx + c ³ 0; ax2 + bx + c ≤ 0 .
- Tổ chức cho học sinh giải bài tập cho ở ví dụ 1 và hoạt động 1 trang 141, 142 của SGK.
HOẠT ĐỘNG 2: 	Bất phương trình tích, bất phương trình có chứa ẩn ở mẫu.
Ví dụ: Giải bất phương trình : ³ 0
Đặt vấn đề: Bất phương trình đã cho là bất phương trình có ẩn ở mẫu thức. Để tìm tập nghiệm của bất phương trình, ta tìm cách xét dấu biểu thức
f(x) =
Hướng dẫn học sinh lập bảng xét dấu của f(x)
Học sinh: Tiếp thu kiến thức về cách giải bất phương trình có ẩn ở mẫu thức. Cách lập bảng xét dấu của f(x). Cách đọc bảng xét dấu để lấy nghiệm của bất phương trình.
Kết quả đạt được: f(x) ³ 0 Û x Î (- ¥ ; - 2] È È (3 ; + ¥)
Giáo viên: Củng cố về cách giải bất phương trình có chứa ẩn ở mẫu. Cách lập bảng xét dấu và cách tìm tập nghiệm của bất phương trình từ bảng xét dấu.
HOẠT ĐỘNG 3: Hệ bất phương trình bậc hai.
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- Đọc, thảo luận ví dụ 4 trang 143 theo nhóm được phân công.
- Trả lời câu hỏi của giáo viên:
+ Giải từng bất phương trình của hệ.
+ Tìm giao các tập nghiệm của các bất phương trình để tìm tập nghiệm của hệ.
- Tiếp nhận cách giải và trình bày một hệ bất phương trình.
- Tổ chức cho học sinh đọc, thảo luận ví dụ 4 trang 143 theo nhóm học tập.
- Phát vấn kiểm tra sự đọc hiểu của học sinh:
+ Nêu cách giải hệ bất phương trình ?
+ Cách trình bày bài giải ?
4. Củng cố
Bài tập 1: Giải bất phương trình: (4 - 2x)(x2 + 7x + 12) < 0
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- Thực hiện bài tập: 
Xét dấu biểu thức
 f(x) = (4 - 2x)(x2 + 7x + 12)
Tìm được tập nghiệm 
S = (- 4 ; - 3) È (2 ; + ¥)
- Tiếp nhận kiến thức về giải bất phương trình dạng tích, thương các hàm bậc nhất, bậc hai.
- Gọi học sinh thực hiện bài tập.
- Củng cố: Giải bất phương trình dạng
 > 0, ³ 0, < 0, ≤ 0,
f(x). g(x) > 0, f(x). g(x) < 0, f(x). g(x) ≤ 0 và f(x). g(x) ³ 0 trong đó f(x), g(x) là các nhị thức bậc nhất hoặc bậc hai.
Bài tập 2: Giải bất phương trình: 
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- Thực hiện bài giải.
- Tìm được tập nghiệm 
 S = 
- Gọi học sinh thực hiện giải toán.
- Hướng dẫn: Đưa bất phương trình về dạng và xét dấu vế trái để tìm tập nghiệm
Bài tập 3: Tìm các giá trị của m để bất phương trình sau vô nghiệm:
f(x) = (m - 2)x2 + 2(m + 1)x + 2m > 0
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- Đọc, thảo luận ví dụ 4 trang 143 theo nhóm được phân công.
- Trả lời câu hỏi của giáo viên:
+ Xét m - 2 = 0.
+ Xét m - 2 ≠ 0, phải có .
- Tổ chức cho học sinh đọc, thảo luận ví dụ 5 trang 144 theo nhóm học tập.
- Phát vấn kiểm tra sự đọc hiểu của học sinh:
+ Điều kiện để f(x) ≤ 0 "x Î R ?
+ Định lí về dấu của tam thức bậc hai ?
5. Hướng dẫn về nhà: Bài tập SGK.

File đính kèm:

  • docTiet 58, 59.doc
Giáo án liên quan